Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức bài 13: Một số bệnh phổ biến ở gia cầm và biện pháp phòng, trị

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 13: Một số bệnh phổ biến ở gia cầm và biện pháp phòng, trị, Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức

BÀI 13: MỘT SỐ BỆNH PHỔ BIẾN Ở GIA CẦM

VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ

(15 câu)

  1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết có những loại bệnh phổ biến nào ở gia cầm?    

Trả lời:

Một số bệnh phổ biến ở gia cầm: bệnh New Castle, bệnh đậu gà, bệnh dịch tả, bệnh lỵ, bệnh khuẩn đường ruột,…

Câu 2: Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây ra bệnh Newcastle ở gia cầm.   

Trả lời:

Đặc điểm: Bệnh Newcastle là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm, xảy ra chủ yếu ở gà nên còn được gọi là bệnh gà rủ. Bệnh lây lan nhanh và xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đặc trưng của bệnh là gây viêm, xuất huyết các cơ quan đường tiêu hoá và hô hấp.

Nguyên nhân: Bệnh do Paramyxovirus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra, có vật chất di truyền là RNA. Loại virus này có nhiều chủng, chủng có độc lực cao gây tỉ lệ chết cao, gây xuất huyết đường tiêu hoá, có triệu chứng hô hấp và thần kinh; chủng có độc lực vừa gây triệu chứng hô hấp, đôi khi có triệu chứng thần kinh, tỉ lệ chết thấp; chủng có độc lực yếu gây bệnh nhẹ ở đường hô hấp.

Câu 3: Cho biết những triệu chứng của bệnh Newcastle.

Trả lời:

Bệnh Newcastle là một bệnh truyền nhiễm trên gia cầm, với thể mãn tính có các biểu hiện: khó tiêu, ốm yếu, khó thở, chảy nước mắt và ỉa chảy phân xanh.

Câu 4: Em hãy nêu đặc điểm và nguyên nhân dẫn đến bệnh cúm gia cầm.

Trả lời:

+ Bệnh cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm và chim hoang dã, lây lan nhanh ở mọi lứa tuổi gia cầm. Đặc trưng của bệnh là sốt cao, có những biểu hiện bệnh lí ở hệ thống tiêu hoá, hô hấp, thần kinh và sinh sản.

+ Bệnh do virus cúm type A có vật chất di truyền là RNA, chủ yếu thuộc subtype H5N1 gây ra. Hệ gene của virus này có khả năng biến đổi rất nhanh, tạo ra chủng, nhánh mới là nguyên nhân phát sinh các ổ dịch mới.

Câu 5: Em hãy cho biết đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng trên gia cầm. 

Trả lời:

- Khái niệm: Bệnh tụ huyết trùng ở gà (Bệnh gà toi) là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính. Thường xuất hiện trên các loại gia cầm. Nguyên nhân bệnh là do vi khuẩn có tên là Pasteurella multocida gây nên. Bệnh tụ huyết trùng có thể phát sinh trên gà ở mọi giai đoạn phát triển. Bệnh thường có diễn biến bệnh nhanh, gây chết gia cầm hàng loạt.

- Nguyên nhân:

+ Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, vi khuẩn này có nhiều chủng, là vi khuẩn Gram (-).

+ Gà mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, bệnh xảy ra đột ngột, diễn biến cực nhanh, tỉ lệ chết cao ở đầu ổ dịch.

 

  1. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1. Vì sao chúng ta phải có những biện pháp tích cực để phòng chống các bệnh trên gia cầm?

Trả lời:

Cần phải có những biện pháp phòng trách tích cực các bệnh trên gia cầm:

+ Để đàn vật nuôi có thể phát triển một cách toàn diện.

+ Giúp vật nuôi khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt, giảm các tỉ lệ mắc bệnh và chết.

+ Bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

Câu 2: Em hãy nêu các cách phòng, trị bệnh Newcastle trên gà.

Trả lời:

- Phòng bệnh:

+ Khi dịch chưa xảy ra: ngăn chặn nguồn bệnh bằng các biện pháp như hạn chế người qua lại khu chăn nuôi; sát trùng dụng cụ, thiết bị chăn nuôi; thực hiện kiểm dịch, cách li và tiêm vaccine đúng quy định.

+ Khi có dịch: tiêu huỷ gia cầm bị bệnh và nghi nhiễm bệnh theo đúng quy định, tiêm vaccine và cách li số gia cầm còn lại, tẩy uế và tiêu độc chuồng trại, không mang gia cầm bệnh và sản phẩm của chúng ra khỏi vùng dịch.

- Trị bệnh:

Khi phát hiện gia cầm bị bệnh, kịp thời báo cho thú y địa phương. Vì bệnh do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, người chăn nuôi có thể dùng thuốc trợ sức, trợ lực để tăng khả năng đề kháng khi gia cầm bị bệnh.

Câu 3: Em hãy nêu về các biện pháp phòng, trị bệnh cúm trên gia cầm.  

Trả lời:

- Phòng bệnh:

+ Khi dịch chưa xảy ra: ngăn chặn nguồn bệnh bằng các biện pháp như tiêu độc, khử trùng và vệ sinh thức ăn, xe chuyên chở và dụng cụ chăn nuôi; hạn chế cho gia cầm tiếp xúc với chim hoang dã, tiêm vaccine theo đúng quy định.

+ Khi có dịch: cấm hoạt động buôn bán, giết mỗ gia cầm; tiêu huỷ gia cầm ốm, chết theo đúng quy định; phun thuốc sát trùng, tiêu độc đúng quy định; giám sát chặt chẽ diễn biến của dịch và phát hiện kịp thời những biểu hiện, triệu chứng bệnh cúm ở người để can thiệp.

- Trị bệnh:

Hiện nay không có thuốc điều trị đặc hiệu, nên khi phát hiện ra bệnh cần phải báo ngay cho cán bộ địa phương để có cách xử lí kịp thời.

Câu 4: Em hãy nêu các biện pháp phòng, trị bệnh tụ huyết trùng trên gia cầm.

Trả lời:

+ Phòng bệnh: Chuồng trại phải khô ráo, thông thoáng, sạch sẽ, không để con vật quá nóng hoặc quá lạnh; thực hiện chặt chẽ quy trình vệ sinh thú y trong chăn nuôi; cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ, an toàn; tiêm vaccine đúng quy định.

+ Trị bệnh: Khi phát hiện gia cầm bị bệnh, kịp thời báo cho thú y địa phương.

Cần phát hiện và điều trị sớm bằng kháng sinh và thuốc trợ lực, kèm theo điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Điều trị dự phòng cho toàn đàn. Kháng sinh có thể dùng gồm Streptomycin, Tetracyclin, Neotesol theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Câu 5: Theo em, để phòng trị bệnh tụ huyết trùng gia cầm, biện pháp nào là quan trọng nhất? Vì sao?   

Trả lời:

Để phòng trị bệnh tụ huyết trùng cách hiệu quả nhất là tiêm phòng vaccine định kì cho gia cầm vì hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho loại bệnh này.

  1. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: So sánh biện pháp phòng, trị ba loại bệnh phổ biến ở lợn (bệnh Newcastle, bệnh cúm và bệnh tụ huyết trùng).

Trả lời:

Bệnh Newcastle

Bệnh cúm

Bệnh tụ huyết trùng

Khi dịch chưa xảy ra:

·        Ngăn chặn nguồn bệnh bằng các biện pháp như hạn chế người qua khu chăn nuôi.

·        Sát trùng dụng cụ, thiết bị chăn nuôi.

·        Thực hiện kiểm dịch, cách li và tiêm vaccine đúng quy định.

Khi có dịch:

·        Tiêu hủy gia cầm bị bệnh và nghi nhiễm bệnh theo đúng quy định.

·        Tiêm vaccine và cách li số gia cầm còn lại.

·        Tẩy uế và tiêu độc chuồng trại.

·        Không mang gia cầm bệnh và sản phẩm của chúng ra khỏi vùng dịch.

Khi dịch chưa xảy ra:

·        Ngăn chặn nguồn bệnh bằng các biện pháp như tiêu độc, khử trùng và vệ sinh thức ăn, xe chuyên chở và dụng cụ chăn nuôi.

·        Hạn chế cho gia cầm tiếp xúc với chim hoang dã.

·        Tiêm vaccien theo đúng quy định.

Khi có dịch:

·        Cấm hoạt động buôn bán, giết mổ gia cầm.

·        Tiêu hủy gia cầm ốm, chết theo đúng quy định.

·        Phun thuốc sát trùng, tiêu độc đúng quy định.

·        Giám sát chặt chẽ diễn biến của dịch và phát hiện kịp thời những biểu hiện, triệu chứng bệnh cúm ở người để can thiệp.

·        Chuồng trại phải khô ráo, sạch sẽ, không để con vật quá nóng hoặc quá lạnh.

·        Thực hiện chặt chẽ quy trình vệ sinh thú y trong chăn nuôi.

·        Cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ, an toàn.

·        Tiêm vaccine đúng quy định.

Câu 2: Em hãy cho biết đặc điểm và cách điều trị bệnh IC – sổ mũi truyền nhiễm ở gà.  

Trả lời:

* Đặc điểm của bệnh IC – sổ mũi truyền nhiễm ở gà:

  • Gà giảm ăn uống, giảm sức sản xuất.
  • Chảy nước mũi loãng đến nhày.
  • Viêm kết mạc mắt, phù mặt, yếm.
  • Thở có âm ran.

* Cách điều trị bệnh IC – sổ mũi truyền nhiễm:

Sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc trị loại bệnh này như Amoxcicylin hoặc Gentamycin. Tuy nhiên để điều trị thành công và giảm tối đa các thiệt hại do bệnh này gây ra người chăn nuôi cần phải lưu ý:

  • Luôn quan sát và quản lí đàn gà để phát hiện bệnh được sớm.
  • Sử dụng các chất điện giải, Vitamin C để nâng cao chất đề kháng cho gà.
  • Sử dụng thêm các chất long đờm, để giúp gà có thể dễ hô hấp hơn.
  • Chú ý phun thuốc sát khuẩn theo định kì toàn khu vực chuồng nuôi gà để diệt trừ các mầm bệnh có thể lây nhiễm cho gà.

 

Câu 3:  Em hãy nêu đặc điểm của bệnh đậu gà. Nêu cách trị loại bệnh này trên gà.    

Trả lời:

* Đặc điểm của bệnh đậu gà:

+ Nổi nhiều mụn mủ bằng hạt đậu ở đầu, mắt, quanh miệng, mào.

+ Đôi khi những cục mụn có thể làm gà mù mắt hoặc mọc mụn trong miệng khiến gà đay đơn không ăn uống được.

* Để điền trị bệnh đậu gà ta làm như sau:

+ Cậy vẩy mụn đậu, rửa sạch bằng nước muối loãng.

+ Hằng ngày bôi dung dịch 1% Xanhmetylen lên mụn đậu, sau ít ngày mụn đậu sẽ khô dần và tự bong.

+ Nếu gà bị vết thương loét trên niêm mang miệng bôi thuốc sát trùng nhẹ Lugol 1%.

+ Làm sạch các mụn đậu rồi bôi các chất sát trùng nhẹ như Glycerin 10%, CuSO4 5% thể niêm mạc có thể lấy bông làm sạch màng giả ở miệng rồi bôi các chất sát trùng nhẹ hay kháng sinh, nếu đau mắt có thể dùng thuốc nhỏ mắt.

+ Bổ sung thêm Vitamin đặc biệt là Vitamin A.

+ Nếu bệnh nặng cần dùng kháng sinh phòng vi khuẩn bội nhiễm.

+ Đốt chất thải của gà, chất độn chuồng, chẩ độn ổ đẻ.

+ Phun sát trùng thường xuyên trong thời gian gà bị bệnh.

+ Chủng đậu cho các đàn gà chưa bị mắc bệnh ở khu vực xung quanh đàn gà bị bệnh.

 

Câu 4: Em hãy chỉ ra những đặc điểm của bệnh nấm phổi ở gà. Cho biết nếu gà bị bệnh này thì có thể điều trị như thế nào?        

Trả lời:

* Những đặc điểm của bệnh nấm phổi ở gà:

- Gà con: mệt mỏi, kém ăn, mắt lim dim, đứng tách đàn. Gà khó thở, chảy nhiều nước mũi.

- Gà lớn: gầy yếu, giảm cân, khát nước, gà thở nặng nhọc, há mỏ để thở. Phổi và túi khí có những chấm tổn thương màu trắng, vàng, xanh lá.

* Cách điều trị bệnh nấm phổi ở gà:

- Dùng các hóa chất diệt nấm như: crystal-violet, brilian green, iodua-kali 0.8%, dung dịch CuSO4 1/2000 cho uống làm giảm sự lan truyền bệnh.

- Dùng các kháng sinh: Nystatin, Amphotericin B, Mycostatin, Tricomycin. Không dùng các kháng sinh có nguồn gốc từ nấm: Penicillin, Streptomycin,…

– Bổ sung MULTI-VITAMIN: 1g/1 lít nước hoặc SG.B.COMPLEX: 2-3g/1lít nước uống giúp tăng sức đề kháng mau phục hồi sức khỏe.

-Vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi 2-3 lần/ngày bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB

  1. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Đề xuất biện pháp phòng bệnh an toàn cho người, vật nuôi và môi trường trong hoạt động chăn nuôi gia cầm ở địa phương.   

Trả lời:

+ Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh gia cầm, công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y.

+ Chủ động tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các giải pháp, biện pháp về phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh động vật kịp thời. Phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố khẩn trương triển khai các giải pháp phát triển chăn nuôi, thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; phòng chống dịch bệnh động vật và xử lý dứt điểm các ổ dịch bệnh theo quy định, đảm bảo không để lây lan ra diện rộng, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.

+ Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, phối hợp, bám sát địa bàn, phối hợp các cơ quan chuyên môn của các huyện, thành phố để kịp thời nắm bắt tình hình phát triển chăn nuôi, tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm; hướng dẫn triển khai các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, phòng chống dịch bệnh và công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y theo quy định; phối hợp hướng dẫn triển khai các đợt tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn gia cầm; tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển mua bán động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa bàn tỉnh theo đúng quy định...

 

 

=> Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối bài 13: Một số bệnh phổ biến ở gia cầm và biện pháp phòng, trị

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay