Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức bài 2: Vật nuôi và phương thức chăn nuôi

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 2: Vật nuôi và phương thức chăn nuôi, Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức.

BÀI 2: VẬT NUÔI VÀ PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI

(16 câu)

  1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Vật nuôi có thể  được phân loại thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?

Trả lời:

Vật nuôi được phân loại thành 3 nhóm: phân loại theo nguồn gốc, phân loại theo đặc tính sinh học, phân loại theo mục đích sử dụng.

Câu 2: Hãy nêu nội dung chính của hình thức phân loại vật nuôi theo nguồn gốc.

Trả lời:

* Phân loại theo nguồn gốc: vật nuôi được chia làm hai nhóm.

+ Vật nuôi bản địa: những vật nuôi được hình thành và chăn uôi ở một địa phương hoặc khu vực nhất định trên lãnh thổ Việt Nam.

+ Vật nuôi ngoại nhập: các giống vật nuôi có nguồn gốc từ nước ngoài được du nhập vào Việt Nam.

* Phân loại theo đặc tính sinh học: dựa vào các đặc tính khác nhau, vật nuôi có thể được chia thành nhiều nhóm khác nhau theo các cách khác nhau như vật nuôi trên cạn, vật nuôi dưới nước, gia súc, gia cầm,…

* Phân loại theo mục đích sử dụng: dựa vào mục đích sử dụng vật nuôi có thể được chia thành các nhóm khác nhau như vật nuôi lấy trứng, vật nuôi lấy sữa,…

Câu 3: Phân loại theo đặc tính sinh học và phân loại theo mục đích sử dụng là như thế  nào?

Trả lời:

+ Phân loại theo đặc tính sinh học là vật nuôi có thể được chia thành các nhóm khác nhau dựa vào đặc tính sinh học của chúng.

+ Phân loại theo mục đích sử dụng là vật nuôi được phân chia dựa theo mục đích sử dụng của từng loài.

Câu 4: Em hãy cho biết một số phương thức chăn nuôi ở Việt Nam.

Trả lời:

Một số phương thức chăn nuôi ở Việt Nam: chăn thả tự do, chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi bán công nghiệp.

Câu 5: Hãy nêu một số xu hướng chăn nuôi ở Việt Nam và trên thế giới.  

Trả lời:

Xu hướng chăn nuôi ở Việt Nam và trên thế giới:

  • Xu hướng phát triển chăn nuôi bền vững: chăn nuôi bền vững về kinh tế, về môi trường và về xã hội.
  • Xu hướng chăn nuôi thông minh: là chăn nuôi ứng dụng các công nghệ, thiết bị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí, giám sát toàn bộ quá trình chăn nuôi.

 

  1. THÔNG HIỂU

Câu 1. Nêu ưu và nhược điểm của phương thức chăn nuôi công nghiệp.

Trả lời:

+ Ưu điểm của phương thức chăn nuôi công nghiệp: tập trung sản xuất được mặt hàng hàng hóa nông sản với số lượng lớn, ứng dụng được các trang thiết bị hiện đại vào trong chăn nuôi, khả năng kiểm soát được bệnh tật, dịch bệnh tốt.

+ Nhược điểm của phương thức chăn nuôi công nghiệp: cần chi phí đầu tư lớn, quy mô chăn nuôi lớn tiềm ẩn những nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Câu 2: Nêu đặc điểm cơ bản của hình thức chăn nuôi bền vững.

Trả lời:

Đặc điểm cơ bản của hình thức chăn nuôi bền vững:

+ Vật nuôi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, không bị ngưỡc đãi, được tự do thể hiện các tập tính tự nhiên.

+ Cung cấp cho người tiêu dùng những nguồn thực phẩm chất lượng cao, an toàn, giá cả hợp lí.

+ Người chăn nuôi có lợi nhuận, môi trường được bảo vệ.

+ Luôn đảm bảo hài hòa về lợi ích của người chăn nuôi, người tiêu dùng, vật nuôi và bảo vệ môi trường.

Câu 3: Nêu đặc điểm cơ bản của chăn nuôi thông minh.

Trả lời:

Đặc điểm của chăn nuôi thông minh:

+ Áp dụng các công nghệ thông minh vào trong chăn nuôi.

+ Công nghệ được lựa chọn có tính khả thi cảo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và khả năng của người chăn nuôi.

+ Liên kết chuỗi chăn nuôi khép kín, từ người chăn nuôi đến các khâu tiêu thụ sản phẩm.

+ Sản phẩm chăn nuôi an toàn, giá cả hợp lí, giúp cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

Câu 4: Em hãy cho biết những công nghệ đang được áp dụng trong hình thức chăn nuôi công nghiệp.

Trả lời:

Những công nghệ được áp dụng trong chăn nuôi hiện nay như: công nghệ cảm biến, trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, máy móc hiện đại,…

Câu 5: Em hãy cho biết những giống vật nuôi được nuôi chủ yếu ở Việt Nam.

Trả lời:

Những giống vật nuôi được nuôi chủ yếu ở Việt Nam:

+ Gia súc: trâu, bò, lợn, dê, cừu,…

+ Gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, chim, …

  1. VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy cho biết đặc trưng của giống vật nuôi bản địa ở Việt Nam.

Trả lời:

Đặc trưng của giống vật nuôi bản địa ở Việt Nam:

Có khả năng thích nghi tốt với khí hậu, tập quán chăn nuôi của các địa phương trên lãnh thổ Việt Nam.

Câu 2: Hãy sắp xếp các nhóm vật nuôi sau theo mục đích sử dụng: gà, lợn, bò sữa, ngan, vịt, cừu, bò, trâu.

Trả lời:

Lấy sữa

Bò sữa

Lấy trứng

Gà, vịt, ngan

Lấy thịt

Lợn, bò, cừu, gà

Sức kéo

Trâu, bò

Câu 3: Nêu những ưu điểm của hình thức chăn nuôi bán công nghiệp so với phương thức chăn thả tự do và chăn nuôi công nghiệp.

Trả lời:

Ưu điểm của các hình thức chăn nuôi

Chăn nuôi bán công nghiệp

Chăn thả tự do

Chăn nuôi công nghiệp

Chất lượng sản phẩm chăn nuôi cao hơn

Chi phí đầu tư thấp

Năng suất cao, kiểm soát được tốt dịch bệnh

Câu 4: Những giải pháp nào có thể định hướng Việt Nam có thể phát triển ngành chăn nuôi theo hướng bền vững?

Trả lời:

Những giải pháp để có thể định hướn Việt Nam phát triển ngành chăn nuôi theo hướng bền vững:

+ Đổi mới và hoàn thiện chủ trương, thể chế, chính sách.

+ Rà soát và thực hiện đúng quy hoạch chăn nuôi trong phạm vi cả nước.

+ Tổ chức hoạt động sản xuất theo chuỗi giá trị.

+ Đột phá thu hút đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển giống vật nuôi.

+ Hỗ trợ thích ứng, thúc đẩy hội nhập quốc tế ngành chăn nuôi.

+ Đổi mới công tác quản lí nhà nước.

+ Tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp.

  1. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Trình bày xu hướng phát triển chăn nuôi ở Việt Nam và trên thế giới.

Trả lời:

Xu thế phát triển chăn nuôi ở Việt Nam:

  • Ngành sản xuất nông nghiệp đang phục vụ ngày càng nhiều cho chế độ ăn toàn cầu hóa.
  • Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật.
  • Tập trung giải quyết các điểm yếu về năng suất, chất lượng sản phẩm, VSATTP, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Xu thế phát triển chăn nuôi trên thế giới:

  • Giảm diện tích sản xuất và dân số làm nông nghiệp, nhưng sẽ làm gia tăng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đông lạnh và chế biến.
  • Phát triển hệ thống chăn nuôi trong những thập kỷ tới chắc chắn sẽ liên quan đến sự cân bằng giữa an ninh lương thực, nghèo đói, bình đẳng, bền vững Môi trường và phát triển kinh tế.
  • Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật.

Câu 2: Phân tích thực tiễn chăn nuôi ở địa phương em và đề xuất các hình thức chăn nuôi phù hợp cho các nhóm vật nuôi.

Trả lời:

Chăn nuôi ở địa phương em nói chung chưa được phát triển một cách triệt để trên các phương diện sau:

  • Người dân vẫn bỏ nhiều thời gian, công sức vào quá trình chăn nuôi nhưng vật nuôi vẫn không tránh khỏi những ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh.
  • Việc xử lí chất thải chăn nuôi cũng chưa được đảm bảo.
  • Nhiều hộ chăn nuôi còn xả thải trực tiếp ra môi trường, gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh.

Đề xuất phương thức chăn nuôi phù hợp cho một đối tượng vật nuôi cụ thể:

Về chế độ dinh dưỡng

·        Cung cấp đầy đủ thức ăn dễ tiêu, đảm bảo chất lượng và số lượng phù hợp với từng lứa tuổi của vật nuôi.

·        Tuyệt đối không sử dụng những thức ăn đã ẩm, mốc, ôi thiu.

·        Cho vật nuôi uống nước sạch, nếu trong ngày nhiệt độ xuống thấp cần cho vật nuôi uống nước ấm.

·        Bổ sung thuốc bổ trợ sức như: chất điện giải, vitamin vào nước uống để nâng cao sức đề kháng.

Chủ động phòng bệnh bằng vắc xin

 

·        Đối với đàn trâu bò tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng, lở mồm long móng.

·        Đối với đàn lợn cần tiêm phòng 4 bệnh đỏ (tụ huyết trùng, dịch tả, đóng dấu, phó thương hàn) và bệnh tai xanh, lở mồm long móng, lợn nái tiêm thêm vacxin leptospira, suyễn lợn, lợn con tiêm thêm vacxin Ecoli.

Tăng cường vệ sinh chuồng trại

 

·        Thường xuyên quét dọn, vệ sinh trong và ngoài chuồng nuôi; vệ sinh mắng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi.

·        Định kỳ 1-2 lần/tuần phun thuốc sát trùng tẩy uế chuồng trại và khu vực chăn nuôi để tiêu độc; diệt mầm bệnh bằng các loại thuốc sát trùng.

Thường xuyên kiểm tra, thăm khám sức khỏe vật nuôi

·        Khi phát hiện vật nuôi có biểu hiện không bình cần tách con vật nhốt riêng để theo dõi.

·        Cần giũ ấm cho con vật; có chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc riêng và điều trị thích hợp.

Vận chuyển vật nuôi

 

·        Nếu vận chuyển đường xa cần chuẩn bị thức ăn, nước uống để cho vật nuôi sử dụng.

·        Thực hiện nghiêm kiểm dịch vận chuyển để đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Chuyển đổi sang chăn nuôi gia súc nhốt chuồng

·        Nuôi gia súc nhốt chuồng đã khẳng định hiệu quả nhờ thuận lợi hơn trong việc chăm sóc, hạn chế rủi ro, kiểm soát được dịch bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế.

 

 

=> Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối bài 2: Vật nuôi và phương thức chăn nuôi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay