Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức bài 1: Vai trò và triển vọng của chăn nuôi

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 1: Vai trò và triển vọng của chăn nuôi, dân cư và xã hội Liên bang Nga, Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức.

BÀI 1: VAI TRÒ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA CHĂN NUÔI

(16 câu)

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Em hãy cho biết chăn nuôi có vai trò như thế nào đối với con người và nền kinh tế?

Trả lời:

Vai trò của chăn nuôi đối với con người và nền kinh tế:

- Cung cấp thực phẩm cho con người như thịt, trứng, sữa….

- Cung cấp sức kéo như trâu, bò, ngựa, voi,… phục vụ cho việc canh tác, phục vụ tham quan du lịch.

- Cung cấp phân bón sinh học phục vụ cho nông nghiệp với số lượng lớn.

- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ như lông, sừng, da, xương.

Câu 2: Hiện nay, có những ứng dụng nào đang được ứng dụng trong chăn nuôi? Ý nghĩa của việc ứng dụng các công nghệ hiện đại trong chăn nuôi.

Trả lời:

Những ứng dụng đang được sử dụng trong chăn nuôi hiện nay:

  • Công nghệ chuồng kín với hệ thống làm mát.
  • Điều khiển nhiệt độ chuồng nuôi, máng ăn và nước uống tự động.
  • Công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi bằng bể bioga, chế phẩm sinh học.
  • Máy tách ép chất thải chăn nuôi.

Ý nghĩa việc ứng dụng các công nghệ hiện đại trong chăn nuôi:

Nhờ có sự phát triển về khoa học kĩ thuật, ứng dụng các công nghệ hiện đại vào chăn nuôi giúp quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi được chính xác và khoa học hơn, mang lại hiệu quả cao; giúp giải phóng được sức lao động cho người chăn nuôi; là nền tảng để phát triển chăn nuôi bền vững, chăn nuôi thông minh.

Câu 3: Em hãy nêu một số thành tựu trong công tác lai tạo giống vật nuôi.

Trả lời:

Một số thành tựu trong ngành tạo giống vật nuôi:

+ Công nghệ cấy truyền phôi: tạo ra các giống vật nuôi cao sản; giúp tăng sản lượng đàn vật nuôi; tăng năng suất thịt, sữa.

+ Công nghệ thụ tinh nhân tạo: nâng cao được chất lượng giống vật nuôi.

+ Ứng dụng công nghệ gene: chủ động lựa chọn được giới tính của phôi theo nhu cầu của sản xuất, rút ngắn được thời gian tạo giống, chọn lọc chính xác, nâng cao chất lượng giống.

Câu 4: Em hãy nêu một số thành tựu trong nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.

Trả lời:

Một số thành tựu trong nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi:

+ Ứng dụng khoa học kĩ thuật trong các quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi (tự động cho ăn, tắm rửa, vệ sinh chuồng trại, vắt sữa, thu gom trứg,…)

+ Việc ứng dụng các công nghệ vào trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng vật nuôi đã mag lại được hiệu quả cao hơn, giúp người lao động được giải phóng sức lao động, là nền tảng để phát triển chăn nuôi bền vững, chăn nuôi thông minh.

Câu 5: Nhà nước có những chính sách hỗ trợ như thế nào để định hướng phát triển ngành chăn nuôi.

Trả lời:

Các chính sách của nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển ngành chăn nuôi:

+ Phát triển công nghệ sản xuất giống vật nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi và công nghệ chuồng trại, xử lí chất thải chăn nuôi nhằm bảo vệ sức khỏe vật nuôi và cộng đồng, đảm bảo đối xử nhân đạo đối với vật nuôi, giảm thiểu phát sinh khí thải nhà kính.

+ Phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến,… theo chuỗi, từ trang trại đến bàn ăn.

Tích cực đào tạo để cung cấp đủ lao động chất lượng cao cho ngành chăn nuôi, thú ý, chế biến thực phẩm.

+ Ban hành các chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, thuế, vốn vay,… để ngành chăn nuôi phát triển mạnh và vững chắc.

 

Câu 6: Hãy cho biết những yêu cầu cơ bản của người muốn làm việc trong ngành chăn nuôi.

Trả lời:

Người lao động làm việc trong các ngành nghề chăn nuôi cần có một số yêu cầu cơ bản sau:

- Có sức khỏe tốt; chăm chỉ, chịu khó và có trách nhiệm cao trong công việc.

- Có kiến thức, kĩ năng cơ bản về chăn nuôi; có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, các máy móc trong chăn nuôi.

- Tuân thủ an toàn lao động, có ý thức bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1. Tại sao phải đưa ngành chăn nuôi thành ngành sản xuất chính?

Trả lời:

Chăn nuôi được đưa thành ngành sản xuất chính của nước ta vì:

+ Vì ngành chăn nuôi cung cấp cho con người lương thực thực phẩm vô cùng quan trọng đối với sự sống, phát triển: Thịt, trứng, sữa. Con người phải đủ dinh dưỡng protein, lipit có nguồn gốc động vật thì mới có sức khoẻ tốt.

+ Ngành chăn nuôi còn đem lại thu nhập lớn cho nhà nước thông qua các hoạt động buôn bán trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

+ Ngành chăn nuôi còn ảnh hưởng, chi phối đến các ngành khác, ví dụ: ngành thực phẩm. Ngành chăn nuôi có ổn định, phát triển thì ngành thực phẩm mới ổn định và phát triển.

è Vì những lí do trên mà ngành chăn nuôi ở nước ta là ngành sản xuất chính.

Câu 2: Hãy nêu một số ví dụ về việc áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi. Ý nghĩa của việc áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi là gì?

Trả lời:

- Một số ví dụ về áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi:

  • Công nghệ cấy ghép phôi trong lai tạo giống vật nuôi.
  • Hệ thống tự động hóa trong chăn nuôi, nuôi dưỡng con vật nuôi.
  • Xử lí chất xả thải của vật nuôi ra môi trường.

- Ý nghĩa của việc áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi: tuyển chọn được giống vật nuôi chất lượng cao, giải phóng được sức lao động trong ngành chăn nuôi, góp phần vào việc bảo vệ môi trường.

Câu 3: Nêu lợi thế về ngành chăn nuôi ở Việt Nam.

Trả lời:

Lợi thế về ngành chăn nuôi ở Việt Nam:

+ Khí hậu, diện tích thuận lợi để chăm sóc các giống vật nuôi như bò, gà, lợn,…

+ Được Nhà nước và chính phủ quan tâm, hỗ trợ về xây dựng trang trại chăn nuôi.

+ Nguồn thức ăn cho vật nuôi dồi dào

Câu 4: Hãy chỉ ra những thách thức mà ngành chăn nuôi Việt Nam gặp phải trong quá trình phát triển.

Trả lời:

Những thách thức mà ngành chăn nuôi Việt Nam gặp phải:

+ Ngành chăn nuôi phát triển nhỏ lẻ, chưa tập trung, hệ thống hóa đồng bộ được các kĩ thuật  hiện đại.

+ Chưa có hình thức sản xuất mang tính cộng đồng.

+ Đầu tư cho nghiên cứu khoa học về ngành chăn nuôi còn dàn trải, chưa có các kế hoạch dài hạn.

+ Đối mặt với nhiều mầm bệnh nguy hiểm, có nguy cơ lây chéo sang người.

+ Nguồn thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng lên, dẫn đến thiếu hụt nguồn cung ứng thức ăn chăn nuôi.

+ Kế hoạch sản xuất chưa được chủ động, lúc thừa sản phẩm, lúc thiếu sản phẩm cung ứng ra thị trường.

Câu 5: Nêu những triển vọng của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Trả lời:

Triển vọng của ngành chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0:

  • Phát triển để đáp ứng với nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao của người dân.
  • Cung ứng các sản phẩm để xuất khẩu.
  • Phát triển nhờ ứng dụng khoa học công nghệ.
  • Nhờ những chính sách phát hỗ trợ của Đảng và Nhà nước để nâng cao sản xuất.

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Nêu một số giải pháp cần quan tâm để góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay.

Trả lời:

Một số giải pháp cần quan tâm để góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta:

- Mở rộng đào tạo kỹ thuật chăn nuôi trang trại từ quy mô nhỏ đến vừa và lớn, tính cụ thể đến hiệu quả kinh tế để người dân biết, nắm vững, làm theo.

- Cần tập trung xây dựng kế hoạch và chính sách phát triển sản phẩm hằng năm thật phù hợp, trên cơ sở những giải pháp đã có để chỉ đạo sát sao theo từng giai đoạn phát triển. Có như vậy, ngành chăn nuôi mới điều tiết được lượng sản phẩm làm ra, tránh hiện tượng “no dồn đói góp”.

Câu 2: Em hãy cho biết, bản thân em có phù hợp với các ngành nghề trong chăn nuôi không? Vì sao?

Trả lời:

Em dựa vào các yêu cầu của ngành chăn nuôi và tự liên hệ với bản thân mình.

Câu 3: Em hãy trình bày triển vọng chăn nuôi ở Việt Nam và trên thế giới.

Trả lời:

Ngày nay do sự phát triển của công nghệ hiện đại, quan hệ hợp tác sâu rộng với các nước trên thế giới; ngành chăn nuôi gặt hái được nhiều khởi sắc:

+ Có nhiều cơ hội phát triển ngành chăn nuôi theo định hướng công nghệ cao.

+ Cơ hội phát triển, hội nhập, chia sẻ các thông tin cùng các quốc gia khác nhau trên thế giới, chuyển giao các công nghệ hiện đại, tiên tiến.

+ Có được nguồn vốn hỗ trợ từ Chính phủ.

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Em hãy phân tích thực trạng chăn nuôi ở địa phương mình và đề xuất một số biện pháp để phát triển ngành chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Trả lời:

Chăn nuôi ở địa phương em nói chung còn khá lạc hậu, người dân vẫn đang phải rất vất vả, bỏ nhiều thời gian, công sức vào quá trình chăn nuôi nhưng vật nuôi vẫn không tránh khỏi những ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh. Thêm vào đó, việc xử lí chất thải chăn nuôi cũng chưa được đảm bảo. Nhiều hộ chăn nuôi còn xả thải trực tiếp ra môi trường, gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh.

Đề xuất một số phương pháp phát triển chăn nuôi trong thời 4.0:

  • Đầu tư xây dựng các khu chăn nuôi tập trung quy mô lớn với công nghệ hiện đại gắn với các nhà máy, cơ sở bảo quản, chế biến thực phẩm có giá trị xuất khẩu cao.
  • Sử dụng robot thay thế sức lao động của con người.
  • Trang bị hệ thống máy móc hiện đại như máy cho ăn, máy cắt cỏ tự động, máy phun thuốc, hệ thống điều hòa nhiệt độ,...
  • Sử dụng hệ thống giám sát sức khỏe vật nuôi tự động,...
  • Ứng dụng công nghệ sinh học vào xử lí chất thải, tạo ra các giống vật nuôi kháng bệnh tốt,...

=> Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối bài 1: Vai trò và triển vọng của chăn nuôi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay