Câu hỏi tự luận Công nghệ 8 kết nối tri thức Ôn tập Chương 1: Vẽ kĩ thuật (P2)
Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 1: Vẽ kĩ thuật (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 8 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức
ÔN TẬP CHƯƠNG 1. VẼ KĨ THUẬT (PHẦN 2)
Câu 1: Mô tả tiêu chuẩn khổ giấy của bản vẽ kĩ thuật
Trả lời:
Tiêu chuẩn khổ giấy của bản vẽ kĩ thuật được quy định theo hệ thống A, với A0 là khổ giấy lớn nhất có kích thước 841 x 1189 mm. Các khổ giấy tiếp theo như A1, A2, A3,… sẽ có kích thước giảm dần một nửa so với khổ giấy trước đó khi gấp đôi lên.
Câu 2: Nêu khái niệm tỉ lệ trong bản vẽ kĩ thuật.
Trả lời:
Tỉ lệ trong bản vẽ kĩ thuật là tỉ số giữa kích thước đo được trên bản vẽ với kích thước thực tế của đối tượng. Tỉ lệ giúp thể hiện đối tượng với kích thước phù hợp trên bản vẽ mà vẫn giữ được hình dạng và tỉ lệ chính xác.
Câu 3: Mô tả tỉ lệ đường nét của bản vẽ kĩ thuật.
Trả lời:
Tỉ lệ đường nét trong bản vẽ kĩ thuật phải đảm bảo rõ ràng, dễ nhận biết các chi tiết khác nhau. Đường nét chính có độ dày lớn hơn để nổi bật, trong khi đường nét phụ có độ dày nhỏ hơn và thường được vẽ đứt đoạn hoặc mảnh hơn.
Câu 4: Kể tên một số phần mềm hỗ trợ người dùng thiết kế bản vẽ kĩ thuật và nêu ưu điểm của chúng.
Trả lời:
Một số phần mềm hỗ trợ thiết kế bản vẽ kĩ thuật bao gồm AutoCAD, SolidWorks, SketchUp. Ưu điểm của chúng là khả năng tạo mô hình 3D chính xác, cung cấp nhiều công cụ vẽ và chỉnh sửa, và khả năng tương thích với nhiều định dạng file khác nhau.
Câu 5: Kể tên một số lĩnh vực sử dụng bản vẽ kĩ thuật và giải thích tầm quan trọng của bản vẽ trong lĩnh vực đó.
Trả lời:
Bản vẽ kĩ thuật được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như kiến trúc, cơ khí, điện tử, xây dựng. Trong mỗi lĩnh vực, bản vẽ kĩ thuật giúp truyền đạt thông tin thiết kế một cách chính xác và chi tiết, là cơ sở cho việc sản xuất, lắp ráp và xây dựng
Câu 6: Hãy nêu khái niệm của bản vẽ kĩ thuật?
Trả lời:
Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu kĩ thuật được trình bày dưới dạng hình vẽ, biểu diễn hình dạng, kích thước và yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm.
Câu 7: Dựa vào hình vẽ sau để trả lời các câu hỏi dưới đây
Hãy cho biết các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết đó.
Trả lời:
Các yêu cầu kĩ thuật bao gồm:
- Gia công: Làm tù cạnh
- Xử lí bề mặt: Mạ kẽm
Câu 8: Hãy nêu đặc điểm của hình lăng trụ đều.
Trả lời:
Hình lăng trụ đều được bao bởi hai mặt đáy là 2 đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau.
Câu 9: Quan sát hình 5.2 và cho biết các hình a, b, c tương ứng với loại hình biểu diễn nào?
Trả lời:
a – Mặt đứng
b – Mặt cắt
c – Mặt bằng
Câu 10: Quan sát Hình 2.9 và nêu đặc điểm các hình chiếu của hình chóp tứ giác đều.
Trả lời:
Hình chóp tứ giác đều có 4 cạnh bên là tam giác cân với chiều cao h cạnh đáy a, cạnh đáy hình chóp tứ giác đều là hình vuông cạnh a.
Câu 11: Trong một bản vẽ kĩ thuật, khi nào người ta dùng nét gạch dài-chấm-mảnh?
Trả lời:
Khi vẽ đường tâm, đường trục,…
Câu 12: Một bản vẽ nhà gồm những nội dung gì?
Trả lời:
Bản vẽ nhà gồm các hình biểu diễn (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt,…) và các số liệu xác định hình dạng, kích thước và bố cục của ngôi nhà.
Câu 13: Quan sát Hình 2.15 và nêu đặc điểm các hình chiếu của hình cầu.
Trả lời:
Các hình chiếu của hình cầu đều là hình tròn với đường kính d
Nói cách khác, các hình chiếu của hình cầu giống nhau và bằng nhau
Câu 14: Quan sát Hình 3.3 và cho biết tên gọi của chi tiết được biểu diễn trong hình là gì. Hãy mô tả hình dạng, kích thước và các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết đó.
Trả lời:
- Tên gọi chi tiết: đầu côn
- Hình dạng: nón cụt
- Kích thước:
+ Đường kính vòng ngoài: Ø30 mm
+ Đường kính vòng trong: Ø20 mm
+ Đường kính khoét: Ø10 mm
+ Chiều cao: 40 mm
+ Độ dày đáy: 10 mm
- Yêu cầu kĩ thuật: làm tù cạnh, mạ kẽm.
Câu 15: Nêu các nội dung cần có trong bảng kê của bản vẽ lắp.
Trả lời:
Bảng kê gồm số thứ tự, tên gọi chi tiết, số lượng, vật liệu.
Câu 16: Quan sát Hình 2.5b và cho biết
- Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ được sắp xếp như thế nào?
- Mối liên hệ giữa hình chiếu đứng và hình chiếu bằng, giữa hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh.
Trả lời:
- Theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới: Hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh, hình chiếu bằng.
- - Hình chiếu đứng và hình chiếu bằng: vuông góc với nhau
- Hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh: vuông góc với nhau
Câu 17: Hãy liệt kê các khối đa diện thường gặp.
Trả lời:
Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều và hình chóp đều là các khối đa diện thường gặp trong đời sống và sản xuất.
Câu 18: Quan sát và cho biết tên gọi của các nét vẽ được sử dụng trong Hình 1.4.
Trả lời:
- Nét vẽ A: Nét liền mảnh
- Nét vẽ B: Nét liền đậm
- Nét vẽ C: Nét liền đậm
- Nét vẽ D: Nét đứt mảnh
- Nét vẽ E: Nét gạch dài - chấm - mảnh
- Nét vẽ G: Nét đứt mảnh
Câu 19: Dựa vào hình vẽ sau để trả lời các câu hỏi bên dưới
Hãy cho biết chi tiết nội dung trong phần khung tên của bản vẽ.
Trả lời:
- Tên gọi của sản phẩm: bộ ròng rọc
- Tỉ lệ bản vẽ 1:2
Câu 20: Đọc bản vẽ chi tiết sau
Trả lời:
Trình tự đọc |
Nội dung |
Kết quả đọc bản vẽ côn có ren |
1. Khung tên |
- Tên gọi chi tiết - Vật liệu - Tỉ lệ |
- Côn có ren - Thép - 1:1 |
2. Hình biểu diễn |
- Tên gọi hình chiếu - Các hình biểu diễn khác (nếu có) |
- Hình chiếu cạnh - Hình cắt trên hình chiếu đứng |
3. Kích thước |
- Kích thước chung của chi tiết - Kích thước các thành phần của chi tiết |
- Ø18, 10 - Đầu lớn Ø18, đầu bé Ø14. Kích thước ren M8x1 (ren hệ mét, đường kính d = 8, bước ren p = 1). |
4. Yêu cầu kĩ thuật |
- Gia công - Xử lí bề mặt |
- Tôi cứng - Mạ kẽm |