Bài tập file word Sinh học 7 kết nối tri thức Ôn tập Chương 9: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 9: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án sinh học 7 kết nối tri thức (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 9: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
(PHẦN 1 – 20 CÂU)
Câu 1: Mỗi sinh vật đề phải trải qua giai đoạn nào?
Trả lời:
Mỗi sinh vật từ khi sinh ra đến khi trưởng thành đều trải qua những giai đoạn sinh trưởng và phát triển nhất định, đặc trưng cho từng loài.
Câu 2: Trình bày các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam và con ếch.
Trả lời:
Cây cam:
- Giai đoạn sinh trưởng: từ cây con → cây trưởng thành
- Giai đoạn phát triển: hạt → hạt nảy mầm → cây con; ra hoa, kết quả
Con ếch:
- Giai đoạn sinh trưởng: ếch con → ếch trưởng thành
- Giai đoạn phát triển: trứng đã được thụ tinh → ấu trùng
Câu 3: Phân loại mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
Trả lời:
Loại mô phân sinh |
Vị trí |
Vai trò |
Mô phân sinh đỉnh |
Nằm ở đỉnh rễ và đỉnh chồi |
Giúp thân, cành, rễ tăng lên về chiều dài |
Mô phân sinh bên |
Nằm giữa mạch gỗ và mạch rây |
Giúp thân, cành và rễ tăng lên về chiều ngang |
Câu 4: Nhiều loài động vật có tập tính phơi nắng, tập tính này có tác dụng gì đối với sự sinh trưởng và phát triển của chúng?
Trả lời:
Nhiều loài động vật có tập tính phơi nắng, tập tính này ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Vì ánh sáng mặt trời giúp cơ thể chúng tổng hợp vitamin D - đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ calcium để hình thành xương, từ đó tác động đến sự sinh trưởng của cơ thể. Bên cạnh đó ánh sáng giúp động vật hấp thu thêm nhiệt từ môi trường và giảm mất nhiệt trong những ngày trời rét.
Câu 5: Giải thích vì sao nên cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều muộn.
Trả lời:
- Tắm nắng cho trẻ nhỏ vào sáng sớm hoặc chiều muộn, khi ánh sáng yếu giúp đẩy mạnh quá trình hình thành xương của trẻ. Tia tử ngoại ở ánh nắng mặt trời làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò trong chuyển hoá canxi để hình thành xương, qua đó ảnh hưởng lên quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ.
- Không nên tắm cho trẻ khi ánh sáng mạnh vì nhiều tia cực tím sẽ có hại cho sự phát triển của của trẻ.
Câu 6: Giải thích vì sao chế độ dinh dưỡng lại có thể tác động tới sự sinh trưởng và phát triển
Trả lời:
Do các chất dinh dưỡng có trong thức ăn là nguyên liệu cho quá trình tổng hợp các chất trong cơ thể từ đó làm tăng số lượng và kích thước tế bào, hình thành các cơ quan và hệ cơ quan. Các chất dinh dưỡng còn là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của động vật thông qua hô hấp tế bào. Vì vậy chế độ dinh dưỡng lại có thể tác động tới sự sinh trưởng và phát triển
Câu 7: Người trồng rừng đã điều khiển quá trình sinh trưởng của cây lấy gỗ bằng cách để mật độ dày khi cây còn non và khi cây đã đạt đến chiều cao mong muốn thì tỉa bớt. Giải thích ý nghĩa của việc làm này.
Trả lời:
Khi cây gỗ còn non để mật độ dày nhằm thúc cây gỗ non mọc vống nhanh nhờ điều kiện ánh sáng yếu dưới tán rừng. Khi cây trưởng thành thì tỉa bớt để lại tăng lượng ánh sáng lọt xuống làm chậm sinh trưởng chiều cao nhưng lại tăng sinh trưởng theo đường kính
Câu 8: Nêu các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển ở thực vật và tác dụng của từng biện pháp. Kể thêm các biện pháp khác mà em biết.
Trả lời:
Các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển ở thực vật và tác dụng của từng biện pháp:
- Chiếu sáng nhân tạo trong nhà kính để sẽ giúp cây tích nước, quang hợp và sinh trưởng tốt hơn kể cả trong điều kiện thiếu sáng, hạn chế tình trạng cháy cây, sâu bệnh và các loại nấm gây hại.
- Ủ rơm chống rét cho cây trồng để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra
- Bón phân cho cây trồng để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây
- Tưới nước cho cây trồng. cây cần nước để sinh trưởng và phát triển, do vậy phải tưới nước đầy đủ và kịp thời
- Làm cỏ, vun xới sau khi hạt đã mọc để diệt cỏ dại, làm đất tơi xốp, cây dễ hấp thụ chất dinh dưỡng hơn
Câu 9: Những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật đã được con người ứng dụng như thế nào trong chăn nuôi? Vì sao?
Những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật đã được con người ứng dụng vào việc cho ăn, chăm sóc vật nuôi, vệ sinh chuồng trại thường xuyên, chống rét cho vật nuôi,...
Ví dụ:
- Tạo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, ấm mùa hè mát mùa đông để động vật dễ phát triển
- Trộn chất kích thích tăng trượng trộn lẫn thức ăn vật nuôi tuân theo các nguyên tắc về liều lượng và thời điểm
Câu 10: Nhận xét về hình thái của muỗi và bướm ở các giai đoạn khác nhau trong vòng đời.
Trả lời:
Nhận xét: Ở mỗi giai đoạn muỗi và bướm mang hình thái, cơ thể khác nhau nhưng nhìn chung sẽ giống nhau vòng đời phát triển:
Con trưởng thành => trứng => ấu trùng => nhộng => phá nhộng thành con trưởng thành
Câu 11: Hãy đề xuất các biện pháp diệt bướm bảo vệ mùa màng
Trả lời:
Các biện pháp diệt bướm bảo vệ mùa màng:
+ Sử dụng thiên địch
+ Sử dụng biện pháp đốt đèn, bẫy bướm trên diện rộng
Câu 12: Vì sao nhiều loài thực vật sinh trưởng vô thời hạn?
Trả lời:
Nhiều loài thực vật không ngừng sinh trưởng là do chúng có mô phân sinh (nhóm tế bào chưa phân hoá) nên duy trì được khả năng phân chia liên tục trong suốt đời sống của chúng (ngoại trừ thời kì nghỉ/ngủ).
Câu 13: Vận dụng kiến thức đã học, mô tả đặc điểm thể hiện các dấu hiệu của sinh trưởng và phát triển ở người.
Trả lời:
- Dấu hiệu sinh trưởng ở cơ thể người: cơ thể tăng lên về chiều cao và cân nặng.
- Dấu hiệu phát triển: phát sinh các cơ quan trong giai đoạn phôi, phát sinh các đặc điểm ở tuổi dậy thì như mọc râu (ở nam), ngực phát triển (ở nữ)...
Câu 14: Dùng vôi vẽ một vòng quanh thân cây (ví dụ: cây phượng) cách mặt đất khoảng 1m. Dự đoán khoảng cách từ mặt đất đến vết vôi ở các năm sau và giải thích.
Trả lời:
Qua các năm, khoảng cách từ mặt đất đến vòng vôi không đổi vì cây cao lên do mô phân sinh đỉnh (phía ngọn cây).
Câu 15: Hãy tìm hiểu và cho biết nước chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong cơ thể và đóng vai trò gì đối với con người. Từ những kiến thức đó, em rút ra nhận xét gì và ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?
Trả lời:
Nước chiếm khoảng 70% khối lượng cơ thể người; nước cấu tạo các tế bào sống, là môi trường cho sự trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể người,... Vì vậy, hằng ngày, cần cung cấp đủ nước cho cơ thể thông qua việc uống nước, ăn đồ ăn có chứa nước, không nhịn khát, tuy nhiên cũng không nên uống quá nhiều nước một lúc.
Câu 16: Vận dụng kiến thức về ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật, hãy đề xuất các biện pháp canh tác giúp cây trồng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao theo mẫu sau:
Trả lời:
Yếu tố bên ngoài |
Biện pháp canh tác |
Nhiệt độ |
|
Ánh sáng |
|
Chất dinh dưỡng |
|
Độ ẩm |
Trả lời:
Yếu tố bên ngoài |
Biện pháp canh tác |
Nhiệt độ |
Làm nhà kính trồng cây nhằm ổn định nhiệt độ khi môi trường quá nóng hay quá lạnh; phủ rơm rạ trên mặt đất sau khi gieo hạt, giữ ấm giúp sự nảy mầm thuận lợi |
Ánh sáng |
Trồng xen cây có nhu cầu ánh sáng khác nhau, làm luống tạo khoảng cách tránh sự che lấp ánh sáng lẫn nhau |
Chất dinh dưỡng |
Bón phân hợp lí theo nhu cầu của cây trồng, trồng luân phiên các loại cây khác nhau trên một khu đất |
Độ ẩm |
Tưới tiêu chủ động đảm bảo giữ độ ẩm thích hợp với mỗi loại cây trồng |
Câu 17: Vận dụng kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật, em hãy đề xuất các biện pháp trong chăn nuôi để vật nuôi sinh trưởng tốt, cho năng suất cao theo mẫu sau:
Yếu tố tác động |
Biện pháp trong chăn nuôi |
Dinh dưỡng |
|
Nhiệt độ |
|
Ánh sáng |
|
Chất kích thích sinh trưởng |
Trả lời:
Yếu tố tác động |
Biện pháp trong chăn nuôi |
Dinh dưỡng |
Cho vật nuôi ăn uống đầy đủ cả lượng và chất, phù hợp với đặc điểm dinh dưỡng của mỗi loài vật nuôi |
Nhiệt độ |
Xây chuồng, trại có khả năng chống nóng, chống lạnh, sử dụng các thiết bị sưởi ấm hay làm mát khi nhiệt độ quá thấp hay quá cao |
Ánh sáng |
Thiết kế nơi ở cho vật nuôi có ánh sáng phù hợp với mỗi loài; thường xuyên dọn nơi ở của vật nuôi sạch sẽ, khô thoáng |
Chất kích thích sinh trưởng |
Sử dụng chất kích thích sinh trưởng cho vật nuôi đúng liều lượng, đúng thời điểm giúp tăng năng suất mà không gây hại cho người sử dụng sản phẩm chăn nuôi |
Câu 18: Vận dụng những hiểu biết về vòng đời của sâu hại, đề xuất biện pháp phòng ngừa và diệt trừ sâu hại để bảo vệ mùa màng.
Trả lời:
Để phòng ngừa và tiêu diệt sâu hại, cần tìm hiểu vòng đời của sâu hại; có các biện pháp phù hợp để tiêu diệt một giai đoạn trong vòng đời của chúng (tốt nhất là giai đoạn trứng hoặc ấu trùng); đánh giá mức độ thành công của biện pháp để có kế hoạch điều chỉnh nhằm bảo vệ mùa màng tốt nhất.
Câu 19: Tại sao trước khi gieo hạt nên ngâm hạt trong nước ấm có nhiệt độ từ 35°C đến 40°C?
Trả lời:
Trước khi gieo nên ngâm hạt trong nước ấm (từ 35°C đến 40°C) với mục đích cung cấp độ ẩm và nhiệt độ phù hợp cho hạt, giúp tăng quá trình hô hấp tế bào của hạt, phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của hạt, tạo điều kiện thuận lợi để hạt nảy mầm.
Câu 20: So sánh quá trình sinh trưởng và phát triển giữa bướm và gà.
Trả lời:
- Giống nhau: đều qua các giai đoạn trứng, con trưởng thành.
- Khác nhau:
+ Gà: không có sự thay đổi về hình thái từ sau khi trứng nở.
+ Bướm: có sự thay đổi về hình thái qua các giai đoạn:
Trứng → ấu trùng → nhộng → con trưởng thành.