Câu hỏi tự luận Công nghệ 8 cánh diều Ôn tập Chủ đề 1: Vẽ kĩ thuật (P2)
Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 1: Vẽ kĩ thuật (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 8 cánh diều.
Xem: => Giáo án công nghệ 8 cánh diều
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1. VẼ KĨ THUẬT (PHẦN 2)
Câu 1: Em hãy mô tả tiêu chuẩn khổ giấy của bản vẽ kĩ thuật.
Trả lời:
Có 05 loại khổ giấy, kích thước như sau:
- A0: 1189 x 841mm.
- A1: 841 x 594mm.
- A2: 594 x 420mm.
- A3: 420 x 297mm.
- A4: 297 x 210mm.
Câu 2: Em hãy nêu tên gọi các mặt phẳng hình chiếu.
Trả lời:
Tên gọi các mặt phẳng hình chiếu như sau:
- Mặt phẳng thẳng đứng ở chính diện gọi là mặt phẳng hình chiếu đứng.
- Mặt phẳng nằm ngang gọi là mặt phẳng hình chiếu bằng.
- Mặt phẳng cạnh bên phải gọi là mặt phẳng hình chiếu cạnh.
Câu 3: Tại sao bản vẽ lắp lại quan trọng đối với người công nhân khi lắp ráp sản phẩm?
Trả lời:
Bản vẽ lắp quan trọng vì nó cung cấp thông tin chi tiết về cách thức lắp ghép các bộ phận, giúp người công nhân lắp ráp sản phẩm đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
Câu 4: Bản vẽ chi tiết là gì? Nêu công dụng của bản vẽ chi tiết.
Trả lời:
- Bản vẽ chi tiết là bản vẽ kĩ thuật trình bày các thông tin về hình dạng, kích thước, vật liệu và yêu cầu kĩ thuật để phục vụ cho chế tạo và kiểm tra chi tiết.
- Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết máy, dùng trong lao động, chế tạo, lắp ráp, thi công vận hành.
Câu 5: Bản vẽ nhà là gì?
Trả lời:
Bản vẽ nhà là bản vẽ kĩ thuật dùng trong xây dựng
Bản vẽ nhà đơn giản gồm các hình biểu diễn (mặt đứng, mặt bằng, mặt cắt) và các số liệu xác định hình dạnh, kích thước của ngôi nhà
Câu 6: Mối ghép bằng ren là gì?
Trả lời:
Mối ghép bằng ren là mối ghép tháo được, sử dụng để ghép hai hay nhiều chi tiết có chiều dày không lớn với nhau.
Để đơn giản khi vẽ, cho phép biểu diễn quy ước mối ghép bằng ren.
Câu 7: Cho biết phía trước chữ số kích thước đường tròn, cung tròn phải có kí hiệu gì?
Trả lời:
- Phía trước chữ số kích thước đường tròn phải có kí hiệu Ø.
- Phía trước chữ số kích thước cung tròn phải có kí hiệu R.
Câu 8: Khi bạn cần lắp ráp một sản phẩm từ bản vẽ lắp, bạn sẽ bắt đầu từ bước nào và cần chú ý đến điều gì?
Trả lời:
Khi lắp ráp sản phẩm từ bản vẽ lắp, bạn nên bắt đầu từ việc đọc khung tên để hiểu rõ thông tin cơ bản, sau đó là bảng kê để biết số lượng và vật liệu của các chi tiết, tiếp theo là hình biểu diễn và kích thước để biết cách thức lắp ghép chi tiết.
Câu 9: Khối quay trong được tạo ra như thế nào?
Trả lời:
Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một cạnh cố định (trục quay) của hình. Các khối tròn xoay thường gặp là hình trụ, hình nón, hình cầu.
Câu 10: Mặt bằng và mặt cắt của bản vẽ nhà có các mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu nào?
Trả lời:
- Mặt bằng có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu nền nhà.
- Mặt cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu chiếu đứng hoặc chiếu cạnh.
Câu 11: Vì sao phải sử dụng tỉ lệ khi lập bản vẽ kĩ thuật?
Trả lời:
Phải sử dụng tỉ lệ trên bản vẽ kĩ thuật vì kích thước vật thể thực tế nếu quá lớn hay quá nhỏ sẽ không thể biểu diễn đúng y chang chính xác vào trong bản vẽ.
Câu 12: Làm thế nào để bạn có thể kiểm tra tính chính xác của trình tự lắp ghép trong bản vẽ lắp?
Trả lời:
Để kiểm tra tính chính xác của trình tự lắp ghép, bạn cần so sánh trình tự lắp ghép được mô tả trong bản vẽ với quy trình kỹ thuật thực tế, đồng thời kiểm tra xem tất cả các chi tiết có khớp với nhau và hoạt động đúng chức năng khi lắp ghép không.
Câu 13: Làm thế nào để đọc và hiểu nội dung bản vẽ nhà?
Trả lời:
Để đọc và hiểu nội dung bản vẽ nhà cần hiểu rõ các kí hiệu quy ước dùng trên bản vẽ và quy tắc đọc bản vẽ.
Câu 14: Nét đứt mảnh trên hình chiếu B thể hiện cạnh nào của vật thể?
Trả lời:
Nét đứt mảnh trên hình chiếu B thể hiện cạnh không nhìn thấy của vật thể.
Câu 15: Em hãy nêu những thông tin thu thập được từ bản vẽ dưới đây:
Trả lời:
Từ bản vẽ trên, chúng ta có thể thấy đây là một khối trụ với các thông số như sau:
- Tỉ lệ: 1:1
- Vật liệu: Thép.
- Đường kính trong 50 mm.
- Đường kính ngoài 80 mm.
- Chiều dài 100 mm.
- Yêu cầu kĩ thuật: Làm cùn cạnh sắc, tôi cứng bề mặt.
Câu 16: Em hãy cho biết những hạn chế khi xây dựng không có bản vẽ nhà là gì?
Trả lời:
Việc không có bản vẽ nhà không những làm tăng thêm rủi ro trong quá trình xây dựng mà còn khiến cho nhiều công trình thi công không đạt chuẩn về kỹ thuật. Bên cạnh đó, còn có một số hạn chế khác như:
- Phát sinh nhiều chi phí vì không có kế hoạch xây dựng cụ thể khiến người chủ không thể lường trước được.
- Không có bản vẽ thì việc xây dựng sẽ mất khá nhiều thời gian bởi gia chủ cũng như đội ngũ thi công không biết rõ ngôi nhà mình mong muốn sẽ như thế nào. Một số trường hợp khi xây lên không chuẩn phải đập đi xây lại.
- Trong xây dựng, bản vẽ chính là cơ sở để 2 bên thỏa thuận cũng như điều chỉnh thiết kế. Vì vậy nếu không có bản vẽ thì sẽ không có cơ sở để thỏa thuận, khó tránh khỏi những trường hợp phát sinh nếu có vấn đề cần giải quyết.
- Một số nhà thầu sẽ không nhận thi công nếu không có bản vẽ thiết kế sẽ khiến cho bạn gặp khó khăn trong việc tìm nhà thầu uy tín.
Câu 17: Bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống?
Trả lời:
- Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất:
+ Bản vẽ kĩ thuật là một phương tiện thông tin dùng trong đời sống sản xuất.
+ Bản vẽ kĩ thuật là các thông tin kĩ thuật được trình bày theo các quy tắc thống nhất.
+ Trong sản xuất, bản vẽ kĩ thuật được dùng để thiết kế, chế tạo, lắp ráp, thi công. Muốn làm ra một sản phẩm nào đó thì ta phải dựa vào bản vẽ kĩ thuật ,để từ đó có thể sản xuất ra một sản phẩm có kích thước chính xác .
- Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống:
+ Trong đời sống, bản vẽ kĩ thuật giúp người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm một cách hiệu quả và an toàn.
Câu 18: Cho vật thể có các kích thước: chiều dài 60mm, chiều rộng 40mm và chiều cao 50mm. Hình biểu diễn của vật thể có tỉ lệ là 1:2. Độ dài các kích thước tương ứng đo được trên hình biểu diễn của vật thể là bao nhiêu?
Trả lời:
Độ dài các kích thước tương ứng đo được trên hình biểu diễn của vật thể là:
- Chiều dài: 30mm.
- Chiều rộng: 20mm.
- Chiều cao: 25mm.
Câu 19: Đọc bản vẽ dưới đây.
Trả lời:
Trình tự đọc |
Nội dung cần tìm hiểu |
Bản vẽ vòng đai |
1. Khung tên |
- Tên gọi chi tiết - Vật liệu - Tỉ lệ |
- Vòng đai - Thép - 1:2 |
2. Hình biểu diễn |
- Tên gọi hình chiếu - Vị trí hình cắt |
- Hình chiếu bằng - Hình cắt ở hình chiếu đứng |
3. Kích thước |
- Kích thước chung của chi tiết - Kích thước các phần chi tiết |
- Chiều dài 140, chiều rộng 50, R39 - Bán kính vòng trong R25 - Chiều dày 10 - Khoảng cách 2 lỗ 110 - Đường kính 2 lỗ Φ 12 |
4. Yêu cầu kĩ thuật |
- Gia công - Xử lý bề mặt |
- Làm từ cạnh - Mạ kẽm |
5. Tổng hợp |
- Mô tả hình dạng và cấu tạo của chi tiết - Công dụng của chi tiết |
- Phần giữa chi tiết là nửa hình ống trụ, hai bên hình hộp chữ nhật có lỗ tròn - Dùng để ghép nối chi tiết hình trụ với các chi tiết khác |
Câu 20: Trình bày phương pháp chiếu góc thứ nhất.
Trả lời:
- Chiếu vật thể lên ba mặt phẳng P1, P2, P3 ta thu được các hình chiếu vuông góc tương ứng trên đó là A, B, C:
+ A: hình chiếu đứng.
+ B: hình chiếu cạnh.
+ C: hình chiếu cạnh.
- Đường biểu diễn:
+ Các đường bao thấy sẽ thể hiện bằng nét liền đậm.
+ Các đường khuất sẽ thể hiện bằng nét gạch mảnh (nét đứt).
+ Các đường tâm, đường trục sẽ thể hiện bằng nét gạch chấm mảnh.