Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức bài 12: Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị,
Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 12: Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị, Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức
BÀI 12: MỘT SỐ BỆNH PHỔ BIẾN Ở LỢN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ
(15 câu)
- NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Em hãy cho biết có những loại bệnh phổ biến nào trên lợn?
Trả lời:
* Bệnh dịch tả lợn:
+ Nguyên nhân: bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, lây lan nhanh và rộng, bệnh có biểu hiện đặc trưng là bại huyết và xuất huyết. Bệnh phát ra ở heo thuộc tất cả các lứa tuổi với tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao.
+ Cách phòng trị bệnh: Hiện tại chưa có thuốc đặc trị nhưng bà con phải tiêm phòng Vắc xin đúng lịch trình, khi lợn mới mua về phải nhốt riêng ra ít nhất 3 tuần, để tránh trường hợp lợn lây bệnh cho đàn. Chuồng trại phải luôn vệ sinh định kỳ, sát trùng, khi có dịch xảy ra lợn bệnh phải được xử lý ngay kịp thời.
* Bệnh tụ huyết trùng:
+ Nguyên nhân: do cầu trực khuẩn Pasteurella multocida gây nên với đặc điểm gây bại huyết, xuất huyết và gây xáo trộn hô hấp (chủ yếu là viêm phổi). Bệnh này rất nguy hiểm đối với những cơ sở chăn nuôi heo tập trung có mật độ cao. Mầm bệnh có sẵn ở trong đất, trong khí quản và trong phổi heo.
+ Cách phòng trị bệnh:
– Phòng bệnh: Bằng vaccin tụ huyết trùng heo keo phèn, đối với heo nái tiêm phòng trước khi phối giống, đối với heo con tiêm khi heo được 40 – 45 ngày tuổi. Tiêm cho heo vào gốc tai với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau khi tiêm 8 – 14 ngày thì vaccin mới bắt đầu phát huy tác dụng và hiệu quả phòng ngừa bệnh kéo dài từ 4 – 5 tháng.
– Trị bệnh: Chỉ đạt hiệu quả cao khi phát hiện và điều trị heo bị bệnh sớm. Hầu hết các loại kháng sinh hiện nay đang sử dụng trong thú y đều có tác dụng mạnh đối với mầm bệnh. Trong thực tế điều trị thường dùng phối hợp giữa Streptomicine với liều 20 – 40 mg/kg thể trọng và Penicillin với liều 20.000 – 40.000 IU/kg thể trọng hoặc dùng Terramicin 10 – 20 mg/kg thể trọng. Để nâng cao hiệu quả điều trị, cần phối hợp với những loại thuốc trị triệu chứng như thuốc giảm sốt (Analgine), thuốc giảm ho (Eucalyptin), thuốc kháng viêm (Dexamethasone), thuốc trợ lực trợ sức (Cafein, Vitamin C, B Complex …).
Câu 2: Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh dịch tả lợn cổ điển.
Trả lời:
Bệnh dịch tả lợn cổ điển (classical swine fever) được xếp vào loại bệnh nguy hiểm bởi cơ chế lây lan bệnh nhanh chóng và bằng nhiều con đường khác nhau. Bệnh có khả năng lây qua đường tiêu hóa, qua đường hô hấp, qua các vùng da có vết thương trầy xước.
Nguyên nhân gây bệnh: là virus dịch tả lợn cổ điển có vật chất di truyền là RNA, thuộc họ Flaviviridea, Virus có thể ra ngoài qua phân, nước tiểu, nước bọt, vì thế khả năng lây lan rất cao.
Câu 3: Em hãy nêu biện pháp phòng, trị bệnh dịch tả lợn cổ điển.
Trả lời:
+ Hiện nay, bệnh dịch tả lợn cổ điển chưa có thuốc đặc trị, vì vậy biện pháp chủ yếu là phòng bệnh.
+ Để phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển hiệu quả, cần giữ cho chuồng trại luôn khô thoáng, lưu thông khí, vệ sinh sát trùng định kì. Tiêm vaccine đầy đủ theo khuyến cáo.
Câu 4: Em hãy nêu đặc điểm và nguyên nhân dẫn đến bệnh tai xanh.
Trả lời:
+ Bệnh tai xanh hay còn gọi là hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn, là bệnh do Arterivirus thuộc họ Arteriviridae có vật chất di truyền là RNA gây ra, loại virus này chỉ gây bệnh cho lợn.
+ Lợn ở tất cả các lứa tuổi đều cảm nhiễm, nhưng lợn con và lợn nái mang thai thường mẫn cảm hơn cả. Bệnh có thể lây trực tiếp thông qua sự tiếp xúc giữa lợn ốm, lợn mang virus với lợn khoẻ và có thể lây gián tiếp qua các nhân tố trung gian bị nhiễm virus.
Câu 5: Em hãy nêu đặc điểm và nguyên nhân dẫn đến bệnh tụ huyết trùng trên lợn.
Trả lời:
Bệnh tụ huyết trùng lợn là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Gram âm có tên là Pasteurella multocida gây ra. Vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong niêm mạc mũi và hạch amidan của lợn. Khi môi trường bất lợi như thời tiết thay đổi, nhiệt độ và độ ẩm không khí trong chuồng nuôi cao, vận chuyển, chuyển chuồng, nuôi chật chội,... cơ thể giảm sức đề kháng thì vi khuẩn có cơ hội tăng sinh, tăng độc lực và gây bệnh. Bệnh lây từ gia súc bệnh sang gia súc khoẻ qua đường không khí, tiếp xúc trực tiếp và qua thức ăn, nước uống.
- THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1. Theo em, vì sao dịch tả lợn Châu Phi những năm gần đây lại được nhận định là một loại bệnh nguy hiểm trên lợn?
Trả lời:
Bệnh dịch tả lợn Châu phi được nhận định là một loại bệnh nguy hiểm bởi vì:
+ Tính chất lây lan nhanh: lây nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hóa, thông qua tiếp xúc trực tiếp/ gián tiếp với các thể nhiễm virus.
+ Hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu cho loại bệnh này.
+ Tỉ lệ gây tử vong cho lợn bị nhiễm bênh lên đến 100%.
Câu 2: Em hãy nêu các biện pháp phòng, trị bênh tai xanh trên lợn.
Trả lời:
* Phòng bệnh:
Luôn giữ chuồng trại khô thoảng, lưu thông khí, thực hiện vệ sinh sát trùng định kì, thực hiện tốt biện pháp chăn nuôi “cùng vào – cùng ra”. Thực hiện tiêm phòng vaccine đầy đủ theo lịch khuyến cáo.
* Trị bệnh:
Khi phát hiện vật nuôi bị bệnh, kịp thời báo cho thủ y địa phương.
Không được tắm cho lợn bị bệnh, sử dụng Sorbitol để giải độc gan, thận cho lợn, có thể sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc kháng viêm và một số loại thuốc kháng sinh phổ kháng khuẩn rộng để điều trị.
Câu 3: Em hãy nêu các biện pháp phòng, trị bệnh tụ huyết trùng trên lợn.
Trả lời:
+ Bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn có sẵn trong cơ thể lợn, bùng phát khi thời tiết thay đổi nên định kì cần bổ sung các sản phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng cho lợn.
+ Luôn giữ chuồng trại khô thoáng, lưu thông khí, thực hiện vệ sinh sát trùng định kì. + Thực hiện biện pháp chăn nuôi “cùng vào – cùng ra".
+ Tiêm phòng vaccine đầy đủ, có thể tiêm cho lợn từ 4 tuần tuổi trở lên, nhắc lại 6 tháng/lần.
+ Giống như các bệnh đường hô hấp khác, biện pháp dùng kháng sinh để phòng bệnh có hiệu quả hơn để điều trị. Một số loại kháng sinh được sử dụng gồm Tetracycline, Sulfamethazine, Sulfathiazole, Penicillin, Tylosin, Sulfamethazine, Tiamulin.
Câu 4: Hãy nêu về một số loại bệnh khác hay gặp trên lợn.
Trả lời:
Một số loại bệnh khác trên con lợn: bệnh dịch tả, bệnh viêm màng phổi, bệnh liên cầu khuẩn, bệnh cầu trùng, bệnh tiêu chảy.
Câu 5: Nêu cách phòng tránh các loại bệnh phổ biến trên lợn.
Trả lời:
Một số cách phòng tránh các loại bệnh trên lợn:
- Chọn con giống khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng.
- Tiêm phòng đầy đủ các mũi cho lợn.
- Tiêm nhắc lại định kì các vaccin phòng bệnh.
- Có chế độ nuôi, chăm sóc lợn một cách hợp lí.
- VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: So sánh biện pháp phòng, trị ba loại bệnh phổ biến ở lợn (bệnh dịch tả lợn cổ điển, bệnh tai xanh và bệnh tụ huyết trùng).
Trả lời:
Bệnh dịch tả lợn cổ điển | Bệnh tai xanh | Bệnh tụ huyết trùng |
· Sử dụng vaccine để tiêm phòng cho lợn như sau: · Đối vợi lợn con, sau 30 ngày tuổi cần được tiêm mũi 1, khoảng 2 tuần sau tiêm mũi thứ 2. Sau 6 tháng tiêm nhắc lại. · Đối với lợn nái và lợn hậu bị, cần phải tiêm phòng trước mỗi lần phối giống. · Đối với lợn đực giống cần tiêm phòng đầy đủ 6 tháng/lần. · Không tiêm vaccine cho lợn đang ốm hoặc có biểu hiện bất thường, tiêm vaccine vào sáng sớm hoặc chiều tối để có hiệu quả tốt nhất. · Khi lợn mắc bệnh phương pháp sử dụng phổ biến nhất hiện nay: · Tách riêng lợn ốm và lợn khỏe đồng thời tiến hành phun sát trùng, tiêu độc, tẩy uế chuồng trại. · Tiêm thẳng vaccine dịch tả lợn cổ điển vào toàn đàn trong vòng 24 - 48h sau tiêm những con nào nặng quá sẽ chết, sau thời gian đó những con còn sống sẽ có miễn dịch chống lại bệnh. · Bổ sung trợ sức điện giải, B-complex, vitamix cho lợn. Cho lợn uống nước đầy đủ. | · Tiêm ngừa đầy đủ các bệnh tai xanh, dịch tả, tụ huyết trùng, thương hàn, suyễn trên heo theo hướng dẫn của cơ quan thú y. · Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho heo. · Giữ ấm chuồng trại lúc mưa gió, làm mát lúc nắng nóng. Vệ sinh, sát trùng kỹ bên ngoài và bên trong chuồng sau khi xuất bán heo. · Mỗi khi thời tiết thay đổi nên pha một trong các loại thuốc như APA Flo Do P hoặc APA Tylodo P… vào thức ăn để khống chế các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp và tiêu hóa. · Bổ sung APA Antistress P vào khẩu phần của heo để tăng cường hệ miễn dịch, góp phần phòng các bệnh do vi khuẩn và virus gây ra trên heo. · Cách ly ngay những heo bệnh để điều trị riêng. · Không giết mổ heo bệnh tại nhà, không vứt xác thú chết xuống sông hoặc vứt ra ngoài đồng mà phải chôn sâu heo chết và có rắc vôi bột. · Không giấu dịch, không bán chạy heo bệnh. · Không mua heo bệnh và thịt heo bệnh. · Trong mùa dịch bệnh nên hạn chế nhập heo mới vào đàn (trước khi nhập đàn phải nuôi cách ly để theo dõi tối thiểu 3 tuần). · Hạn chế khách tham quan chuồng trại. · Phải luân phiên phun xịt thuốc sát trùng như APA Perin 50 L hoặc APA Clean để tiêu diệt mầm bệnh. | Vệ sinh phòng bệnh: · Chuồng nuôi phù hợp với từng loại heo và độ tuổi khác nhau, rào chắn cẩn thận, có tường bao. Chuồng trại luôn thông thoáng, đủ ánh sáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông. · Thường xuyên quét dọn, định kỳ tẩy uế, khử trùng chuồng nuôi, cọ rửa và tiêu độc máng ăn, máng uống và các dụng cụ chăn nuôi, quần áo bảo hộ… · Sau mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh chuồng trại và khử trùng tiêu độc, sau đó để trống chuồng. Heo mới mua về phải nuôi cách ly ở khu vực riêng 15 - 20 ngày trước khi nhập đàn. · Phân, rác và chất thải trong chuồng cần được thu gom thường xuyên, đưa ra chỗ tập trung riêng để giữ chuồng luôn sạch sẽ. · Hạn chế phương tiện, người và vật lạ vào khu vực chăn nuôi. Các biện pháp khử trùng tiêu độc: · Dùng ánh nắng mặt trời để phơi máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi. · Quét nước vôi pha loãng nồng độ 10% (1 kg vôi/10 lít nước) trong chuồng nuôi, môi trường xung quanh. · Dùng một số hóa chất sát trùng cho heo hướng dẫn của nhà sản xuất. · Vệ sinh thức ăn và nước uống · Thức ăn, nước uống phải đảm bảo vệ sinh chăn nuôi. · Bệnh tụ huyết trùng là bệnh truyền nhiễm có tính chất thổ nhưỡng, vi khuẩn cư trú ở khắp nơi gặp điều kiện thuận lợi sẽ bùng phát thành dịch. · Phòng bệnh bằng vaccine là biện pháp chủ động, tích cực và có hiệu quả nhất, 1 năm tiêm 2 - 3 lần tùy theo mục đích chăn nuôi và dịch tễ từng vùng. Lần 1 tiêm khi heo 45 - 50 ngày tuổi, sau đó tiêm nhắc lại cứ 6 tháng 1 lần là được. · Có thể dùng một số thuốc như GENTAMOX LA, FLOR 100 LA, PENSTREP LA, FLORDOX, GENTADOX,… · Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi và môi trường xung quanh. |
Câu 2: Hãy cho biết một số triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng trên lợn.
Trả lời:
Thời gian ủ bệnh 1 - 14 ngày, thường có 2 thể bệnh:
* Thể cấp tính:
- Heo sốt cao trên 410C; nằm li bì, khó thở, thở dốc; ngồi thở ở tư thế như chó ngồi. Heo kém ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn.
- Vùng hầu, mặt có biểu hiện sưng phù, tai và bụng xuất hiện nhiều mảng tím đỏ. Niêm mạc mắt tím tái, nước mũi chảy ban đầu màu nhờ đục, sau có lẫn máu.
- Heo mắc bệnh tụ huyết trùng (sưng hầu, da tụ huyết).
- Bệnh tiến triển 1 - 2 ngày hoặc kéo dài đến 5 - 10 ngày. Heo gầy yếu dần rồi chết, nếu không chết chuyển sang thể mãn tính.
* Thể mãn tính:
- Đây là thể thường gặp, heo gầy yếu, ho, khó thở, đôi khi ho khan hoặc ho liên miên.
- Lúc đầu đi phân táo sau chuyển sang ỉa chảy, phân có mùi khó chịu.
- Trên da có những đám xuất huyết tím bầm, đặc biệt ở tai, bụng, phía dưới đùi và bẹn.
- Nếu không điều trị kịp thời, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, heo sẽ chết sau 1- 2 tháng.
Câu 3: Em hãy nêu một số triệu chứng của bệnh tai xanh trên lợn.
Trả lời:
- Đối với lợn nái:
+ Giai đoạn mang thai: sốt cao 40 - 42°C, biếng ăn, sẩy thai vào giai đoạn chửa kỳ 2 hoặc thai chết lưu chuyển thành thai gỗ; nếu ở thể cấp tính tai chuyển màu xanh, đẻ non vào giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai hoặc thai chết yểu.
+ Lợn nái giai đoạn đẻ và nuôi con: ăn ít, lười uống nước, mất sữa và viêm vú, đẻ sớm, da biến màu, chậm chạp hoặc hôn mê, thai gỗ, hoặc lợn con chết ngay sau khi sinh (khoảng 30%). Lợn con yếu, tai chuyển màu xanh (khoảng 5%). Nếu ở thể cấp tính: Lợn nái thường đẻ non, tăng tỷ lệ thai chết, tăng số thai gỗ, chết lưu trong giai đoạn 3 tuần cuối trước khi sinh (có thể tới 30%). Tỷ lệ chết ở đàn con có thể tới 70% ở tuần thứ 3 - 4 sau khi xuất hiện triệu chứng.
+ Lợn nái giai đoạn sau cai sữa: lợn nái động dục không bình thường (kéo dài) hoặc phối giống mà không thụ thai, có biểu hiện ho và viêm phổi nặng.
- Lợn con: Lợn thường sốt cao (40 - 42°C), gầy yếu, khó thở, mắt có dử mầu nâu, phần da mỏng như da bụng, gần mang tai thường có màu hồng, đôi khi da có vết phồng rộp, ỉa chảy nhiều, ủ rũ, run rẩy và thường bị chết.
- Lợn choai, lợn thịt: sốt cao ở nhiệt độ (40 - 41°C), biếng ăn, ủ rũ, ho, thở khó, những phần da mỏng như phần gần tai, phần da bụng lúc đầu màu hồng nhạt, dần dần chuyển thành màu hồng thẫm và xanh nhạt.
- Lợn đực giống: Co biểu hiện sốt cao, bỏ ăn, đờ đẫn hoặc hôn mê, giảm hưng phấn hoặc mất tính dục, lượng tinh dịch ít. Các trường hợp cấp tính, lợn đực bị sưng dịch hoàn. Phần lớn lợn đực khi nhiễm vi rút Tai xanh thường không có biểu hiện lâm sàng, nhưng trong tinh dịch có chứa vi rút từ 6 - 8 tháng.
Câu 4: Theo em, vì sao khi tiêm phòng vaccine phòng bệnh cho vật lại cần nhắc lại theo một khoảng thời gian?
Trả lời:
Vì việc tiêm nhắc lại các liều tiêm phòng làm tăng hiệu quả của vaccine.
- VẬN DỤNG CAO (1 câu)
Câu 1: Em hãy tìm hiểu và cho biết cơ chế sinh bệnh của dịch tả lợn Châu Phi.
Trả lời:
Cơ chế sinh bệnh của dịch tả lợn Châu Phi:
Virus dịch tả lợn Châu Phi có thể xâm nhiễm vào cơ thể qua đường máu (do ve hút máu do ve hút máu, tiêm chích, các tổn thương) hoặc niêm mạc do tiếp xúc trực tiếp giữa các heo qua dịch tiết mũi, miệng, nước tiểu, phân bị nhiễm.
Thông qua đường niêm mạc, virus sẽ xâm nhập vào các hạch amygdale, niêm mạc hầu họng, hạch dưới hàm hoặc hạch hầu họng, từ đây virus sẽ nhân lên và tiếp tục xâm nhiễm gây ra tình trạng nhiễm virus máu. Sự lây nhiễm và nhân lên của virus tại nhiều mô bạch huyết khác nhau gây ra những tổn thương bệnh lý và tình trạng tế bào lympho chết nghiêm trọng, dẫn đến suy giảm miễn dịch và tỉ lệ bệnh chết cao.
Mức độ lây nhiễm của bệnh virus dịch tả lợn Châu Phi phụ thuộc và độc lực của chủng virus, liều và đường xâm nhiễm.
Thời gian ủ bệnh ở lợn nhiễm virus dịch tả lợn châu phi thường trong khoảng 3 – 19 ngày, tuy thheo độc lực của chủng virus, liềm nhiễm, đường lây nhiễm và đặc điểm vật chủ.
Virus sau đó sẽ xâm nhiễm vào các tế bào nội mô mạch, tế bào gan hoặc tế bào biểu mô. Virus sẽ là suy yếu làm phá hủy nghiêm trọng mô hạch, làm số lượng bạch cầu sụt giảm rõ rệt, dẫn đến khả năng miễn dịch của lợn bị suy giảm nghiêm trọng.
=> Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối bài 12: Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị