Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức bài 5: Nhân giống vật nuôi

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 5: Nhân giống vật nuôi, Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức.

BÀI 5: NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI

(17 câu)

  1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết nhân giống là gì?   

Trả lời:

Khái niệm nhân giống: là quá trình sinh sản và chọn lọc nhằm giữ lại và gây nuôi những vật nuôi giống là những động vật được con người nuôi nhốt.

Câu 2: Có những phương pháp nào thường được áp dụng trong nhân giống vật nuôi?

Trả lời:

Những phương pháp thường được áp dụng trong nhân giống vật nuôi là hình thức nhân giống thuần chủng và lai giống, tùy vào mục đích nên người ta sẽ chọn hình thức nhân giống phù hợp.

Câu 3: Nhân giống thuần chủng là gì? Lấy ví dụ về hình thức nhân giống thuần chủng.

Trả lời:

Khái niệm: Nhân giống thuần chủng là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa những cá thể đực và cá thể cái của cùng một phẩm giống, để tạo ra đời con có đặc điểm di truyền giống với bố mẹ.

Ví dụ: chó đực Mông cộc + chó cái Mông cộc, gà trống Tre + gà mái Tre.

Câu 4: Lai giống là gì? Lấy ví dụ về hình thức lai giống. 

Trả lời:

+ Khái niệm: Lai giống là cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc các giống khác nhau để cho sinh ra đời sau mang vật chất di truyền từ nhiều giống khác nhau.

+ Ví dụ: Lợn đực Yorkshire + lợn cái Móng Cái => lợn lai F1

Bò đực Holstein Friesian + bò cái Vàng => bỏ lai F1

Câu 5: Em hãy cho biết mục đích của nhân giống vật nuôi, nhân giống thuần chủng và lai giống.  

Trả lời:

Người ta thực hiện nhân giống vật nuôi để làm gia tăng số lượng cá thể, đồng thời duy trì và nâng cao chất lượng của đàn vật nuôi ở thế hệ sau.

+ Nhân giống thuần chủng: phát triển về số lượng, duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng của giống.

+ Lai tạo giống: phát triển về số lượng, tạo ra các con lai có chiếm ưu thế vượt trội hơn cặp bố mẹ.

Câu 6: Hiện nay có những hình thức lai nào?

Trả lời:

Các hình thức lai hiện nay:

+ Lai kinh tế: cho lai giữa các cá thể khác giống để tạo ra con lai có sức sản xuất cao hơn.

+ Lai cải tạo: là phương pháp dùng một giống thường là giống coa sản để cải tạo cơ bản một giống khác khi giống này không đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất.

+ Lai xa: Lai xa là phương pháp cho các cá thể đực và cá thể cái thuộc hai loại khác nhau giao phối với nhau để tạo được con lai có ưu thế lai. Do có sự đặc biệt về nhiễm sắc giữa hai loài khởi đầu nên con lai bất thụ (không có khả năng sinh sản).

  1. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1. Em hãy cho biết một số ví dụ về hình thức nhân giống thuần chủng và lai tạo giống.

Trả lời:

Một số ví dụ về hình thức nhân giống thuần chủng:

  • Lợn đực Landrace lai với lợn cái Landrace
  • Gà trống Ri thuần chủng lai với gà mái Ri thuần chủng
  • Trâu đực Murahh lai với trâu cái Murahh
  • Lợn đực Móng cái và lợn nái Móng Cái

Một số ví dụ về hình thức lai tạo giống:

  • Bò đực Hônseten Hà Lan + bò cái Vàng => F1 cho lượng sữa cao hơn; phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng Việt Nam.
  • Ngựa cái + lừa đực => F1 là con la có sức chịu đựng khó khăn vượt trội hơn hẳn.

Câu 2: Em hãy cho biết hình thức lai xa là gì? Nêu một số ví dụ về hình thức lai xa.

Trả lời:

Khái niệm: Lai xa là phương pháp cho các cá thể đực và cá thể cái thuộc hai loại khác nhau giao phối với nhau để tạo được con lai có ưu thế lai. Do có sự đặc biệt về nhiễm sắc giữa hai loài khởi đầu nên con lai bất thụ (không có khả năng sinh sản).

Ví dụ:

+ Hình thức lai xa giữa ngựa cái và lừa đực tạo ra con lai F1 là con la, có khả năng chống chọi lại với khó khăn, vất vả hơn hẳn cả lừa và ngựa.

+ Lai giữa chó săn vịt (Poodle) và chó tha mồi (Labrador Retriever)

Giống chó "Labradoodle" là F1 giữa chó Poodle với chó Labrador Retriever

Câu 3: Phương pháp nhân  giống thuần chủng và lai giống thường được áp dụng cho những đối tượng vật nuôi nào?

Trả lời:

+ Phương pháp nhân giống thuần chủng thường được áp dụng cho các đối tượng vật nuôi quý hiếm cần được bảo tồn, các giống nhằm để khai thác ưu thế của các giống vật nuôi nội, phát triển về số lượng đối với các giống nhập nội và củng cố được các đặc tính mong muốn đối với giống mới gây thành.

+ Phương pháp lai giống được áp dụng với các đối tượng vật nuôi nhằm mục đích bổ sung các tính trạng tốt có ở các gống khác nhau và khai thác được ưu thế lai ở đời con.

Câu 4: Cho biết sự khác nhau giữa lai kinh tế đơn giản và lai kinh tế phức tạp.

Trả lời:

Lai kinh tế đơn giản: là hình thức lai chỉ có 2 giống tham gia, thế hệ F, đều dùng để nuôi thương phẩm, không dùng làm giống.

Ví dụ: Lai giữ gà trống Lương Phượng với gà mái Ri, vịt trống Anh Đào với vịt mái Cỏ.

Lai kinh tế phức tạp: là hình thức lai trong đó có từ 3 giống trở lên tham gia, tất cả các con lai đều dùng để nuôi thương phẩm, không sử dụng làm giống.

Ví dụ: Lợn đực Yorkshire cho phối giống với lợn nái Móng Cái tạo ra con lai F, sau đó cho con cái F, lai với con đực Landrace tạo ra con lai F2.

è Sự khác nhau:

Lai kinh tế đơn giản

Lai kinh tế phức tạp

Chỉ có 2 giống tham gia

Có từ 3 giống tham gia

Thế hệ F1 dùng để nuôi thương phẩm, không dùng làm giống

Tất cả các con lai đều để nuôi thương phẩm, không dùng làm giống.

 

Câu 5: Em hãy mô tả phương pháp lai cải tạo.

Trả lời:

+ Khái niệm: Lai cải tạo là phương pháp dùng một giống (giống đã cải tạo) thường là giống cao sản để cải tạo một cách cơ bản một giống khác (giống cần cải tạo) khi giống này không đáp ứng được các nhu cầu của sản xuất.

+ Đối tượng: Phương pháp này thường được áp dụng để cải tạo các giống địa phương có tầm vóc nhỏ, khả năng, năng suất thấp.

+ Sản phẩm: Giống mới được tạo ra về cơ bản mang các đặc tính tốt về khả năng sản xuất của giống cao sản nhưng vẫn giữ được các đặc tính tốt về khả năng thích nghi, chịu đựng kham khổ, chống chịu bệnh tật của giống địa phương.

+ Ví dụ: Bò Vàng có khả năng thích nghi tốt với điều kiện địa phương nhưng tầm vóc và khối lượng nhỏ, lượng sữa ít, không thể nuôi để làm sản phẩm hàng hóa rộng rãi

è Cần được cải tạo:

+ Cải tạo theo hướng thu sữa: lai giống giữa bò Holstein Friesian + bò Vàng.

+ Cải tạo theo hướng thu thịt: lai giống bò giữa bò Red Sindhi + bò Vàng.

  1. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Em hãy so sánh nhân giống thuần chủng và lai giống. Cho ví dụ minh họa.

Trả lời:

- Giống nhau:

+ Đều được dùng để nhân giống vật nuôi.

+ Trước khi tiến hành các phương pháp lai tạo giống này cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và kĩ thuật cần thiết.

- Khác nhau:

Nhân giống gà thuần chủng

Lai giống

Cùng giống với bố mẹ

Khác giống với bố mẹ

Duy trì lâu dài một loại giống

Tạo một loại giống mới

Mag hoàn toàn gen của bố mẹ

Mang 1 nữa gen của bố, nửa gen của mẹ

 

- Ví dụ minh họa:

+ Nhân giống thuần chủng: lợn đực và lợn cái cùng giống lợn Móng cái cho sinh sản.

+ Lai giống: gà Rốt trống và gà Ri mái.

Câu 2: Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả?    

Trả lời:

Để nhân giống thuần chủng đạt kết quả chsung ta cần thực hiện như sau:

+ Phải có mục đích nhân giống rõ ràng.

+ Chọn nhiều cá thể đực, cái trong giống cùng tham gia.

+ Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn vật nuôi, kịp thời phát hiện và loại thải những vật nuôi con và vật nuôi mẹ có những đặc điểm không mong muốn.

Câu 3: Người nông dân chọn các phương pháp nhân giống phù hợp bằng cách nào?

Trả lời:

Tùy vào mục đích của công tác giống mà có phương pháp chọn phối khác nhau:

+ Muốn nhân lên một giống tốt đã có thì ghép con đực với con cái trong cùng giống đó.

Ví dụ: Chọn phối lợn Ỉ đực với lợn Ỉ cái sẽ được thế hệ sau đều là những chú lợn Ỉ (cùng giống với bố mẹ).

+ Muốn lai tạo thì chọn ghép con đực với con cái khác giống.

Ví dụ: chọn phối giống gà trống giống Rốt (có sức sản xuất cao) với gà mái giống Ri (thịt ngon, dễ nuôi, có sức đề kháng cao nhưng sức sản xuất thấp) được thế hệ sau là gà lai Rốt – Ri (vừa có khả năng thích nghi tốt, lại có sức sản xuất cao).

 

 

Câu 4: Phân biệt hai phương pháp nhân giống và điền nội dung thích hợp vào bảng theo mẫu sau:

 

Giống thuần chủng

Lai giống

Khái niệm

  

Mục đích

  

Ví dụ

  

Trả lời:

 

Giống thuần chủng

Lai giống

 

 

Khái niệm

Là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa 2 cá thể đực và cái cùng giống đó để có được đời con mang hoàn toàn các đặc tính di truyền của giống đó.

Là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa các cá thể khác giống nhằm tạo ra con lai mang những tính trạng di truyền mới tốt hơn bố mẹ

 

Mục đích

- Tăng số lượng

- Duy trì, củng cố , nâng cao chất lượng giống

Làm thay đổi tính di truyền của giống, tạo ra giống mới có những đặc tính tốt của hai giống bố mẹ

Ví dụ

Bò Hà Lan đực x bò Hà Lan cái => Bò Hà Lan

Lợn ỉ x lợn ngoại => lợn lai ( dùng để lấy thịt)

Câu 5: Em hãy đánh dấu vào bảng để chỉ ra phương thức lai giống phù hợp với mỗi cặp tính trạng dưới đây:

Chọn phối

Phương pháp nhân giống

Con đực

Con cái

Thuần chủng

Lai tạo

Gà Lơ go

Gà Lơ go

  

Lợn Móng cái

Lợn Móng cái

  

Lợn Móng cái

Lợn Ba xuyên

  

Lợn Lan đơ rát

Lợn Lan đơ rát

  

Lợn Lan đơ rát

Lợn Móng cái

  

Trả lời:

Chọn phối

Phương pháp nhân giống

Con đực

Con cái

Thuần chủng

Lai tạo

Gà Lơ go

Gà Lơ go

X

 

Lợn Móng cái

Lợn Móng cái

X

 

Lợn Móng cái

Lợn Ba xuyên

 

X

Lợn Lan đơ rát

Lợn Lan đơ rát

X

 

Lợn Lan đơ rát

Lợn Móng cái

 

X

  1. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Em hãy nêu về một số thành tựu về nhân giống vật nuôi mà Việt Nam đã thực hiện thành công. 

Trả lời:

Một số thành tựu về nhân giống vật nuôi mà Việt Nam đã thực hiện được thành công:

+ Trong thập niên 80 cùa thế kỉ XX, Viện Chăn nuôi Quốc gia đã tạo ra 2 giống lợn mới: ĐB Ỉ - 81 (Đại bạch x Ỉ—81) và BS ỉ - 81 (Bớc sai x Ỉ-81), phối hợp được các đặc điếm quý của lợn Ỉ như phát dục sớm, dễ nuôi, mắn đẻ, đẻ nhiều con, thịt thơm ngon, xương nhò... với một số đặc điểm tốt của các giống lợn ngoại như tầm vóc to, tăng trọng nhanh, thịt nhiều nạc.

+ Hai giống lợn mới nói trên khắc phục được các nhược điểm của lợn Ỉ như thịt nhiều mỡ, chân ngắn, lưng võng, bụng sệ. Hai giống lợn ĐB Ỉ - 81 và BS Ỉ - 81 có lưng tương đổi thẳng, bụng gọn, chân cao, thịt nhiều nạc hơn lợn Ỉ.

+ Đã tạo được các giống gà lai Rốt-Ri. Plaimao-Ri, đểu có sản lượng trứng và khối lượng trứng cao hơn gà Ri nhưng dễ nuôi, giống vịt Bạch tuyết (vịt Anh đào X vịt cỏ) lớn hơn vịt cỏ, biết mò kiếm mồi, lông dùng đê chế biến len.

=> Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối bài 5: Nhân giống vật nuôi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay