Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức bài 15: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh vật nuôi

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 15: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh vật nuôi, Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức.

BÀI 15: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC

TRONG PHÒNG, TRỊ BỆNH VẬT NUÔI

(15 câu)

  1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Hiện nay có các ứng dụng công nghệ sinh học nào đang được ứng dụng để s phòng bệnh cho vật nuôi?

Trả lời:

Một số ứng dụng sinh học được ứng dụng để phòng bệnh cho vật nuôi:

+ Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi.

+ Ứng dụng công nghệ sinh học trong việc phát hiện sớm các virus gây bệnh ở vật nuôi.

Câu 2: Giới thiệu về ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất vaccine DNA tái tổ hợp.     

Trả lời:

Vaccine DNA tái tổ hợp là dạng vaccine được sản xuất bằng cách sử dụng các gene mã hoá kháng nguyên thiết yếu của vi sinh vật gây bệnh để tổng hợp ra các phân tử DNA tái tổ hợp có khả năng kích thích cơ thể vật nuôi chống lại chính các vi sinh vật gây đó.

Câu 3: Giới thiệu về ứng dụng công nghệ sinh học trong phát hiện sớm virus gây bệnh ở vật nuôi.  

Trả lời:

+ Bệnh do virus gây ra rất khó kiểm soát, nếu không phát hiện kịp thời có thể bùng phát thành dich, gây hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường.

+ Nhờ có ứng dụng công nghệ sinh học, có thể phát hiện sớm, chính xác các virus gây bệnh trên vật nuôi. Nhờ đó nâng cao được hiệu quả phòng trị bệnh, hạn chế bùng phát thành dịch.

Câu 4: Nêu một số ưu điểm của vaccine DNA tái tổ hợp.  

Trả lời:

+ Vaccine DNA tái tổ hợp chỉ mang thông tin di truyền cần thiết để tạo ra một hoặc nhiều protein của vi khuẩn hoặc virus gây bệnh, do đó không thể tạo ra toàn bộ mầm bệnh nên có độ an toàn cao. Hơn nữa, loại vaccine này kích hoạt tất cả các thành phần của hệ thống miễn dịch để bảo vệ cơ thể vật nuôi tốt hơn.

+ Quy trình sản xuất vaccine DNA tái tổ hợp ít tốn kém và đơn giản hơn.

+ Sản xuất được vaccine nhanh hơn, đáp ứng được một số trường hợp khẩn cấp trong điều kiện dịch bệnh.

  1. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1. Mô tả quy trình sản xuất vaccine DNA tái tổ hợp. 

Trả lời:

Quy trình sản xuất vaccine DNA tái tổ hợp:

Lấy DNA chứa mã kháng nguyên từ virus gây bệnh è sử dụng enzyme để cắt, tách mã kháng nguyên và Plasmid è Kết hợp giữa mã kháng nguyên và Plasmid đã được cắt được DNA tái tổ hợp è sản xuất vaccine dựa vào DNA đã thu được.

Câu 2: Để phát hiện sớm virus gây bệnh ở vật nuôi bằng công nghệ sinh học cần phải thức hiện qua các bước nào?

Trả lời:

Các bước để phát hiện sớm virus gây bệnh trên vật nuôi dựa vào công nghệ sinh học:

Bước 1. Lấy mẫu bệnh phẩm

Bước 2. Tách chiết RNA tổng số.

Bước 3. Tổng hợp cRNA từ RNA nhờ quá trình phiên mã ngược.

Bước 4. Khuyếch đại cRNA bằng phản ứng PCR.

Bước 5. Điện di kiểm tra sản phẩm PCR.

Câu 3: Hãy mô tả quy trình phát hiện sớm virus H5N1 gây bệnh cúm ở gia cầm.    

Trả lời:

Quy trình phát hiện sớm virus H5N1 gây bệnh cúm ở gia cầm:

Câu 4: Em hãy cho biết ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ sinh học vào việc phòng, trị bệnh cho vật nuôi?

Trả lời:

Ý nghĩa việc ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi là: hỗ trợ sức khỏe cho vật nuôi, tăng cường miễn dịch, tăng khả năng phòng, trị bệnh ở vật nuôi.

Câu 5: Em hãy giới thiệu đôi nét về ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vaccine và chẩn đoán bệnh.     

Trả lời:

+ Bệnh do virus gây ra rất khó kiểm soát, nếu không phát hiện kịp thời có thể bùng phát thành dich, gây hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường.

+ Nhờ có ứng dụng công nghệ sinh học, có thể phát hiện sớm, chính xác các virus gây bệnh trên vật nuôi. Nhờ đó nâng cao được hiệu quả phòng trị bệnh, hạn chế bùng phát thành dịch.

  1. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Hãy tìm hiểu và cho biết quy trình sản xuất vaccine tái tổ hợp gen. Nêu lợi ích của việc sản xuất vaccin bằng công nghệ gen.   

Trả lời:

* Quy trình sản xuất vaccine lở mồm, long móng thế hệ mới nhờ công nghệ sinh học:

Bước 1. Tìm gen có tính kháng nguyên cao trong tế bào vi rút gây bệnh lở mồm long móng.

Bước 2. Dùng enzim cắt lấy đoạn gen này.

Bước 3. Tạo ADN tái tổ hợp: Ghép vào thể truyền có thể là vi rút hoặc các plasmit của vi khuẩn.

Bước 4. Cấy ghép ADN tái tổ hợp vào TB nhận (VK).

Bước 5. Chiết tách sản phẩm để chế tạo vaccine.

* Lợi ích của việc sản xuất vaccine bằng công nghệ gen: Nhanh, nhiều, an toàn, khi sử dụng và bảo quản, hạ giá thành.

Câu 2: Nêu một số ứng dụng của công nghệ gen trong điều chế thuốc kháng sinh. Ho biết ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ này.  

Trả lời:

* Có 2 phương pháp sản xuất thuốc kháng sinh thường được dùng trong thực tiễn:

+ Nuôi cấy nấm để chiết lấy dịch tiết của chúng trong môi trường nuôi cấy và tinh chế để tạo ra kháng sinh.

+ Ứng dụng công nghệ gen để sản xuất.

* Ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ gen trong sản xuất thuốc kháng sinh:

+ Ứng dụng công nghệ gen để sản xuất thuốc kháng sinh không chỉ giúp tăng năng suất tổng hợp kháng sinh mà còn có khả năng tạo ra được các loại kháng sinh mới.

  1. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Em hãy nêu một số phát minh đột phá trong việc ứng dụng công nghệ sinh học trong điều trị các bệnh dịch cho vật nuôi.

Trả lời:

Một số thành tựu khác về ứng dụng công nghệ sinh học trong điều trị các bệnh dịch cho vật nuôi:

Phát minh thành công vaccine dịch tả lợn châu Phi:

+ Sau hơn 100 năm kể từ khi được phát hiện đến nay, hơn 4.000 công trình nghiên cứu liên quan đến virus dịch tả lợn châu Phi và phát triển vaccine của các nhà khoa học đã được công bố. Tuy nhiên, thế giới vẫn chưa có vaccine thương mại và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh dịch tả lợn châu Phi.

+ Và tín hiệu khả quan bắt đầu le lói khi nhóm các nhà khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ công bố thành công việc nghiên cứu chủng virus DTLCP nhược độc đã được cắt bỏ đoạn gen Delta I177L vào tháng 11/2019, sau hơn 10 năm nghiên cứu công phu, bài bản.

+ Ngay sau công bố của các nhà khoa học của Hoa Kỳ , Cục Thú y đã cử người sang Hoa Kỳ dự họp, gặp trực tiếp với các chuyên gia Hoa Kỳ để bàn phối hợp nghiên cứu, sản xuất vaccine DTLCP.

+ Từ tháng 7/2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Cục Thú y và 3 doanh nghiệp có tiềm năng - nguồn lực - kinh nghiệm phối hợp với các nhà khoa học của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tổ chức tiếp nhận con giống virus, công nghệ và phối hợp nghiên cứu, sản xuất, đăng ký lưu hành vaccine dịch tả lợn châu Phi.

+ Sau hơn 2 năm triển khai quyết liệt, tháng 6/2022, Việt Nam đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới nghiên cứu, sản xuất thành công vaccine dịch tả lợn châu Phi và cấp phép lưu hành thương mại.

+ Cùng với xu hướng phát triển chung về công nghệ sinh học và việc ứng dụng công nghệ sinh học trong các lĩnh vực khác nhau trên thế giới, Việt Nam đã chủ động xây dựng các chiến lược tổng thể để tiếp cận, đi trước đón đầu, đồng thời tự chủ trong quá trình nghiên cứu, phát triển công nghệ sinh học.

=> Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối bài 15: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay