Câu hỏi tự luận Công nghệ 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 3: Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 3: Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 7 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 3: TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RỪNG
(20 CÂU)

Câu 1: Nêu các mùa trồng rừng chính ở nước ta?

Trả lời:

Thời vụ trồng rừng giữ vai trò rất quan trọng, tác động trực tiếp đến năng suất và chất lượng rừng trồng. Mùa trồng rừng chính ở các tỉnh miền Bắc là mùa xuân và mùa thu, miền Trung và miền Nam thường trồng vào mùa mưa.

Câu 2: Rừng là gì?

Trả lời:

Rừng là một hệ sinh thái, nơi sinh sống của các loài thực vật, động vật, vi sinh vật và chứa đựng các yếu tố môi trường khác.

Câu 3: Nêu các bước trồng rừng?

Trả lời:

Trồng rừng được áp dụng để mở rộng và tăng độ che phủ cho đất rừng. Trồng rừng bao gồm nhiều bước như: chuẩn bị cây con, làm đất trồng cây, trồng, chăm sóc rừng sau khi trồng. Trồng rừng đúng thời vụ, đúng kỹ thuật giúp tỉ lệ cây sống cao, cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Câu 4: Rừng ở nước ta chia thành những loại nào?

Trả lời:

Ở nước ta, phổ biến là cách phân loại rừng theo mục đích sử dụng chủ yếu, chia thành 3 loại rừng: rừng sản xuất, rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Theo đó, mỗi loại rừng có các chức năng khác nhau phục vụ cho mục đích sử dụng của con người.

Câu 5: Nêu mục đích của việc phát triển rừng trồng kết hợp với bảo vệ rừng?

Trả lời:

Rừng có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường; phục vụ đời sống, sản xuất của con người. Vì vậy, việc phát triển rừng trồng cần kết hợp với bảo vệ rừng nhằm mục đích:

– Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có;

– Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển, bảo vệ môi trường sinh thái và tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao giúp ích cho đời sống và sản xuất của xã hội.

Câu 6: Nêu vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất?

Trả lời:

Vai trò của rừng đối với sinh hoạt, sản xuất:

- Rừng cũng là nơi cư trú của nhiều loài động vật và cả con người.

- Rừng cung cấp củi đốt, nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ, làm nhà, sản xuất giấy, thủ công mỹ nghệ, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Rừng còn cung cấp nguồn dược liệu quý.

- Rừng là nơi du lịch sinh thái, thắng cảnh thiên nhiên.

- Việc giao đất, giao rừng đã tạo việc làm và thu nhập cho người dân.

- Rừng cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và phục vụ nghiên cứu khoa học.

Câu 7: So sánh phương pháp trồng rừng bằng cây con có bầu và trồng rừng bằng cây con rễ trần?

Trả lời:

 

Trồng rừng bằng cây con có bầu

Trồng rừng bằng cây con rễ trần

Ưu điểm

Cây được trồng có đầy đủ lá, thân, rễ, có sức đề kháng cao, giảm thời gian và số lần chăm sóc, tỉ lệ sống cao, dễ vận chuyển đến nơi trồng

Cây được tiếp xúc với điều kiện tự nhiên nhất, được trồng có đầy đủ lá, thân, rễ, có sức đề kháng cao, giảm thời gian và số lần chăm sóc, ít tốn kém.

Nhược điểm

Đòi hỏi phải có kỹ thuật, diện tích để làm cho cây có sức đề kháng cao, tốn kém chi phí mua bao, mất nhiều thời gian và sức lực hơn.

Chỉ phù hợp với các loài cây có bộ rễ phát triển, phục hồi nhanh như tràm, đước, tre, ...

 

Câu 8: Rừng trong tự nhiên được phân loại như thế nào?

Trả lời:

Rừng trong tự nhiên rất đa dạng và được phân loại theo nhiều cách như:

- Phân loại theo nguồn gốc hình thành: rừng tự nhiên (rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh), rừng trồng (rừng trồng mới, rừng trồng lại,...);

- Phân loại theo loài cây: rừng tràm, rừng thông, rừng tre nứa.....

Phân loại theo trữ lượng: rừng rất giàu, rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo, rừng chưa có trữ lượng.....

- Phân loại theo điều kiện lập địa: rừng núi đất, rừng núi đá, rừng ngập nước, rừng đất cát.

Câu 9: Việc chăm sóc rừng sau trồng gồm những công việc nào?

Trả lời:

Việc chăm sóc được thực hiện với các công việc như

- Làm cỏ: Khi cây đã được trồng từ 1 đến 3 tháng, làm sạch có xung quanh gốc cây

- Xới đất, vun gốc: Độ sâu đất xới từ 8 đến 13 cm, khi xới cần tránh làm tổn thương rễ cây rừng mới trồng

- Phát quang: Chặt bỏ các loài dây leo, cây hoang dại chèn ép cây rừng trồng

- Tia và trồng dặm: Nếu một hố có nhiều cây, chỉ nên giữ lại một cây khoẻ nhất. Ở hố có cây chết, phải trồng bổ sung cây cùng tuổi

- Bón phân: Bón thúc ngay trong năm đầu để cung cấp dinh dưỡng cho cây, kết hợp xới đất, vun gốc

- Làm rào bảo vệ: Trồng các loại cây như cây dứa dại làm thành hàng rào dày bao quanh khu rừng trồng hoặc rào bằng tre, nứa bao quanh từng cây (với cây trồng phân tán).

Câu 10: Nên trồng rừng vào những ngày có thời tiết như thế nào?

Trả lời:

Khi trồng rừng, nên chọn những ngày có thời tiết tốt, râm mát, có mưa nhỏ, lặng gió và đất đủ ẩm.

Câu 11: Nêu các bước đào hố trồng cây?

Trả lời:

- Sau khi vạt sạch cỏ chỗ đào hố, cuốc lớp đất màu để riêng một bên.

- Bón phân lót: trộn phân bón với lớp đất màu theo tỉ lệ: 1 kg phân hữu cơ (đã ủ hoai) + 0,1 kg super lân + 0,1 kg NPK cho 1 hố. Lấp đất đã trộn phân bón vào hố.

- Lấp hố: nhặt bỏ cỏ, rễ cây, đá lẫn trong đất; cuốc thêm đất lấp cho đầy hố.

Câu 12: Rừng có vai trò như thế nào đối với môi trường?

Trả lời:

Rừng có vai trò quan trọng đối với đời sống và sản xuất.

- Với chức năng quang hợp của cây xanh, rừng cung cấp khí oxygen cho con người và động vật, thu nhận khi carbon dioxide giúp không khí trong lành và góp phần điều hoà khí hậu.

- Rùng ven biển chắn gió, chống cát di động ven biển, che chở cho vùng đất phía trong đất liền.

- Rừng ngăn cản, làm giảm tốc độ của dòng chảy bề mặt của nước mưa, từ đó giúp bảo vệ độ phì nhiêu của đất, hạn chế các hiện tượng xói mòn, sạt lở đất, lũ lụt.

Câu 13: Không chăm sóc cây rừng sau khi trồng sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

Trả lời:

Rừng sau khi trồng nếu không chăm sóc sẽ gây ra hậu quả:

- Cây sẽ không thể phát triển hoặc sẽ bị chết. Vì nếu không chăm sóc thì cây bụi, cỏ dại mọc nhiều, cây khó phát triển được.

- Lâu ngày làm cho đất trống đồi trọc không được cải thiện, không ứng phó được với những thiên tai như lũ lụt, xói mòn đất,... gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của con người.

Câu 14: Các khu rừng hiện đang giữ bao nhiêu lượng cacbon?

Trả lời:

Các khu rừng trên thế giới hiện đang lưu trữ 1.000 tỷ tần carbon, nhiều gấp 2 lần lượng carbon trôi nổi trong khí quyển.

Câu 15: Cần làm cỏ và phát quang ở xung quanh miệng hố trước khi đào hố trồng cây rừng. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Trước khi đào hố trồng cây rừng phải làm cỏ và phát quang ở xung quanh miệng hố vì: đất hoang lâm nghiệp thường có cây hoang dại mọc nhiều, chúng sẽ chèn ép và cạnh tranh ánh sáng, chất dinh dưỡng và nước với cây trồng còn non yếu.

Câu 16: Có bao nhiêu khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam?

Trả lời:

Hiện nay Việt Nam có 11 khu dự trữ sinh quyển:

  • Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
  • Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà.
  • Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng.
  • Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang.
  • Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An.
  • Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau.
  • Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm.
  • Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.
  • Khu dự trữ sinh quyển Langbiang.
  • Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa.
  • Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng.

Câu 17: Khi lấp hố trồng cây phải cho lớp đất màu trộn với phân bón xuống hồ trước. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Vì đất trồng phần lớn ở vùng đồi núi, đất bị rửa trôi mạnh, khô cằn và thiếu dinh dưỡng do đó cho lớp đất màu trộn phân bón xuống trước để lớp đất màu và phân bón không bị rửa trôi và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con hồi phục nhanh và phát triển mạnh trong thời gian mới trồng.

Câu 18: Kể tên một số loại rừng ở Việt Nam mà em biết?

Trả lời:

Một số loại rừng ở Việt Nam mà em biết : 

- Rừng U Minh - Cà Mau, Kiên Giang.

- Rừng Nam Cát Tiên - Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng.

- Rừng thông Bản áng - Mộc Châu, Sơn La

- Rừng nguyên sinh Tam Đảo - Vĩnh Phúc

- Rừng thông Bồ Bồ - Quảng Nam

- Rừng tràm Trà Sư - An Giang

Câu 19: Còn phương pháp trồng rừng nào ngoài 2 cách trồng rừng bằng cây con có bầu và trồng rừng bằng cây con rễ trần không?

Trả lời:

Ngoài 2 cách trồng rừng bằng cây con có bầu và trồng rừng bằng cây con rễ trần, người ta còn trồng rừng bằng cách gieo hạt trực tiếp vào hồ (đem hạt gieo trực tiếp trên đất trồng rừng đã được chuẩn bị trước). Phương pháp này được áp dụng ở những nơi đất còn tốt, thời tiết thuận lợi, đất ẩm và thích hợp trồng loại hạt có kích thước tương đối lớn, sức nảy mầm mạnh, cây con khỏe, chịu hạn tốt như bồ đề, xoan.

Câu 20: Những ngành sản xuất nào sử dụng nguyên liệu từ rừng?

Trả lời:

- Ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ: ngành mộc, xây dựng...

- Ngành chế biến hương liệu và tinh dầu. (từ các bộ phận của cây:hoa, lá, cành,

thân..) như mùi hương của mỹ phẩm, nước hoa...

- Ngành chế biến và cung cấp dược liệu, thuốc : dùng các loại nấm như linh chi, các vị thuốc bắc, thuốc nam..

- Ngành chế biến nhựa để sản xuất keo.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay