Bài tập file word vật lí 6 cánh diều Ôn tập chương 11 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 11 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 6 Cánh diều

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 11: CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI, MẶT TRĂNG, HỆ MẶT TRỜI VÀ NGÂN HÀ

(PHẦN 2 - 20 CÂU)

Câu 1: Khi nào là ban ngày, khi nào là ban đêm?

Trả lời:

Bất cứ khi nào, chỉ có phần Trái Đất hướng về phía Mặt Trời là ban ngày, phần còn lại là ban đêm. Khi Trái Đất quay, phần ban ngày chuyển dần thành ban đêm, đồng thời phần ban đêm chuyển dần thành ban ngày.

Câu 2: Mặt Trăng quay quanh trái Đất một vòng hết bao lâu?

Trả lời:

Mặt Trăng quay quanh trái Đất một vòng hết khoảng một tháng.

Câu 3: Sau khi Mặt Trời lặn, chúng ta nhìn thấy gì?

Trả lời:

Sau khi Mặt Trời lặn, đầu tiên chúng ta chỉ nhìn thấy một vài ngôi sao sáng trên bầu trời, nhưng sau đó có thể nhìn thấy số lượng ngôi sao tăng lên đến mức ta không thể đếm hết số ngôi sao nữa.

Câu 4: Tại sao chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở phía đông và lặn ở phía tây?

Trả lời:

Do Trái Đất quay quanh trục từ phía tây sang phía đông cho nên chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở phía đông và lặn ở phía tây mỗi ngày.

Câu 5: Thời gian thay đổi giữa các hình dạng của Trăng là bao lâu?

Trả lời:

Có những ngày, ta thấy Mặt Trăng tròn, nhưng cũng có ngày ta lại dường như không thấy Mặt Trăng. Từ ngày không trăng đến ngày trăng tròn là khoảng hai tuần. Sau hai tuần tiếp theo, lại đến ngày không trăng. Như vậy, từ ngày không trăng qua ngày trăng tròn, đến ngày không trăng tiếp theo hết khoảng một tháng.

Câu 6: Ngân Hà là gì?

Trả lời:

Những đêm trời quang và không Trăng, ta có thể thấy một dải sáng màu bạc vắt qua trên bầu trời, dải sáng này được gọi là Ngân Hà. Trong Ngân Hà có rất nhiều ngôi sao, Mặt Trời là một trong các ngôi sao đó. Hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà.

Câu 7: Hiện tượng Mặt Trời mọc và lặn được ứng dụng trong cuộc sống như thế nào?

Trả lời:

- Hướng dẫn để xác định hướng đông và hướng tây: Mặt trời mọc ở phía đông và lặn ở phía tây, điều này giúp chúng ta xác định hướng đông và hướng tây một cách đơn giản. - Hướng dẫn để xác định hướng đông và hướng tây: Mặt trời mọc ở phía đông và lặn ở phía tây, điều này giúp chúng ta xác định hướng đông và hướng tây một cách đơn giản.

- Xác định thời gian: Thời điểm mặt trời mọc và lặn cung cấp thông tin hữu ích cho việc xác định thời gian trong ngày. - Xác định thời gian: Thời điểm mặt trời mọc và lặn cung cấp thông tin hữu ích cho việc xác định thời gian trong ngày.

- Thúc đẩy sinh hoạt hàng ngày: Sự thay đổi ánh sáng từ mặt trời mọc và lặn thường gắn liền với việc thức dậy, làm việc, và nghỉ ngơi, có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học tự nhiên và tinh thần của con người. - Thúc đẩy sinh hoạt hàng ngày: Sự thay đổi ánh sáng từ mặt trời mọc và lặn thường gắn liền với việc thức dậy, làm việc, và nghỉ ngơi, có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học tự nhiên và tinh thần của con người.

- Phát triển nông nghiệp: Hiện tượng mặt trời mọc và lặn ảnh hưởng đến việc trồng trọt và sản xuất nông nghiệp, quyết định việc xử lý cây trồng, chuẩn bị ruộng, và quản lý thời gian làm việc. - Phát triển nông nghiệp: Hiện tượng mặt trời mọc và lặn ảnh hưởng đến việc trồng trọt và sản xuất nông nghiệp, quyết định việc xử lý cây trồng, chuẩn bị ruộng, và quản lý thời gian làm việc.

- Du lịch và thể dục: Thời gian của mặt trời mọc và lặn cũng ảnh hưởng đến các hoạt động ngoại khóa như du lịch, leo núi, và các hoạt động dã ngoại khác. - Du lịch và thể dục: Thời gian của mặt trời mọc và lặn cũng ảnh hưởng đến các hoạt động ngoại khóa như du lịch, leo núi, và các hoạt động dã ngoại khác.

Câu 8: Vì sao có những ngày chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng?

Trả lời:

Chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất.

Câu 9: Trung tâm của Thái Dương hệ là gì?

Trả lời:

Trung tâm của Thái Dương hệ là Mặt Trời.

Câu 10: Vì sao chúng ta không cảm nhận thấy Trái Đất đang chuyển động?

Trả lời:

Chúng ta không bao giờ cảm giác được Trái Đất chuyển động vì chính chúng ta đang chuyển động trên bề mặt của Trái Đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn (trọng lực).

Câu 11: Khi nào chúng ta nhìn thấy Trăng khuyết?

Trả lời:

Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.

Câu 12: Mặt Trời là một ngôi sao hay hành tinh? Giải thích.

Trả lời:

Mặt Trời là một ngôi sao vì Mặt Trời tỏa ra sức nóng và phát ra ánh sáng mạnh.

Câu 13: Tại sao lại có ngày nhuận?

Trả lời:

- Trái đất mất 365 ngày để đi hết 1 vòng quanh Mặt trời. Nhưng trên thực tế thì 1 vòng đó có thời gian chính xác là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây, tức 365.25 ngày. - Trái đất mất 365 ngày để đi hết 1 vòng quanh Mặt trời. Nhưng trên thực tế thì 1 vòng đó có thời gian chính xác là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây, tức 365.25 ngày.

- Chính phần dư ra 0.25 ngày đó đã nảy sinh nhu cầu cần phải có 1 năm nhuận. Người ta vẫn xét cho 1 năm có 365 ngày, song cứ 4 năm thì số 0.25 ngày dư ra kia tích lại thành 1 ngày, và ngày đó chính là ngày nhuận. - Chính phần dư ra 0.25 ngày đó đã nảy sinh nhu cầu cần phải có 1 năm nhuận. Người ta vẫn xét cho 1 năm có 365 ngày, song cứ 4 năm thì số 0.25 ngày dư ra kia tích lại thành 1 ngày, và ngày đó chính là ngày nhuận.

- Năm dương lịch có số nguyên là 365 ngày. Như vậy, một năm dương lịch còn thừa 6 giờ và 4 năm dồn lại thừa 24 giờ, bằng một ngày. Do vậy, cứ 4 năm sẽ có một năm 366 ngày, gọi là năm nhuận. Nhuận ngày dương lịch được tính vào tháng 2.  - Năm dương lịch có số nguyên là 365 ngày. Như vậy, một năm dương lịch còn thừa 6 giờ và 4 năm dồn lại thừa 24 giờ, bằng một ngày. Do vậy, cứ 4 năm sẽ có một năm 366 ngày, gọi là năm nhuận. Nhuận ngày dương lịch được tính vào tháng 2.

Câu 14: Vì sao ban đêm nhìn Mặt Trăng rõ hơn ban ngày?

Trả lời:

- Vì chúng ta có thể nhìn thấy Mặt Trăng là do Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời. - Vì chúng ta có thể nhìn thấy Mặt Trăng là do Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời.

- Ánh sáng phản chiếu từ Mặt Trăng đến Trái Đất yếu hơn rất nhiều so với ánh sáng trực tiếp từ Mặt Trời đến Trái Đất. Do đó, ban đêm, ta thấy Mặt Trăng rõ hơn khi thấy nó ban ngày. - Ánh sáng phản chiếu từ Mặt Trăng đến Trái Đất yếu hơn rất nhiều so với ánh sáng trực tiếp từ Mặt Trời đến Trái Đất. Do đó, ban đêm, ta thấy Mặt Trăng rõ hơn khi thấy nó ban ngày.

Câu 15: Em hãy cho biết hành tinh nào nóng nhất, hành tinh nào lạnh nhất, hành tinh nào lớn nhất, hành tinh nào bé nhất trong hệ Mặt Trời?

Trả lời:

Trong hệ Mặt Trời: Kim Tinh nóng nhất, Mộc Tinh lớn nhất, Thiên Vương Tinh lạnh nhất, Thủy Tinh bé nhất.

Câu 16: Tạo sao Mặt Trăng không được coi là một hành tinh trong hệ Mặt Trời?

Trả lời:

Các vật thể quay xung quanh hành tinh gọi là vệ tinh, Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất (là một hành tinh) nên nó là vệ tinh.

Câu 17: Tại sao ta luôn chỉ quan sát được một phía Mặt Trăng từ Trái Đất?

Trả lời:

Ta luôn chỉ quan sát được một phía Mặt Trăng từ Trái Đất vì thời gian Mặt Trăng quay một vòng quanh trục của nó bằng thời gian Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất.

Câu 18: Hỏa Tinh và Trái Đất có gì khác biệt?

Trả lời:

- Bán kính của Hỏa Tinh xấp xỉ bằng một nửa bán kính của Trái Đất, với diện tích bề mặt chi hơi nhỏ hơn tổng diện tích đất liền của Trái Đất. Tỷ trọng của nó nhỏ hơn của Trái Đất, với thể tích chỉ bằng 15% thể tích Trái Đất và khối lượng chỉ bằng 11%, do đó chỉ bằng 38% trọng lực bề mặt của Trái Đất. - Bán kính của Hỏa Tinh xấp xỉ bằng một nửa bán kính của Trái Đất, với diện tích bề mặt chi hơi nhỏ hơn tổng diện tích đất liền của Trái Đất. Tỷ trọng của nó nhỏ hơn của Trái Đất, với thể tích chỉ bằng 15% thể tích Trái Đất và khối lượng chỉ bằng 11%, do đó chỉ bằng 38% trọng lực bề mặt của Trái Đất.

- Bầu khí quyển của Trái Đất có nitơ ở lượng cao nhất và sau đó là oxy. Bầu khí quyển của Hỏa Tinh có khoảng 95% là carbon dioxide. Oxy chỉ khoảng 0,13%, rất thấp. - Bầu khí quyển của Trái Đất có nitơ ở lượng cao nhất và sau đó là oxy. Bầu khí quyển của Hỏa Tinh có khoảng 95% là carbon dioxide. Oxy chỉ khoảng 0,13%, rất thấp.

- Trái Đất mất 365 ngày để đi một vòng quanh Mặt Trời. Hỏa Tinh mất 687 ngày Trái Đất để đi quanh Mặt Trời. Một ngày trên Trái Đất là 24 giờ. Một ngày trên Hỏa Tinh là 24 giờ 37 phút. - Trái Đất mất 365 ngày để đi một vòng quanh Mặt Trời. Hỏa Tinh mất 687 ngày Trái Đất để đi quanh Mặt Trời. Một ngày trên Trái Đất là 24 giờ. Một ngày trên Hỏa Tinh là 24 giờ 37 phút.

- Lực hấp dẫn của Hỏa Tinh thấp hơn so với Trái Đất rất nhiều. - Lực hấp dẫn của Hỏa Tinh thấp hơn so với Trái Đất rất nhiều.

- Sao Hỏa từng có nước trên bề mặt, theo bằng chứng thu được trong các thiên thạch. Tuy nhiên, ngày nay Sao Hỏa có nhiều bụi, khô và hoang vắng, và dấu hiệu nước trên bề mặt của nó đều bị đóng băng. - Sao Hỏa từng có nước trên bề mặt, theo bằng chứng thu được trong các thiên thạch. Tuy nhiên, ngày nay Sao Hỏa có nhiều bụi, khô và hoang vắng, và dấu hiệu nước trên bề mặt của nó đều bị đóng băng.

Câu 19: Bạn Hiếu Minh làm thí nghiệm đo chiều dài bóng của một cái cọc in trên mặt đất vào sau một số thời điểm trong một ngày trời nắng và thu được kết quả cho trong bảng sau:

Thời điểm10 giờ11 giờ12 giờ13 giờ14 giờ
Chiều dài bóng (cm)9045255085

Em hãy nhận xét về sự thay đổi chiều dài bóng in trên mặt đất của cái cọc trong khoảng thời gian từ 10 giờ đến 14 giờ.

Trả lời:

Qua kết quả thu được trong bảng ta thấy:

+ Chiều dài bóng in trên mặt đất của cái cọc giảm dần từ 10 giờ đến 12 giờ trưa. + Chiều dài bóng in trên mặt đất của cái cọc giảm dần từ 10 giờ đến 12 giờ trưa.

+ Tăng dần từ 12 giờ trưa đến 14 giờ chiều. + Tăng dần từ 12 giờ trưa đến 14 giờ chiều.

Câu 20: Bạn Minh đã làm thí nghiệm như sau để đo đường kính của Mặt Trăng: Bạn chuẩn bị một tấm bìa đường kính 2 cm, đặt tấm bìa trước mặt sao cho tấm bìa hình tròn vừa phủ kín Mặt Trăng. Đo khoảng cách từ vị trí đặt mắt đến tấm bìa, bạn Minh thu được khoảng cách là 220 cm. Em hãy giúp bạn Minh xác định đường kính của Mặt Trăng. Biết rằng khoảng cách trung bình từ Mặt Trăng đến Trái Đất là 384 400km. Coi tỉ số giữa đường kính tấm bìa và đường kính Mặt Trăng bằng tỉ số giữa khoảng cách đặt mắt đến tấm bìa và khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất.

Trả lời:

Gọi d là đường kính của tấm bìa, d = 2 cm.

Gọi D (km) là đường kính của Mặt Trăng.

Gọi a là khoảng cách từ mắt đến tấm bìa, a = 220 cm.

Gọi b là khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất, b = 384 400 km.

Theo đề bài ta có: .

Vậy đường kính của Mặt Trăng khoảng 3 495 km..

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word vật lí 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay