Bài tập file word Sinh học 7 kết nối tri thức Ôn tập Chương 8: Cảm ứng ở sinh vật (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 8: Cảm ứng ở sinh vật (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHƯƠNG 8: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

(PHẦN 1 – 20 CÂU)

Câu 1: Trình bày khái niệm cảm ứng.

Trả lời:

Khái niệm: Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với các kích thích đến từ môi trường.

Câu 2: Cảm ứng ở sinh vật có vai trò gì?

Trả lời:

Vai trò: Cảm ứng giúp sinh vật thích ứng với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.

Câu 3: Con người đã ứng dụng các hiện tượng cảm ứng nào ở sinh vật trong trồng trọt?

Trả lời:

- Con người đã ứng dụng tính hướng sáng, hướng nước, hướng chất dinh dưỡng,… của các loài thực vật để có chế độ chiếu sáng, tưới nước, bón phân, làm giàn,… phù hợp với mỗi loài nhằm giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của con người.

- Con người cũng ứng dụng tập tính của các loài sâu bọ gây hại cho cây trồng như bướm, châu chấu, chuột,…để có các biện pháp đuổi và tiêu diệt chúng, bảo vệ cây trồng và mùa màng.

Câu 4: Nêu khái niệm tập tính.

Trả lời:

Khái niệm: Tập tính là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. Tập tính ở động vật rất đa dạng và phức tạp.

Câu 5: Tập tính được chia thành mấy nhóm?

Trả lời:

Phân loại: Tập tính ở động vật được chia thành 2 nhóm là tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

+ Tập tính bẩm sinh: là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. Ví dụ: Nhện giăng tơ,…

+ Tập tính học được: là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. Ví dụ: Người tham gia giao thông dừng lại khi nhìn thấy tín hiệu đèn đỏ,…

Câu 6: Nêu vai trò của tập tính.

Trả lời:

Vai trò: Tập tính giúp động vật thích nghi với môi trường, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của chúng.

Câu 7: Muốn duy trì thói quen tốt và loại bỏ thói quen xấu, ta cần phải làm gì?

Trả lời:

Muốn hình thành các thói quen tốt như đi ngủ và thức dậy đúng giờ, tập thể dục,… cần kiên trì lặp lại các hoạt động trong thời gian dài và tiếp tục duy trì sau đó. Muốn từ bỏ các thói quen xấu như thức khuya, dậy muộn,… cần phải có quyết tâm từ bỏ chúng bằng cách thường xuyên thực hiện các việc làm và thói quen ngược lại.

Câu 8: Lấy ví dụ về cảm ứng ở sinh vật.

Trả lời:

Ví dụ: Ngọn cây hướng về phía có ánh sáng; rễ cây hướng về phía nguồn nước; khi trời lạnh, da người tím tái, lỗ chân lông thu lại (sởn gai ốc), mặc thêm áo ấm; khi trời nóng, cơ thể người thoát nhiều mồ hôi, mặc quần áo mỏng; gà con sẽ chạy đến chỗ mẹ khi nghe thấy tiếng kêu của gà mẹ; cây trầu bà quấn quanh giá thể để vươn lên cao;…

Câu 9: Lấy ví dụ về tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

Trả lời:

Ví dụ:

+ Tập tính bẩm sinh: Nhện giăng tơ,…

+ Tập tính học được: Người tham gia giao thông dừng lại khi nhìn thấy tín hiệu đèn đỏ.

Câu 10: Dựa vào hiểu biết về tập tính học được ở động vật, con người đã làm gì?

Trả lời:

Dựa vào hiểu biết về tập tính học được ở động vật, con người đã huấn luyện các vật nuôi hình thành những tập tính tốt để giúp gia tăng lợi ích cho con người.

Câu 11: Cho các tập tính sau ở động vật: (1) Sự di cư của cá hồi, (2) Báo săn mồi, (3) Nhện giăng tơ, (4) Vẹt nói được tiếng người, (5) Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn, (6) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản, (7) Xiếc chó làm toán, (8) Ve kêu vào mùa hè. Những tập tính nào là bẩm sinh? Những tập tính nào là học được?

Trả lời:

Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (8)

Tập tính học được: (2), (4), (5), (7)

Câu 12: Thí nghiệm

a, Chuẩn bị: 1 con giun đất và 1 chiếc kim nhọn

b, Tiến hành

- Đặt thẳng con giun đất

- Dùng kim nhọn châm nhẹ và các vị trí khác nhau trên cơ thể giun đất (đầu, giữa, đuôi)

- Quan sát và ghi lại hiện tượng

c, Câu hỏi thảo luận

- Hãy mô tả phản ứng của giun trong thí nghiệm trên

- Vì sao giun đất có thể cảm nhận và phản ứng lại khi bị châm kim?

Trả lời:

- Khi châm ở cả 3 vị trí đầu, giữa, đuôi thì tất cả cơ thể đều co lại

- Nhờ có hệ thần kinh giúp giun đất cảm nhận và phản ứng lại khi bị kim châm.

Câu 13: Thú non học tập như thế nào?

Trả lời:

Thú mẹ dạy con bằng cách đùa với con, vờn con hoặc mang mồi chết về cho con vơn. Thú con vờn với nhau là để “củng cố bài học” do thú mẹ dạy. Đây rõ ràng là những “bài học” đầu tiên của thú mẹ dạy con tập bắt mồi. Đến một lứa tuổi nào đó, thú non (sư tử, chó sói, cáo,…) theo thú mẹ đi săn mồi.

Học tập bằng cách bắt chước là hoạt động bẩm sinh của thú non khi sống với mẹ của nó. Những con non nếu phải tách khỏi mẹ và đàn sẽ trở nên ngù ngờ, thậm chí một con khỉ non khi nhìn thấy quả chuối chín vàng cũng không biết tìm đến bóc ăn.

Câu 14: Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh. Giải thích?

Trả lời:

- Về cấu tạo: Có bộ lông dày để giữ nhiệt cho cơ thể; có lớp mỡ dưới da dày để giữ nhiệt dự trữ năng lượng chống rét; lông có màu trắng vào mùa đông để dễ lẫn với tuyết, che mắt kẻ thù.

- Về tập tính: có hiện tượng ngủ đông để tiết kiệm năng lượng; có hiện tượng di cư về mùa đông để tránh rét, tìm nơi ấm áp; hoạt động về ban ngày trong mùa hạ vì thời tiết ấm áp hơn để tận dụng nguồn nhiệt.

Câu 15: Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới nóng. Giải thích?

Trả lời:

- Về cấu tạo: Chân dài vì để nâng cơ thể cao so với cát nóng, nhảy được xa giúp di chuyển nhanh tránh được cát nóng; móng chân rộng, đệm thịt dày để cơ thể không bị lún, đệm thịt có tác dụng chống nóng; có bướu mỡ ở lạc đà là nơi dự trữ mỡ (nước trao đổi chất), màu lông giống màu cát dễ lẩn tránh kẻ thù.

- Về tập tính : mỗi bước nhảy cao và xa, di chuyển bằng cách quăng thân để hạn chế sự tiếp xúc với cát nóng; hoạt động vào ban đêm để tránh nóng ban ngày; có khả năng di chuyển xa để tìm nguồn nước; khả năng nhịn khát giỏi để khắc phục khí hậu khô và thời gian tìm nước lâu; thường có tập tính chui rúc sâu vào trong cát để chống nóng.

Câu 16: Khí hậu đới lạnh đã ảnh hưởng đến số lượng loài động vật như thế nào? Giải thích?

Trả lời:

Khí hậu đới lạnh:

- Nhiệt độ quá thấp.

- Thực vật rất kém phát triển.

- Tầng nước mặt hầu hết bị đóng băng.

- Mỗi năm chỉ có một thời gian ngắn khí hậu thuận lợi.

→ Để thích nghi với điều kiện đới lạnh, các loài động vật thường có kích thước lớn, diện tích bề mặt nhỏ để hạn chế mất nhiệt, chúng thường hoạt động ban ngày để tranh thủ lượng nhiệt, màu cơ thể thường giống với màu tuyết để lẩn tránh kẻ thù, cơ thể phát triển các đặc điểm ngăn cản sự mất nhiệt.

Câu 17: Khí hậu hoang mạc đới nóng đã ảnh hưởng đến số lượng loài động vật như thế nào? Giải thích?

Trả lời:

Khí hậu môi trường hoang mạc đới nóng có các đặc điểm:

- Nhiệt độ cao, không khí khô.

- Các vực nước rất hiếm gặp, phân bố rải rác và rất xa nhau.

- Thực vật thấp nhỏ, xơ xác. Động vật gồm ít loài và có những thích nghi rất đặc trưng đối với khí hậu khô nóng.

- Môi trường không có nơi trốn tránh kẻ thù.

→ Để thích nghi được với môi trường này, động vật thường sẽ có kích thước nhỏ, hoạt động chủ yếu vào ban đêm, ban ngày lẩn trốn trong hang cát, phát triển các đặc điểm cơ thể chống lại nhiệt cao và sự mất nước.

Câu 18: Tại sao các loài rắn ở vùng Bắc Bộ có thể chung sống với nhau mà không hề cạnh tranh nhau?

Trả lời:

Các loài rắn này có thể chung sống với nhau mà không hề cạnh tranh với nhau vì các loài rắn trên sống ở các môi trường khác nhau (trên cạn, chui luồn trong đất, leo cây, ở nước, …), thời gian kiếm ăn khác nhau (ban ngày, ban đêm), tận dụng được nhiều nguồn thức ăn.

Câu 19: Tại sao trong thí nghiệm chứng minh tính hướng nước, người ta lại đặt chậu nước thủng lỗ nhỏ ở một phía của chậu cây và chỉ cho nước ngấm từ từ mà không để nước ngấm nhanh ra khắp chậu?

Trả lời:

Trong thí nghiệm chứng minh tính hướng nước, người ta lại đặt chậu nước thủng lỗ nhỏ ở một phía của chậu cây và chỉ cho nước thấm từ từ mà không để nước ngấm nhanh ra khắp chậu để:

- Giữ nước được ngấm ra từ một phía để tạo ra sự khác biệt về điều kiện nước ở hai bên của cây (một bên có nước, một bên không có nước).

- Tránh trường hợp cây bị ngập úng.

Câu 20: Trong thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng, nếu thường xuyên xoay chậu theo các hướng  khác nhau thì kết quả như thế nào? Giải thích?

Trả lời:

Trong thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng, nếu thường xuyên xoay chậu theo các hướng khác nhau thì tất cả các phía của ngọn cây đều sẽ được nhận ánh sáng nên ngọn cây sẽ mọc thẳng.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Sinh học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay