Câu hỏi tự luận Công nghệ 8 kết nối tri thức Ôn tập Chương 1: Vẽ kĩ thuật (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 1: Vẽ kĩ thuật (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 8 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức
ÔN TẬP CHƯƠNG 1. VẼ KĨ THUẬT (PHẦN 1)
Câu 1: Hãy nêu quy định về khổ giấy của bản vẽ kĩ thuật.
Trả lời:
Khổ giấy của các bản vẽ kĩ thuật được quy định trong tiêu chuẩn TCVN 7285:2003. Các khổ giấy chính của bản vẽ kĩ thuật được trình bày trong bảng sau đây:
Kí hiệu |
A0 |
A1 |
A2 |
A3 |
A4 |
Kích thước (mm) |
1189 x 841 |
594 x 841 |
594 x 420 |
297 x 420 |
297 x 210 |
Câu 2: Phương pháp các hình chiếu vuông góc là gì?
Trả lời:
Phương pháp các hình chiếu vuông góc là một phương pháp dùng các hình chiếu vuông góc để biểu diễn hình dạng và kích thước của vật thể.
Câu 3: Các yêu cầu kĩ thuật bao gồm những gì?
Trả lời:
Các yêu cầu kĩ thuật gồm chỉ dẫn về gia công, xử lí bề mặt
Câu 4: Các bước vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản
Trả lời:
Bước 1: Phân tích vật thể thành các khối đơn giản
Bước 2: Chọn các hướng chiếu
Bước 3: Vẽ các hình chiếu các bộ phận của vật thể bằng nét mảnh
Bước 4: Hoàn thiện các nét vẽ ghi kích thước
Câu 5: Bản vẽ nhà thuộc loại bản vẽ gì? Khi nào ta dùng bản vẽ nhà?
Trả lời:
Bản vẽ nhà là bản vẽ kĩ thuật, được dùng trong thiết kế và thi công xây dựng ngôi nhà.
Câu 6: Một bạn học sinh vẽ bản vẽ kĩ thuật với nhưng lại dùng nét đứt mảnh khi vẽ đường bao thấy. Theo em bản vẽ đấy có hợp lệ không, vì sao?
Trả lời:
Không vì nét đứt mảnh được dùng để vẽ đường bao khuất, cạnh khuất; khi vẽ đường bao thấy phải dùng nét liền đậm.
Câu 7: Nêu một số yêu cầu khi đo kích thước.
Trả lời:
Dùng milimet làm đơn vị đo kích thước dài, trên bản vẽ không cần ghi đơn vị đo. Dùng độ, phút, giây làm đơn vị đo góc. Mỗi kích thước chỉ ghi một lần trên bản vẽ. Số lượng kích thước ghi phải đủ để chế tạo vật thể.
Câu 8: Hãy nêu đặc điểm của hình hộp chữ nhật.
Trả lời:
Hình hộp chữ nhật được bao bởi hai mặt đáy là hai hình chữ nhật bằng nhau và bốn mặt bên là các hình chữ nhật.
Câu 9: Quan sát Hình 2.7 và cho biết các hướng chiếu 1, 2, 3 tương ứng với hướng chiếu nào trong các hướng chiếu từ trước, từ trên và từ trái?
Trả lời:
- Hướng chiếu 1: hướng chiếu từ trái
- Hướng chiếu 2: hướng chiếu từ trên
- Hướng chiếu 3: hướng chiếu từ trước
Câu 10: Dựa vào hình vẽ sau để trả lời các câu hỏi dưới đây
Hãy cho biết tên gọi chi tiết trong bản vẽ là gì?
Trả lời:
Tên gọi chi tiết: gối đỡ
Câu 11: Tên gọi của các kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà đã được thay thế bằng A, B, C,... Dựa vào kiến thức đã học, em hãy gọi tên các kí hiệu đó.
Trả lời:
A – Cửa đi đơn một cánh
B – Cửa đi đơn hai cánh
C – Cửa sổ đơn
D – Cửa sổ kép
E – Cầu thang trên mặt cắt
F – Cầu thang trên mặt bằng
Câu 12: Hình 3.1 là một bản vẽ chi tiết, em hãy cho biết trên bản vẽ đó có những gì?
Trả lời:
- Các thông tin về bản vẽ:
+ Yêu cầu kĩ thuật: làm tù cạnh và mạ kẽm
+ Đường kính vòng ngoài: 14 mm
+ Đường kính vòng trong: 8 mm
+ Ngày vẽ: 04/06, người vẽ Lê Thị A
+ Ngày kiểm tra: 04/06, người kiểm tra Trần Văn B
+ Vật liệu: thép
+ Tờ số 3
Câu 13: Kích thước chung của sản phẩm dùng để làm gì?
Trả lời:
Kích thước chung của sản phẩm dùng để xác định chiều dài, chiều rộng, chiều cao vật thể.
Câu 14: Hãy mô tả các bước cơ bản để đọc và hiểu một bản vẽ chi tiết.
Trả lời:
Để đọc và hiểu một bản vẽ chi tiết, các bước cơ bản bao gồm:
- Bước 1: Xác định khung tên, bao gồm tên gọi chi tiết, vật liệu chế tạo, tỉ lệ bản vẽ.
- Bước 2: Quan sát các hình biểu diễn và tên gọi các hình chiếu.
- Bước 3: Đọc kích thước chung của chi tiết và kích thước các phần của chi tiết.
- Bước 4: Xem xét yêu cầu kỹ thuật về gia công, xử lý bề mặt.
Câu 15: Quan sát Hình 1.5 và thực hiện các yêu cầu sau
- Nhận biết các đường gióng, đường kích thước và giá trị kích thước.
- Mô tả vị trí và hướng của các giá trị kích thước.
Trả lời:
- - Đường gióng: những đường màu xanh lá cây
- Đường kích thước: đường viền đen
- Giá trị kích thước: R10, 10, 20, 60, 70, (đường kính) 30
- Vị trí và hướng của các giá trị kích thước nằm cùng chiều và cùng với đường kích thước
Câu 16: Tại sao cần phải có tỉ lệ trong bản vẽ nhà và nó ảnh hưởng như thế nào đến quá trình xây dựng?
Trả lời:
Tỉ lệ trong bản vẽ nhà giúp thể hiện chính xác kích thước thực tế của công trình so với kích thước trên bản vẽ. Tỉ lệ chính xác đảm bảo rằng các nhà thầu và thợ xây có thể hiểu và xây dựng công trình theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Câu 17: Hãy giải thích sự khác biệt giữa bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp.
Trả lời:
Bản vẽ chi tiết thể hiện thông tin chi tiết về một chi tiết cụ thể, bao gồm kích thước, hình dạng, và yêu cầu kỹ thuật. Trong khi đó, bản vẽ lắp thể hiện cách thức các chi tiết được lắp ghép với nhau để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh, bao gồm bảng kê chi tiết và trình tự tháo lắp, nhưng không ghi yêu cầu kỹ thuật.
Câu 18: Đọc bản vẽ chi tiết sau
Trả lời:
Trình tự đọc |
Nội dung |
Kết quả đọc bản vẽ ống lót |
1. Khung tên |
- Tên gọi chi tiết - Vật liệu - Tỉ lệ |
- Ống lót - Thép - 1:1 |
2. Hình biểu diễn |
- Tên gọi hình chiếu - Các hình biểu diễn khác (nếu có) |
- Hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh |
3. Kích thước |
- Kích thước chung của chi tiết - Kích thước các thành phần của chi tiết |
- Ø28, 35 - Đường kính ngoài Ø28. Đường kính lỗ Ø16. Chiều dài 35. |
4. Yêu cầu kĩ thuật |
- Gia công - Xử lí bề mặt |
- Làm tù cạnh - Mạ kẽm |
Câu 19: Trong bản vẽ lắp, bảng kê có vai trò gì và thông tin nào thường được ghi trong bảng kê?
Trả lời:
Trong bản vẽ lắp, bảng kê có vai trò liệt kê tất cả các chi tiết cần thiết để lắp ráp sản phẩm. Thông tin thường được ghi trong bảng kê bao gồm số thứ tự, tên gọi chi tiết, số lượng và vật liệu của từng chi tiết.
Câu 20: Quan sát các vật thể trên Hình 2.10 và cho biết mỗi vật thể được ghép lại bởi những khối đa diện nào? Tìm các hình chiếu tương ứng của chúng trên Hình 2.11.
Trả lời:
- a) Hình được ghép bởi 2 hình hộp chữ nhật
Tương ứng với hình chiếu 3
- b) Hình được ghép bởi hình lăng trụ ngũ giác đều
Tương ứng với hình chiếu 1
- c) Hình được ghép bởi hình hộp chữ nhật và hình lăng trụ tứ giác đều
Tương ứng với hình chiếu 2