Bài tập file word Sinh học 7 kết nối tri thức Ôn tập Chương 8: Cảm ứng ở sinh vật (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 8: Cảm ứng ở sinh vật (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHƯƠNG 8: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT
(PHẦN 2 – 20 CÂU)

Câu 1: Nếu các sinh vật không có phản ứng đối với các kích thích đến từ môi trường thì điều gì sẽ xảy ra?

Trả lời:

Nếu các sinh vật không có phản ứng đối với các kích thích đến từ môi trường thì sinh vật sẽ không thể thích ứng được với những thay đổi của môi trường sống.

Câu 2: Hoàn thành nội dung bảng sau:

Tập tính ở động vật

Tác dụng đối với động vật

Mèo bắt chuột thường rình mồi, vồ mồi, vờn mồi

Chim công đực thường múa kheo bộ lông sặc sỡ để quyến rũ con cái vào mùa sinh sản

Chim én di cư về phương nam vào cuối thu

Chó sói thường đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu

Trâu rừng thường sống theo đàn

 

Trả lời:

 

Tập tính ở động vật

Tác dụng đối với động vật

Mèo bắt chuột thường rình mồi, vồ mồi, vờn mồi

 Giúp mèo bắt được con mồi

Chim công đực thường múa kheo bộ lông sặc sỡ để quyến rũ con cái vào mùa sinh sản

 Thu hút con cái để giao phối và sinh sản

Chim én di cư về phương nam vào cuối thu

Tránh rét về mùa đông

Chó sói thường đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu

Bảo vệ vùng sinh tồn

Trâu rừng thường sống theo đàn

 Chống lại kẻ thù và hỗ trợ kiếm ăn

 

Câu 3: Muốn tạo được thói quen tập thể dục buổi sáng, em cần làm gì?

Trả lời:

Muốn tạo được thói quen tập thể dục buổi sáng, em cần kiên trì dậy sớm và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên

Câu 4: Tìm hiểu một số tập tính của động vật rồi hoàn thành thông tin trong bảng theo mẫu sau:

Hiện tượng

Phản ứng

Gà mẹ nhìn thấy diều hâu

Chó giữ nhà nhìn thấy người lạ

Lợn con mới sinh ra

Đàn sư tử đói nhìn thấy con mồi

Trả lời:

Hiện tượng

Phản ứng

Gà mẹ nhìn thấy diều hâu

Xù lông và chiến đấu chống lại diều hâu, bảo vệ đàn con

Chó giữ nhà nhìn thấy người lạ

Sủa, gầm gừ, xông ra cắn

Lợn con mới sinh ra

Tìm vú mẹ để bú

Đàn sư tử đói nhìn thấy con mồi

Nằm im theo dõi con mồi, lao đến khi con mồi đã lại gần

Câu 5: Hãy nêu những việc em sẽ làm để bỏ được thói quen ngủ dậy muộn

Trả lời:

Những việc em sẽ làm để bỏ được thói quen ngủ dậy muộn:

- Hạn chế sử dụng điện thoại trước khi ngủ

- Ngủ sớm, không thức quá khuya

- Đặt báo thức để dậy sớm thường xuyên

- Không uống cafe vào buổi tối

Câu 6: Hãy phân biệt các thói quen trong bảng sau vào nhóm thói quen tốt và không tốt. Lập kế hoạch để hình thành các thói quen tốt mà bản thân chưa có.

Thói quen (Tập tính)

Thói quen tốt

Thói quen không tốt

Ngủ dậy muộn

Chạy bộ buổi sáng

Đọc sách

Vừa ăn cơm vừa xem ti vi

Thức khuya

Ăn uống đúng giờ

Làm việc có kế hoạch

Hút thuốc lá

 

Trả lời:

 

Thói quen (Tập tính)

Thói quen tốt

Thói quen không tốt

Ngủ dậy muộn

X

Chạy bộ buổi sáng

X

Đọc sách

X

Vừa ăn cơm vừa xem ti vi

X

Thức khuya

X

Ăn uống đúng giờ

X

Làm việc có kế hoạch

X

Hút thuốc lá

X

 

Câu 7: Khi ta chạm tay vào lá cây trinh nữ (xấu hổ), lá cây sẽ cụp lại. Đây là hiện tượng gì. Hiện tượng này có ý nghĩa như thế nào đối với sinh vật.

Trả lời:

– Hiện tượng lá cây trinh nữ cụp lại khi ta chạm tay vào là hiện tượng cảm ứng của cây trinh nữ trước tác nhân kích thích là sự va chạm.

– Hiện tượng cảm ứng này giúp cho sinh vật thích nghi được với môi trường sống, tránh được những ảnh hưởng bất lợi từ môi trường.

Câu 8: Vì sao khi trồng các loài cây thân leo như mướp, bầu, bí, thiên lý,… người trồng thường phải làm giàn cho cây?

Trả lời:

Khi trồng các loài cây thân leo như mướp, bầu, bí, thiên lý,… người trồng thường phải làm giàn cho cây để vận dụng hiện tượng cảm ứng tiếp xúc của các cây này nhằm giúp cây có thể leo lên cao, nhận nhiều ánh sáng, nâng cao năng suất cây trồng.

Câu 9: Con người đã vận dụng những hiểu biết về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để có những ứng dụng trong đời sống. Em hãy cho biết con người đã ứng dụng các hiện tượng cảm ứng trong bảng vào đời sống như thế nào.

Hiện tượng cảm ứng

Ứng dụng của con người

Tính hướng sáng của côn trùng gây hại

Tính hướng sáng của cá

Chim di cư về phương nam tránh rét

Rễ cây tránh xa hóa chất độc hại với nó

Chim yến cư trú và làm tổ ở những nơi ánh sáng rất yếu

Trả lời

 

Hiện tượng cảm ứng

Ứng dụng của con người

Tính hướng sáng của côn trùng gây hại

Dùng đèn để bẫy côn trùng

Tính hướng sáng của cá

Dùng đèn để thu hút cá trong đánh bắt

Chim di cư về phương nam tránh rét

Nhận biết sự thay đổi về thời tiết

Rễ cây tránh xa hóa chất độc hại với nó

Phát hiện vùng đất nhiễm chất độc

Chim yến cư trú và làm tổ ở những nơi ánh sáng rất yếu

Làm nhà nuôi có ánh sáng rất yếu để chim yến cư trú và làm tổ

Câu 10: Cho những ví dụ nêu ảnh hưởng của điều kiện sống khác nhau đến cấu tạo cơ thể và tập tính của cá?

Trả lời:

Ví dụ ảnh hưởng của điều kiện sống khác nhau đến cấu tạo cơ thể và tập tính của cá:

- Điều kiện sống ở tầng mặt, thiếu nơi ẩn náu, cá lìm kìm có thân thon, dài, nhỏ, đầu và miệng dài, nhọn, bơi rất nhanh, ăn vụn thức ăn nổi trên mặt nước.

- Điều kiện sống ở tầng giữa, có nhiều nơi ẩn náu, cá trê có thân tương đối ngắn, nhỏ, bơi chậm, ăn thức ăn ở tầng giữa.

- Điều kiện sống ở tầng đáy (lươn,…) có thân rất dài, đuôi nhỏ, vây chẵn tiêu biến, bơi kém.

Câu 11: Trình bày ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong học tập và đời sống.

Trả lời:

+ Các thói quen tốt ở người là các tập tính học được, được hình thành do lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình sống.

+ Ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong học tập: Muốn nắm chắc kiến thức và ghi nhớ bài lâu cần thường xuyên ôn tập lại bài nhiều lần.

Câu 12: Lấy ví dụ minh họa vai trò của cảm ứng ở sinh vật.

Trả lời:

Ví dụ: Nếu cây không có phản ứng hướng về phía có ánh sáng thì cây sẽ không đủ ánh sáng để quang hợp, dần dần sẽ gây chết cây.

Câu 13: Lấy ví dụ về vai trò của tập tính.

Trả lời:

Ví dụ: Chim công đực có tập tính xòe lông đuôi để quyến rũ con cái vào mùa sinh sản nhằm thu hút bạn tình, kết đôi và sinh sản để duy trì nòi giống.

Câu 14: Lấy ví dụ ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở thực vật trong trồng trọt.

Trả lời:

+ Ứng dụng tính hướng nước để tưới nước ở rãnh làm cho rễ vươn rộng hơn

+ Ứng dụng tính hướng hóa để bón phân theo tán lá để kích thích rễ lan rộng hơn

Câu 15: Lấy ví dụ ứng dụng tập tính ở động vật trong trồng trọt.

Trả lời:

- Dùng bù nhìn đuổi chim hại cây trồng

- Dùng đèn bẫy côn trùng gây hại cây trồng

Câu 16: Lấy ví dụ về con người huấn luyện vật nuôi.

Trả lời:

Ví dụ: huấn luyện gọi cá đến bằng tiếng vỗ tay, huấn luyện chó chăn cừu, huấn luyện chó nghiệp vụ,...

Câu 17: Hãy dự đoán tình huống khi con người không phản ứng kịp thời với các kích thích từ môi trường xung quanh (như nóng, lạnh, gặp nguy hiểm,...).

Trả lời:

Nếu con người không phản ứng kịp thời với các kích thích từ môi trường sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của cơ thể, cơ thể sẽ gặp nguy hiểm.

Câu 18: Đọc sách là một thói quen tốt, đây là tập tính học được ở người. Em hãy vận dụng kiến thức về cảm ứng ở sinh vật, xây dựng các bước để hình thành thói quen này cho bản thân.

Trả lời:

 Để hình thành thói quen đọc sách, cần lặp đi lặp lại các bước sau:

- Bước 1: Chọn sách mình ưa thích.

- Bước 2: Chọn thời gian đọc phù hợp.

- Bước 3: Đọc hằng ngày vào thời gian đã chọn.

- Bước 4: Tự đánh giá thói quen đọc sách của cá nhân.

Câu 19: So sánh hiện tượng cảm ứng của thực vật với động vật.

Trả lời:

Hiện tượng cảm ứng ở thực vật thường diễn ra chậm. Hiện tượng cảm ứng  ở động vật thường diễn ra với tốc độ nhanh hơn so với thực vật.

Câu 20: Khi nuôi gà, vịt, người nông dân chỉ cần dùng tiếng gọi quen thuộc là gà, vịt từ xa đã chạy về để ăn. Tập tính này của vật nuôi có lợi cho sinh vật và cả người chăn nuôi. Em hãy nêu cách thức hình thành tập tính trên cho vật nuôi.

Trả lời:

Để hình thành tập tính nghe hiệu lệnh về ăn, người nuôi nên làm như sau: Gọi vật nuôi vào những thời điểm nhất định (mỗi lần gọi bằng tiếng gọi giống nhau), khi vật nuôi đến thì cho ăn. Vào những ngày sau cũng gọi và cho ăn vào thời điểm đó và chỉ cho ăn sau khi gọi. Sau nhiều ngày được cho ăn chỉ khi được gọi (bằng một âm thanh quen thuộc), vật nuôi sẽ có tập tính nghe tiếng gọi là chạy về ăn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Sinh học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay