Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức bài 6: Ứng dụng cộng nghệ sinh học trong chọn và nhân giống vật nuôi
Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 6: Ứng dụng cộng nghệ sinh học trong chọn và nhân giống vật nuôi, Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức
BÀI 6: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CHỌN VÀ NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI
(15 câu)
- NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Thế nào là chọn và nhân giống vật nuôi?
Trả lời:
+ Chọn giống vật nuôi: Chọn giống vật nuôi là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật để chọn lọc và giữ lại làm giống những cá thể có đặc điểm có lợi đáp ứng yêu cầu của con người.
+ Nhân giống vật nuôi: là quá trình sinh sản và chọn lọc nhằm giữ lại và gây nuôi những vật nuôi giống là những động vật được con người nuôi nhốt.
Câu 2: Em hãy nêu khái niệm của công nghệ truyền cấy phôi?
Trả lời:
Khái niệm:
+ Công nghệ truyền cấy phôi là quá trình đưa phôi tạo ra từ các cá thể này vào tử cung củ cá thể khác để cho chúng mang thai.
+ Công nghệ cấy truyền phôi thường đi kèm với công nghệ gây rụng nhiều trứng ở con vật cho trứng là những con có giá trị giống vượt trội.
Câu 3: Em hãy nêu khái niệm của thụ tinh trong ống nghiệm?
Trả lời:
+ Khái niệm: Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp mà trứng và tinh trùng được đưa ra khỏi cơ thể, nuôi cấy và thụ tinh bên ngoài cơ thể (trong ống nghiệm).
+ Ví dụ: Các nhà khoa học ở khu vườn quốc gia Haute-Touche ở Pháp đã chọn hình thức thụ tinh nhân tạo để nuôi cấy ra phôi của giống của loài hươu Đài Loan có nguy cơ bị tuyệt chủng. Các nhà khoa học đã tìm cách lấy mẫu tinh trùng của con hươu Đài Loan đực và lưu trữ trong môi trường cấp đông để đợi ngày cấy ghép cho con giống hươu cái.
Câu 4: Em hãy nêu khái niệm của xác định giới tính của phôi?
Trả lời:
+ Khái niệm: Xác định giới tính của phôi là kĩ thuật xác định sớm giới tính của vật nuôi ngay trong giai đoạn phôi. Kĩ thuật này giúp cho người chăn nuôi sản xuất ra các đàn vật nuôi có giới tính phù hợp với hướng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi.
Câu 5: Em hãy cho biết ứng dụng chỉ thị phân tử được sử dụng như thế nào trong việc chọn giống vật nuôi?
Trả lời:
+ Chỉ thị phân tử là đoan DNA ngắn có liên kết chặt với gene quy định một tính trạng cụ thể của vật nuôi (ví dụ: năng suất sữa, thịt, trứng; khả năng kháng bệnh, kháng stress,…). Chỉ thị phân tử được di truyền qua các thế hệ, do đó nó được sử dụng như một công cụ hữu ích trong việc chọn tạo giống.
+ Nhờ ứng dụng chỉ thị phân tử, các nhà chọn giống xác đinh được các cá thể mang gene mong muốn trong giai đoạn sớm nhất.
- THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1. Các bước thực hiện trong công nghệ truyền cấy phôi.
Trả lời:
Các bước thực hiện trong công nghệ truyền cấy phôi:
Bước 1. Tách lấy phôi từ động vật cho phôi.
Bước 2. Sử dụng các biện pháp để tác động vào phôi đó trước khi chuyển vào cơ thể nhận.
Bước 3: Cấy phôi đã chịu tác động ở bước 2 vào tử cung của các động vật nhận phôi để các động vật này mang thai và sinh con.
Câu 2: Nêu các bước thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.
Trả lời:
Thụ tinh trong ống nghiệm bao gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1. Hút tế bào trứng từ buồng trứng.
Bước 2. Nuôi để trứng phát triển và chín.
Bước 3. Thụ tinh nhân tạo.
Bước 4. Nuôi hợp tử phát triển đến giai đoạn phôi đầu và phôi nang.
Câu 3: Nêu các bước thực hiện việc xác định giới tính ở vật nuôi.
Trả lời:
Các bước thực hiện việc xác định giới tính ở vật nuôi:
Bước 1. Lấy mẫu từ phôi.
Bước 2. Tách chiết DNA của phôi mẫu.
Bước 3. Khuyếch đại DNA của mẫu phôi bằng PCR với mồi đặc hiệu.
Bước 5. Đối chiếu sản phẩm điện di để xác định giới tính.
Câu 4: Nêu các bước chọn tạo giống vật nuôi bằng chỉ thị phân tử.
Trả lời:
Các bước chọn tạo giống vật nuôi bằng chỉ thị phân tử:
Bước 1. Tách mẫu DNA từ vật nuôi.
Bước 2. Khuyếch đại gene PCR.
Bước 3. Phân tích điện di sản phẩm PCR để xác định được cá thể mang gene mong muốn.
Câu 5: Hãy nêu ý nghĩa của công nghệ truyền cấy phôi.
Trả lời:
Ý nghĩa của công nghệ truyền cấy phôi:
+ Khai thác triệt để tiềm năng di truyền của những vật nuôi cái cao sản, vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn.
+ Nâng cao năng suất sinh sản, tăng số lượng con sỉnh ra ừ một cái giống cao sản. Nhanh chóng thay đổi chất lượng đàn giống.
+ Dễ dàng, thuận lợi trong việc xuất, nhập, vận chuyển, trao đổi con giống giữa các nước, các vùng, các địa phương.
- VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Việc áp dụng các công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống vật nuôi đem lại được các lợi ích gì?
Trả lời:
Một số lợi ích mà công nghệ sinh học đã đem đến cho ngành chăn nuôi:
+ Bảo tồn được những mẫu gene các con vật quý hiếm, có nguy cơ bị tiệt trủng.
+ Nâng cao năng suất, khả năng sản xuất của con giống; chọn lọc được những con giống tốt đáp ứng được với mục đích sản xuất của nhà nông.
+ Nhanh chóng cải thiện được chất lượng đàn vật nuôi, hoàn thiện nhanh chóng về số lượng con giống trong đàn.
Câu 2: Ý nghĩa của thụ tinh trong ống nghiệm và chọn giới tính của phôi là gì?
Trả lời:
Ý nghĩa của việc thụ tinh trong ống nghiệm: có khả năng tạo ra nhiều phôi, đồng thời có tác dụng phổ biến nhanh những đặc tính tốt của cá thể, của giống, rút ngắn khoảng cách thế hệ. Thụ tinh trong ống nghiệm còn là cơ sở cho công nghệ truyền cấy và cấy chuyển gene.
Câu 3: Giả xử, sau này em muốn được cống hiến vào lĩnh vực lai tạo giống vật nuôi, phát triển được các giống vật nuôi mang các tính trạng tốt phù hợp với điều kiện của Việt Nam, em có thể theo ngành gì? Em hãy giới thiệu đôi nét về nghành nghề đó.
Trả lời:
+ Em có thể theo học hệ cử nhân Công nghệ sinh học.
+ Cử nhân Công nghệ sinh học là những người tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học. Công việc chính của họ là nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và có giá trị cao; chế biến và bảo quan thực phẩm; sản xuất các chế phẩm sinh học sử dụng trong nông nghiệp; thuốc bảo vệ thực vật; ứng dụng trong y học và dược phẩm, chẩn đoán bệnh; xử lí ô nhiễm môi trường, rác thải;…
Câu 4: Ngoài các ứng dụng sinh học mà em đã được học, em còn biết thêm các ứng dụng sinh học nào để giúp người chăn nuôi có thể phân biệt được giới tính của vật nuôi. Hãy giới thiệu về phương pháp đó. Nêu ưu và nhược điểm.
Trả lời:
Tinh phân biệt giới tính là một trong những tiến bộ quan trọng nhất trong công nghệ sinh học áp dụng cho nông nghiệp trong 20 năm qua. Tổ chức FAO đã công nhận rằng ứng dụng tinh hoặc phôi phân biệt giới tính khi kết hợp với các công nghệ sinh học, công nghệ gen sẽ tạo ra một chiến lược nhân giống đầy hứa hẹn để giúp đáp ứng nhu cầu lương thực gia tăng.
- Ưu điểm:
+ Xảy ra ít vấn đề về sinh sản và giảm thiểu các chi phí liên quan như lao động, điều trị thú ý và chết, vì bê cái sinh ra thường dễ dàng hơn bê đực.
+ Sớm ổn định quy mô đàn, sử dụng phối tinh phân biệt giới thính thuận lợi hơn cho việc chọn lọc các bê cái tơ làm giống, làm tăng khả năng chọn bê thay thế có giá trị di truyền cao, do đó tiến bộ di truyền nhanh hơn trong đàn và có cơ hội để xuất bán bò tơ thừa trong đàn.
+ Dự báo ngay được khả năng bê sinh ra vì khối lượng tinh phân biệt giới tính, 90% bê cái trên tổng số bê sinh ra sẽ làm giảm số lượng bên tơ cần phải mua thay thế bổ sung từ bên ngoài đàn.
- Nhược điểm:
+ Giảm tỉ lệ thụ thai, trung bình là 80% đến 85% so với sử dụng tinh dịch truyền thống.
+ Làm tăng chi phí nuôi dưỡng bê tơ chờ phối bò đẻ chờ phối.
+ Đòi hỏi kĩ thuật coa, tuyển lựa chọn con có khả năng di truyền tốt, cho năng suất cao để từ đó di truyền cho đời sau.
- VẬN DỤNG CAO (1 câu)
Câu 1: Em hãy nêu một số thành tựu mà ứng dụng thụ tinh nhân tạo đã tạo ra cho ngành chăn nuôi của Việt Nam.
Trả lời:
Một số thành tựu của ứng dụng thụ tinh nhân tạo trên các giống động vật ở Việt Nam:
* Trên các con gia súc:
- Ngành nông nghiệp đã và đang phối hợp với chính quyền các địa phương đẩy mạnh thực hiện việc truyền tinh nhân tạo đối với trâu, bò cái nền địa phương để tăng đàn bò, trâu lai năng suất, chất lượng cao.
- Số lượng bò được phối giống có chửa bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo năm 2018 tại tỉnh Vĩnh Phúc cho tỷ lệ thụ thai đạt 76,8% đối với bò thịt; 69,2% đối với bò sữa; bê sinh ra bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo mang lại giá trị kinh tế cao hơn bê sinh ra từ phương pháp nhảy trực tiếp từ 1-2 triệu đồng/con.
* Trên các con gia cầm:
- Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên – Viện Chăn nuôi đã thành công trong việc thụ tinh nhân tạo cho ngan, vịt để tạo ra các con ngan lai vịt. Tỷ lệ phôi đạt được 85-95%; tỷ lệ nở đạt 82-85% phôi.
- Con ngan lai vịt nhanh lớn hơn ngan và vịt (siêu trội), tiêu tốn thức ăn thấp, có tuổi giết thịt ngắn hơn ngan; thịt ngon hơn thịt vịt; trắng hơn thịt ngan, tỷ lệ mỡ thấp; khối lượng giữa con đực và con cái chênh lệch nhau ít; sử dụng được cả con đực và con cái để nhồi gan béo, nâng cao giá trị sản phẩm lên nhiều lần.