Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức bài 11: Vai trồ của trị, phòng bệnh trong chăn nuôi

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 11: Vai trò của trị, phòng bệnh trong chăn nuôi, Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức.

BÀI 11: VAI TRÒ CỦA TRỊ, PHÒNG BỆNH TRONG CHĂN NUÔI

(15 câu)

  1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết khái niệm về bệnh trên vật nuôi.   

Trả lời:

Bệnh là trạng thái không bình thường của vật nuôi. Khi vật nuôi bị bệnh thường có các biểu hiện như buồn bã, chậm chạm, chán ăn hoặc bỏ ăn, sốt, chảy nước mắt và nước mũi, ho, tiêu chảy, bại liệt, xù lông.... Bệnh ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, bệnh nặng có thể gây chết.

Câu 2: Em hãy nêu vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi.  

Trả lời:

Vai trò của phòng, trị bệnh cho vật nuôi là một trong những hoạt động quan trọng trong chăn nuôi:

- Sẽ đảm bảo phát triển chăn nuôi ổn định, bền vững;

- Cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng; phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.

Câu 3: Em hãy nêu một số biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường đối với chăn nuôi nông hộ.    

Trả lời:

Một số biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường đối với chăn nuôi nông hộ:

  • Chuồng trại, khu vực chăn nuôi khác phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc, diệt mầm bệnh và các loài động vật trung gian truyền bệnh định kì và sau mỗi đợt nuôi.
  • Dụng cụ dùng trong chăn nuôi phải được vệ sinh trước khi đưa vào sử dụng.
  • Con giống phải bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi theo quy định, không mang mầm bệnh truyền nhiễm, đã được kiểm dịch và áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc.
  • Thức ăn chăn nuôi phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y, không gây hại cho vật nuôi và người sử dụng sản phẩm chăn nuôi. Nước sử dụng trong chăn nuôi phải sạch, không gây bệnh cho vật nuôi.
  • Vật nuôi được đưa ra các bãi chăn thả chung phải khoẻ mạnh, không mang mầm bệnh truyền nhiễm.

Câu 4: Em hãy nêu một số biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường đối với chăn nuôi trang trại.   

Trả lời:

Một số biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường đối với chăn nuôi trang trại:

  • Địa điểm của cơ sở chăn nuôi phải theo quy hoạch, cách xa khu dân cư, công trình công cộng, đường giao thông chính, nguồn gây ô nhiễm.
  • Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với cơ sở chăn nuôi; cơ sở kinh doanh vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi; cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống; trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển dùng trong chăn nuôi; thức ăn, nước dùng cho vật nuôi; chất thải động vật và các đối tượng khác thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y.

Câu 5: Có những loại bệnh thông thường nào trên vật nuôi?

Trả lời:

+ Đối với gia súc: bệnh phó thương hàn, bệnh lở mồm long móng, bệnh tụ huyết trùng, bệnh liên cầu khuẩn….

+ Đối với gia cầm: bệnh cúm gia cầm, bệnh đậu gà, bệnh viêm ruột hoại tử, bệnh khuẩn đường ruột,…

  1. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1. Vì sao phòng bệnh cho vật nuôi có vai trò phát triển chăn nuôi bền vững.

Trả lời:

Phòng bệnh cho vật nuôi có vai trò phát triển chăn nuôi bền vững vì: Ngăn chặn ô nhiễm môi trường do sử dụng hóa chất tiêu hủy. Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.

Câu 2: Theo em, vì sao phòng bệnh lại có vai trò tăng sức đề kháng cho vật nuôi?   

Trả lời:

Vì vaccine là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh cụ thể. Tiêm phòng vaccine cho đàn vật nuôi được coi là một trong các biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.

Câu 3: Vì sao phòng, trị bệnh cho vật nuôi có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe con người?   

Trả lời:

Phòng, trị bệnh cho vật nuôi có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe con người vì giúp hạn chế dịch bùng phát, ngăn chặn lây lan nguồn bệnh từ vật nuôi sang người, giữ gìn được cảnh quan, môi trường sống xanh sạch đẹp.

Câu 4: Những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh tật trên vật nuôi?

Trả lời:

ật nuôi thường mắc bệnh từ các mầm bệnh là vi sinh vật và ký sinh trùng. Trong đó vi sinh vật gây bệnh gồm: vi khuẩn, vi rút và nấm. Những vi sinh vật gây bệnh này tồn tại ở mọi nơi và có thể gây bệnh cho vật nuôi bất cứ khi nào nhất là khi hệ miễn dịch vật nuôi suy giảm.

Câu 5: Có những biện pháp nào để phòng bệnh cho vật nuôi?

Trả lời:

Một số biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi:

  • Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi.
  • Đảm bảo nguồn thức ăn nước uống.
  • Quan sát vật nuôi hằng ngày.
  • Tiêm phòng đầy đủ các liều vaccine phòng bệnh.
  • Có các biện pháp cách li, xử lí khi vật nuôi có các biểu hiện bất thường.
  1. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Đối với gia cầm thường bị mắc các loại bệnh gì? Nguyên nhân của các bệnh đó và cách phòng, trị chúng như thế nào?

Trả lời:

* Bệnh Newcastle:

- Nguyên nhân: Do siêu vi trùng gây bệnh cho mọi lứa tuổi, mọi nòi giống. Thường lây truyền qua đường thức ăn, qua không khí hoặc do tiếp xúc với các con vật mang virus gây bệnh.

- Cách phòng trị:

Dùng vaccin phòng bệnh lasota (lần 1) lúc 1 ngày tuổi bằng cách nhỏ mắt mũi. Lasota (lần 2) lúc 25 ngày tuôi, nhỏ mắt mũi.

Tiêm vaccine Newcastle hệ I cho gà 45 ngày tuổi hoặc dùng vaccine vô hoạt nhũ đầu.

* Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB):

- Nguyên nhân: do virus gây nên. Ngoài tác động vào bộ máy hô hấp, virus phá hủy tế bào thận. Virus lây lan nhanh. Truyền qua đường không khí, lây trực tiếp từ gà ốm sang gà khỏe mạnh.

- Phòng bệnh: Sử dụng vaccine IB. Gà con dùng vaccine nhược độc vào thời điểm 1 ngày tuổi, 14 ngày tuổi và khi gà được 14 tuần tuổi thì tiêm vô hoạt IB.

* Bệnh viêm hô hấp mãn tính (CRD)

- Nguyên nhân: Do vi khuẩn Mycoplasma gây nên làm kế phát các vi khuẩn, virus gây bệnh khác và dưới tác động xấu của môi trường bệnh tái phát. Truyền từ gà ốm sang gà khỏe.

- Cách phòng trị:

+ Phòng: Vaccine vô hoạt Vineland vào lúc 3 tuần tuổi và 18 tuần tuổi, cho uống tylosin vào lúc 2, 4, 6 tuần tuổi.

+ Trị: Tyamulin 1g/1 lít nước, Spiramicin – trimethoprim 2g/1 lít nước.

Câu 2: Đối với gia súc như lợn thường hay mắc phải các bệnh gì? Nêu nguyên nhân dẫn tới loại bệnh và cách phòng, trị loại bệnh đó?

Trả lời:

* Bệnh dịch tả lợn:

+ Nguyên nhân: bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, lây lan nhanh và rộng, bệnh có biểu hiện đặc trưng là bại huyết và xuất huyết. Bệnh phát ra ở heo thuộc tất cả các lứa tuổi với tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao.

+ Cách phòng trị bệnh: Hiện tại chưa có thuốc đặc trị nhưng bà con phải tiêm phòng Vắc xin đúng lịch trình, khi lợn mới mua về phải nhốt riêng ra ít nhất 3 tuần, để tránh trường hợp lợn lây bệnh cho đàn. Chuồng trại phải luôn vệ sinh định kỳ, sát trùng, khi có dịch xảy ra lợn bệnh phải được xử lý ngay kịp thời.

* Bệnh tụ huyết trùng:

+ Nguyên nhân: do cầu trực khuẩn Pasteurella multocida gây nên với đặc điểm gây bại huyết, xuất huyết và gây xáo trộn hô hấp (chủ yếu là viêm phổi). Bệnh này rất nguy hiểm đối với những cơ sở chăn nuôi heo tập trung có mật độ cao. Mầm bệnh có sẵn ở trong đất, trong khí quản và trong phổi heo.

+ Cách phòng trị bệnh:

– Phòng bệnh: Bằng vaccin tụ huyết trùng heo keo phèn, đối với heo nái tiêm phòng trước khi phối giống, đối với heo con tiêm khi heo được 40 – 45 ngày tuổi. Tiêm cho heo vào gốc tai với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau khi tiêm 8 – 14 ngày thì vaccin mới bắt đầu phát huy tác dụng và hiệu quả phòng ngừa bệnh kéo dài từ 4 – 5 tháng.

– Trị bệnh: Chỉ đạt hiệu quả cao khi phát hiện và điều trị heo bị bệnh sớm. Hầu hết các loại kháng sinh hiện nay đang sử dụng trong thú y đều có tác dụng mạnh đối với mầm bệnh. Trong thực tế điều trị thường dùng phối hợp giữa Streptomicine với liều 20 – 40 mg/kg thể trọng và Penicillin với liều 20.000 – 40.000 IU/kg thể trọng hoặc dùng Terramicin 10 – 20 mg/kg thể trọng. Để nâng cao hiệu quả điều trị, cần phối hợp với những loại thuốc trị triệu chứng như thuốc giảm sốt (Analgine), thuốc giảm ho (Eucalyptin), thuốc kháng viêm (Dexamethasone), thuốc trợ lực trợ sức (Cafein, Vitamin C, B Complex …).

Câu 3:  Có những biện pháp nào để giảm thiểu tác động của việc chăn nuôi đến môi trường xung quanh?

Trả lời:

Một số giải pháp như:

  • Quy hoạch chuồng trại chăn nuôi.
  • Xây dựng hệ thống hầm biogas.
  • Ủ phân bằng phương pháp sinh học, cùng với việc che phủ kín.
  • Xử lí nước thải bằng cây thủy sinh.
  • Sử dụng Zeolit, dung dịch điện hoạt hóa Anolit, các chế phẩm sinh học (EM).

Câu 4: Các chủng cúm gà có thể gây hại đến đàn gà nuôi như thế nào? Làm thế nào để có thể phòng, trị được loại bệnh này?     

Trả lời:

Bệnh cúm gà là một trong những bệnh nguy hiểm nhất ở gà. Tỉ lệ gây chết là 100%, và có quá nhiều biến chủng khác nhau. Tốc độ lây lan chóng mặt, lây chéo qua người và nhiều loài động vật khác.

Cách phòng, trị bệnh cúm gà: bệnh cúm gà hiện nay chưa có thuốc đặc trị hiệu quả, cách tốt nhất để ngăn ngừa được loại bệnh này là tiêm phòng vacxin đầy đủ cho đàn gà nuôi theo lộ trình sau đây:

+ 7 ngày tuổi tiêm phòng Newcastle + IB

+ 12 ngày tuổi tiêm phòng Gumboro +Cúm

+ 19 ngày tuổi phòng Gumboro

+ 26 ngày tuổi tiêm phòng Newcastle + IB

  1. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Khi bị cảm cúm, lợn con có các biểu hiện gì? Cách điều trị bệnh này như thế nào?

Trả lời:

Khi bị cảm cúm lợn con có các biểu hiện như: sổ mũi, ho, sốt, ho hắt hơi, sưng phổi lợn con sốt xù lông, run vì lạnh, ho, thở bằng bụng với cạnh sườn thoi thóp, hoặc thở thật nhanh. Không điều trị sớm lợn con dễ chết vì động kinh bởi tăng thân nhiệt lên cao.

Để điều trị được bệnh này một cách hiệu quả chúng ta có thể áp dụng cách sau:

- Clotetraxiclin, Tetraxiclin, Oxitetraxiclin tiêm với liều dùng từ 10-40 mg/kg thể trọng x ngày.

- Sử dụng thuốc long đờm, kết hợp qua nước uống cho lợn.

- Bổ sung thêm Vitamin C cho lợn, để tăng sức đề kháng, chống lại được bệnh tật.

 

 

Câu 2: Hãy nêu một số biện pháp phòng trừ bệnh cho vật nuôi vào mùa nắng nóng.

Trả lời:

Một số biện pháp phòng trừ bệnh cho vật nuôi vào mùa nắng nóng:

* Chuồng trại và mật độ chăn nuôi:

- Xây dựng chuồng trại đảm bảo thoáng mát, xa khu dân cư, các nhà máy xí nghiệp, lò gạch…Hướng chuồng theo hướng Đông - Nam là tốt nhất

- Nền chuồng cao ráo, đảm bảo thoát nước tốt.

- Mái hiên cách mặt đất tối thiểu 2 m.

- Lắp đặt và vận hành hệ thống làm mát trong chuồng trại như quạt gió, giàn phun mưa trên mái hoặc trồng một số loại dây leo phủ mái như dây bìm bìm, hoa giấy, mướp… làm giảm nhiệt độ chuồng nuôi.

- Trồng cây xanh xung quanh khu vực chuồng nuôi tạo bóng mát.

- Giảm mật độ nuôi nhốt vật nuôi trong mùa hè, nắng nóng.

* Công tác vệ sinh thú ý:

- Tăng cường vệ sinh tẩy uế chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi.

- Đảm bảo nền chuồng sạch, khô ráo, cống rãnh không đọng phân, nước thải nhằm hạn chế phát sinh ruồi, muỗi, và các sinh vật gây bệnh khác.

- Định kỳ phun thuốc sát trùng để diệt ve, mòng, ruồi, muỗi, bọ mạt... là những tác nhân truyền và gây bệnh trong mùa hè (dùng các loại thuốc sát trùng thông dụng như Virkon, Hanamid, HanIod, Hantox, formalin ...).

- Tiêm phòng định kỳ các loại vác xin cho vật nuôi theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

- Thường xuyên phát hiện sớm các gia súc ốm, bị bệnh để cách ly, báo thú y đến điều trị, xử lý kịp thời tránh để bệnh lây lan.

* Chăm sóc, nuôi dưỡng, khai thác vật nuôi:

- Bổ sung đủ nước cho vật nuôi, cho ăn nhiều thức ăn thô xanh, bổ sung các vitamin cần thiết cho vật nuôi như điện giải, Bcomplex, vitamin C cho vật nuôi.

- Hạn chế cho vật nuôi tiếp súc với nắng gắt lâu thời gian, tăng cường làm mát chuồng nuôi, để không khí được thoáng mát, tránh gây kiệt sức, say nắng vật nuôi.

 

=> Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối bài 11: Vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay