Câu hỏi tự luận Công nghệ 8 kết nối tri thức Ôn tập Chương 3: An toàn điện (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 3: An toàn điện (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 8 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức
ÔN TẬP CHƯƠNG 3. AN TOÀN ĐIỆN (PHẦN 1)
Câu 1: Tai nạn điện thường xảy ra bởi bao nhiêu nhóm nguyên nhân chính? Kể tên nhóm nguyên nhân đó.
Trả lời:
Tai nạn điện thường xảy ra bởi 3 nhóm nguyên nhân chính. Đó là:
- Tiếp xúc trực tiếp vào vật mang điện.
- Vi phạm khoảng cách bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
- Đến gần vị trí dây dẫn có điện bị rơi xuống đất.
Câu 2: Mục đích của biện pháp an toàn điện là gì?
Trả lời:
Biện pháp an toàn điện nhằm mục đích ngăn ngừa tình trạng mất an toàn và hạn chế tối đa các tai nạn điện xảy ra trong quá trình lắp đặt, sử dụng và sửa chữa điện.
Câu 3: Khi thấy người bị tai nạn điện, việc đầu tiên cần làm là gì?
Trả lời:
Khi phát hiện thấy người bị điện giật, cần nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
Câu 4: Em hãy nêu cấu tạo của bút thử điện.
Trả lời:
Bút thử điện có cấu tạo gồm 3 phần:
- Đầu bút
- Đèn báo
- Kẹp kim loại
Câu 5: Nghị định số 14/2014/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định về khoảng cách bảo vệ an toàn lưới điện cao áp về chiều rộng đối với cấp điện áp 220 kV là bao nhiêu?
Trả lời:
Khoảng cách bảo vệ an toàn lưới điện cao áp về chiều rộng đối với cấp điện áp 220 kV là 6 mét.
Câu 6: Để đảm bảo an toàn điện khi sử dụng ta cần phải làm gì?
Trả lời:
Để đảm bảo an toàn điện, khi sử dụng cần:
- Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện trước khi sử dụng: sử dụng bút thử điện, đồng hồ đo điện để kiểm tra độ cách điện của đồ dùng điện.
- Thực hiện nối tiếp đất cho các đồ dùng điện có vỏ kim loại thường xuyên tiếp xúc như: bình nước nóng, máy giặt, tủ lạnh,… bằng cách nối vỏ trực tiếp hoặc sử dụng các ổ cắm có chân tiếp đất (ổ cắm ba cực).
- Không vi phạm an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp.
- Sử dụng các thiết bị đóng, cắt bảo vệ chống quá tải chống rò điện.
Câu 7: Một bạn gợi ý rằng có thể dùng vải khô để lót tay và chạy lại gần kéo nạn nhân ra. Theo em, phương án này có khả thi không? Tại sao?
Trả lời:
Phương án này không khả thi vì khi chạy lại gần nạn nhân nghĩa là người cứu nạn đã đến gần vùng đất, nước xung quanh điểm chạm của dây dẫn có điện, có thể khiến người cứu nạn bị điện giật.
Câu 8: Em hãy tìm hiểu và cho biết các vai trò chính của điện năng đối với đời sống.
Trả lời:
* Đời sống sinh hoạt
Điện năng có vai trò quan trọng đối với đời sống sinh hoạt hằng ngày của con người:
- Trong cuộc sống hiện nay, con người hầu như sử dụng các thiết bị điện như: Tivi, tủ lạnh, điều hòa, bếp điện, nồi cơm điện
- Điện năng là nguồn năng lượng cho các thiết bị trong các gia đình. Khi nguồn điện năng bị cắt thì những thiết bị này cũng ngừng hoạt động
- Do đó sử dụng điện năng là nguồn nhu cầu không thể thiết yếu trong đời sống sinh hoạt của con người
- Vai trò quan trọng đối với nhiều lĩnh vực khác như y tế, giáo dục
* Phát triển hệ thống tự động hóa và các ngành công nghiệp sản xuất
- Nhờ có điện năng mà các hệ thống tự động hóa trong các nhà máy sản xuất ngày càng phát triển
- Điện năng giúp cho hệ thống máy móc tại các nhà máy sản xuất hoạt động mang lại hiệu quả năng suất cao, giảm bớt sự tiêu tốn sức lao động cũng như thời gian
* Ngành công nghiệp
Điện năng đóng vai trò quan trọng trong các ngành nông nghiệp, giúp cải tiến nền nông nghiệp ngày càng phát triển. Điện năng cung cấp nguồn năng lượng cho hệ thống tưới tiêu hoạt động, giảm bớt sức lao động của con người trong việc tưới tiêu các loại cây trồng.
Câu 9: Hãy liệt kê các tình huống có thể gây tai nạn điện theo nhóm nguyên nhân chính.
Trả lời:
Các tình huống gây tai nạn điện bao gồm: tiếp xúc trực tiếp vào vật mang điện, vi phạm khoảng cách bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, và đến gần vị trí dây dẫn có điện bị rơi xuống đất.
Câu 10: Dựa vào hình bên dưới, em hãy cho biết nguyên nhân gây ra tai nạn điện.
Trả lời:
Nguyên nhân gây ra tai nạn điện là: đến gần vị trí dây dẫn có điện bị rơi xuống đất.
Câu 11: Kể tên các trang bị bảo hộ và dụng cụ bảo vệ an toàn điện trong hình 12.4
Trả lời:
- Quần áo bảo hộ.
- Mũ bảo hộ.
- Găng cách điện.
- Ủng cách điện.
- Thảm cách điện.
Câu 12: Quan sát hình sau và cho biết nguyên nhân gây ra tai nạn điện. Có nên tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện như trong hình không? Nếu cách đó là sai, hãy chỉ ra cách làm đúng.
Trả lời:
- Nguyên nhân gây ra tai nạn điện là do tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện. Trong trường hợp này, nạn nhân đã tiếp xúc trực tiếp với vỏ tủ lạnh bị rò điện.
- Không nên làm theo hình để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện vì người cứu nạn đã chạm trực tiếp vào người nạn nhân và vật mang điện, điều này khiến cho người cứu nạn bị điện giật.
- Cách làm đúng:
+ Rút phích cắm điện, ngắt cầu chì hoặc aptomat.
+ Dùng trang bị bảo hộ và các vật dụng cách điện để kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
Câu 13: Khi phát hiện dây điện rơi xuống đất, bạn cần làm gì để đảm bảo an toàn?
Trả lời:
Khi phát hiện dây điện rơi xuống đất, cần phải giữ khoảng cách an toàn, không tiếp xúc trực tiếp và thông báo ngay cho cơ quan điện lực để xử lý.
Câu 14: Vì sao dây dẫn điện trong nhà thường có lớp vỏ cách điện bên ngoài?
Trả lời:
Lớp vỏ cách điện bên ngoài giúp con người tránh tiếp xúc trực tiếp vào vật mang điện, giảm khả năng bị tai nạn điện.
Câu 15: Vì sao một số đồ dùng điện có vỏ bằng kim loại cần sử dụng phích cắm điện loại có ba cực (như hình bên dưới)?
Trả lời:
Một số đồ dùng điện có vỏ bằng kim loại cần sử dụng phích cắm điện loại có ba cực vì những thiết bị đó có vỏ kim loại, khi sử dụng ta thường xuyên tiếp xúc với mặt ngoài của chúng.
Trong 1 vài trường hợp, dây điện bị hở nên dẫn điện trên bề mặt kim loại. Người dùng không biết sẽ bị giật ngay nếu chạm vào phần vỏ kim loại của vật dụng. Nhưng thiết bị với phích cắm 3 chân sẽ giúp giảm thiểu tình trạng này khi chân thứ 3 sẽ loại bỏ nguồn điện bị rò rỉ đó. Cụ thể, trên ổ cắm điện 3 lỗ có 2 lỗ kết nối với dây nóng và dây nguội, lỗ còn lại có kích thước lớn hơn nối với dây nối đất của công trình. Sự kết nối với dây nối đất này nhằm đảm bảo an toàn khi lỡ may điện bị rò rỉ ra vỏ kim loại của thiết bị.
Câu 16: Cho bảng sau. Điền chữ Đ nếu hành động đó là đúng, chữ S nếu hành động đó là sai.
a) Chơi đùa và trèo lên cột điện cao áp. |
|
b) Thả diều gần đường dây điện |
|
c) Không buộc trâu bò, … vào cột điện cao áp |
|
d) Không xây nhà gần sát đường dây điện cao áp |
|
e) Chơi gần dây néo, dây chằng cột điện cao áp |
|
f) Tắm mưa dưới đường dây điện cao áp |
Trả lời:
a) Chơi đùa và trèo lên cột điện cao áp. |
S |
b) Thả diều gần đường dây điện |
S |
c) Không buộc trâu bò, … vào cột điện cao áp |
Đ |
d) Không xây nhà gần sát đường dây điện cao áp |
Đ |
e) Chơi gần dây néo, dây chằng cột điện cao áp |
S |
f) Tắm mưa dưới đường dây điện cao áp |
S |
Câu 17: Nếu bạn là một kỹ sư điện, bạn sẽ áp dụng biện pháp nào để phòng tránh tai nạn điện cho công nhân trong nhà máy?
Trả lời:
Là một kỹ sư điện, tôi sẽ áp dụng các biện pháp như: đào tạo an toàn điện cho công nhân, thiết lập rõ ràng các biển báo an toàn, sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân, và thực hiện kiểm tra định kỳ các thiết bị điện để phòng tránh tai nạn điện.
Câu 18: Quan sát hình bên dưới, sắp xếp trình tự và mô tả các bước sơ cứu nạn nhân tại chỗ.
Trả lời:
* Trình tự đúng là: d → c → b → a
* Các bước sơ cứu nạn nhân tại chỗ:
Bước 1: Kiểm tra tình trạng nạn nhân
- Nếu nạn nhân còn tỉnh: nới rộng quần áo; nhanh chóng đưa nạn nhân tới vị trí thuận lợi và kêu gọi sự hỗ trợ của người khác.
- Nếu nạn nhân đã bị ngất, không thở hoặc thở không đều, co giật và run, cần phải xoa bóp tim ngoài lồng ngực kết hợp hô hấp nhân tạo cho tới khi nạn nhân thở được, tỉnh lại và mời nhân viên y tế.
Bước 2: Thực hiện hô hấp nhân tạo
- Chuẩn bị: Để nạn nhân nằm ngửa, nới rộng quần áo, thắt lưng. Để đầu ngửa ra sau và nghiêng về một bên.
- Thực hiện ngay việc xoa bóp tim ngoài lồng ngực: Người cứu quỳ bên cạnh nạn nhân, đặt chéo 2 bàn tay lên ngực nạn nhân rồi dùng sức ấn nhanh, mạnh làm lồng ngực nạn nhân bị nén xuống (5-6) cm. Sau khoảng 1/3 giây, buông tay ra để lồng ngực nạn nhân trở lại bình thường. Làm như vậy, khoảng từ 100-120 lần/phút.
- Thực hiện việc hà hơi thổi ngạt, chọn một trong hai cách sau:
+ Thổi vào mũi: Ấn mạnh cằm để giữ miệng nạn nhân ngậm chặt lại. Lấy hơi, ngậm mũi nạn nhân, thổi mạnh.
+ Thổi vào miệng: Một tay bịt mũi, một tay kéo hàm xuống dưới để mở miệng nạn nhân. Sau đó hít hơi thật sâu rồi ngậm chặt miệng nạn nhân và thổi mạnh.
Làm từ 16-20 lần/phút cho đến khi nạn nhân tỉnh.
Lưu ý: Nếu chỉ có một người cứu thì cứ 15 lần xoa bóp tim chuyển sang hà hơi thổi ngạt 02 lần. Nếu có 02 người thì một người làm động tác ép tim, người còn lại hà hơi thổi ngạt theo tỉ lệ 5:1.
Bước 3: Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Sơ cứu tại chỗ, gọi xe cứu thương để các nhân viên y tế cấp cứu và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Câu 19: Em hãy quan sát hình sau và cho biết người trong hình đã mắc lỗi gì khi sửa chữa điện?
Trả lời:
Khi sửa chữa điện, người trong hình đã mắc các lỗi:
- Không cắt nguồn điện trước khi sửa chữa.
- Không sử dụng trang bị bảo hộ và dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
Câu 20: Quan sát hình sau và cho biết nguyên nhân gây ra tai nạn điện. Có nên tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện như trong hình không? Tại sao?
Trả lời:
- Nguyên nhân gây ra tai nạn điện là do đến gần vị trí dây dẫn có điện bị rơi xuống đất.
- Có thể tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện như cách làm trong hình vì người cứu nạn đã tuân thủ các nguyên tắc khi cứu người bị điện giật: đứng trên thảm cách điện, dùng gậy bằng gỗ khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi nguồn điện.