Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức bài 4: Chọn giống vật nuôi

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 4: Chọn giống vật nuôi.  Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức.

BÀI 4: CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI

(15 câu)

  1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Chọn giống vật nuôi là gì? Khi chọn giống vật nuôi người ta sẽ căn cứ theo các tiêu chí nào? 

Trả lời:

- Chọn giống vật nuôi là lựa chọn và giữ lại làm giống những cá thể mang đặc tính tốt, phù hợp với mục đích của chăn nuôi và mong muốn của người chọn giống, đồng thời là thải loại các cá thể không đạt yêu cầu.

- Chỉ tiêu chọn giống vật nuôi: ngoại hình thể chất, sinh trưởng phát dục và sức sản xuất.

Câu 2: Thể chất là gì? Thể chất phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Trả lời:

- Thể chất là đặc tính thích nghi của con vật trong điều kiện sinh sống và di truyền nhất định, có liên quan đến sức khỏe và khả năng sản xuất của con vật.

- Thể chất phụ thuộc vào các yếu tố:

+ Tính di truyền.

+ Điều kiện phát triển của cá thể.

Câu 3: Thế nào là sinh trưởng, phát dục của vật nuôi? Cho ví dụ  minh họa.

Trả lời:

Sinh trưởng là sự tích lũy chất hữu cơ do quá trình trao đổi chất, làm cho cơ thể tăng lên về khối lượng, thể tích và kích thước của từng cơ quan, bộ phận và toàn bộ cơ thể.

Ví dụ: Khối lượng gà Tre lúc vừa mới nở khoảng 20g, 4 tuần tuổi là 77g, 8 tuần tuổi là đạt 118g, 16 tuần tuổi là đạt 186g.

Câu 4: Em hãy nêu các bước tiến hành của phương pháp chọn giống hàng loạt.

Trả lời:

Các bước tiến hành của phương pháp chọn giống hàng loạt:

Bước 1: Xác định chỉ tiêu chọn lọc

Xác định chỉ tiêu chọn lọc phù hợp với kiểu hình, khả năng sản xuất (khối lượng cơ thể, năng suất trứng, sữa,…) đối với con vật giống.

Bước 2: Chọn những cá thể đạt tiêu chuẩn (thế hệ 1)

Trong quần thể vật nuôi ban đầu (thế hệ xuất phát), dựa vào đặc điểm kiểu hình, kết quả ghi chép và khả năng sản xuất của từng vật nuôi, chọn những cá thể đạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu đã chọn lọc đã được đặt ra để giữ lại làm giống (thế hệ 1), cá thể không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại bỏ.

Bước 3: Đánh giá hiệu quả chọn lọc

So sánh các chỉ tiêu chọn lọc của thế hệ 1 với thế hệ xuất phát để đánh giá hiệu quả chọn lọc. Nếu chưa đạt được kết quả mong đợi thì có thể tiếp tục tiến hành chọn lọc ở thế hệ tiếp theo.

Câu 5: Em hãy nêu các bước tiến hành của phương pháp chọn lọc cá thể.   

Trả lời:

Bước 1: Chọn lọc tổ tiên

Căn cứ và phả hệ, lí lịch của con vật để xem xét các đời tổ tiên của nó có những tính trạng nào trội, các tính trạng nào tốt và từ đó lựa chọn những cá thể tốt về nhiều mặt.

Bước 2: Chọn lọc bản thân (kiểm tra năng suất bản thân)

Nuôi những vật nuôi trong cùng điều kiện tiêu chuẩn. Những cá thể có kết quả kiểm tra năng suất sẽ được giữ lại làm giống. Kiểm tra năng suất dựa vào:

- Ngoại hình, thể chất: phải phù hợp với hướng sản xuất và mang đầy đủ các nét đặc trưng của giống.

- Khả năng sinh trưởng, phát dục: con vật được chọn cần có tốc độ sinh trưởng nhanh, đạt các tiêu chuẩn của giống từ mức khá trở lên.

- Khả năng sản xuất: tùy thuộc vào hướng sản xuất mà sử dụng các chỉ tiêu thích hợp để đánh giá. Con vật được chọn cần có các tiêu chí về khả năng sản xuất càng cao càng tốt.

Bước 3: Chọn lọc theo đời sau (kiểm tra đời sau)

Nhằm xác định khả năng di truyền các tính trạng tốt của bản thân con vật cho đời sau. Các tiêu chí đánh giá đời sau cũng được thực hiện như ở bước 2.

  1. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1. Hãy cho biết ưu - nhược điểm của phương pháp chọn giống hàng loạt.

Trả lời:

Ưu – nhược điểm của phương pháp chọn giống hàng loạt:

+ Ưu điểm: dễ tiến hành, không đòi hỏi kĩ thuật cao, không tốn kém.

+ Nhược điểm: do chủ yếu căn cứ vào kiểu hình, chưa biết được kiểu gene nên hiểu quả chọn lọc thường không cao và không ổn định.

Câu 2: Hãy cho biết ưu - nhược điểm của phương pháp chọn lọc cá thể.

Trả lời:

Ưu – nhược điểm của phương pháp chọn lọc cá thể:

+ Ưu điểm: hiệu quả chọn lọc cao, giống được tạo a có độ đồng đều, năng suất ổn định, giống được sử dụng trong thời gian dài.

+ Nhược điểm: cần nhiều thời gian, cơ sở vật chất và yêu cầu kĩ thuật phải cao.

Câu 3: So sánh quá trình sinh trưởng với quá trình phát dục ở vật nuôi.  

Trả lời:

Giống nhau: đều là sự phát triển, thay đổi của vật nuôi.

Khác nhau

Sinh trưởng

Phát dục

Sự sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận cơ thẻ của vật nuôi.

Là sự thây đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể.

Câu 4: So sánh chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể.

Trả lời:

Giống nhau:

- Đều được sử dụng trong chọn giống thực vật và động vật.

- Đế có cơ sở chung là tạo ra giông có năng suất cao đưa vào sản xuất đại trà phục vụ cho nhu cầu con người.

Khác nhau:

Chọn lọc hàng loạt

Chọn lọc cá thể

Dựa vào ngoại hình, các chỉ tiêu về khả năng sản xuất của đàn vật nuôi.

Thường chọn đực giống.

Áp dụng khi chọn lọc nhiều cá thể vật nuôi để làm giống trong thời gian ngắn.

Hiệu quả chọn lọc cao, giống được tạo ra có độ đồng đều, năng suất ổn định, giống được sử dụng trong thời gian dài.

Dễ tiến hành, không đòi hỏi kĩ thuật cao, không tốn kém.

Cần nhiều thời gian, cơ sở vật chất và yêu cầu kĩ thuật phải cao.

Hiệu quả chọn lọc thường không cao và không ổn định.

Hiệu quả chọn lọc cao, giống được tạo ra có độ đồng đều, năng suất ổn định.

 

Câu 5: Vì sao chúng ta phải quan tâm đến quá trình chọn lọc giống vật nuôi.  

Trả lời:

Chúng ta cần phải quan tâm đến quá trình chọn giống vật nuôi vì các lí do sau đây:

- Là việc phát hiện và giữ lại những cá thể mang đặc tính tốt đáp ứng các yêu cầu đề ra và loại thải các cá thể xấu không đạt yêu cầu.

- Nhằm hoàn thiện giống vật nuôi và nâng cao năng suất vật nuôi...

-  Việc chọn giống vật nuôi tốt sẽ dễ dàng thích nghi hơn.

  1. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Những câu phát biểu nào dưới đây đúng về phương pháp chọn lọc hàng loạt?

  1. Chọn những gà giống to, khỏe mạnh trong đàn để làm giống.
  2. Chọn trong đàn những con gà mái đẻ nhiều trứng để làm giống.
  3. Chọn trong đàn lấy những con trâu “Sừng cánh ná, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi, tai lá mít, đít lồng bàn…” để làm giống.
  4. Loại thải những con gà “gà trắng, chân chì” giữ lại những con “mình đen, chân trắng” để làm giống.
  5. Phương pháp chọn lọc giống tiến hành ngay trong điều kiện sản xuất.
  6. Phương pháp chọn lọc giống này phải được áp dụng tiến bộ khoa học cao.
  7. Phương pháp chọn lọc đơn giản, có độ chính xác không cao, áp dụng rộng rãi trong sản xuất.
  8. Chọn những con lơn nái tốt (sinh ra từ cặp bố, mẹ được lựa chọn), sau từ 1 đến 2 lứa đẻ, nếu con nào đẻ nhiều con, các con sinh trưởng, phát dục tốt thì giữ con lợn đó để làm giống.

Trả lời:

Những câu phát biểu đúng về phương pháp chọn lọc hàng loạt:

  1. Chọn những gà trống to, khỏe mạnh trong đàn để làm giống.
  2. Chọn trong đàn lấy những con trâu “Sừng cành ná, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi, tai lá mít, đít lồng bàn, …” để làm giống.
  3. Loại thải những con “gà trắng, chân chì”, giữ lại những con “mình đen, chân trắng” để làm giống.
  4. Phương pháp chọn lọc tiến hành ngay trong điều kiện sản xuất
  5. Phương pháp chọn lọc đơn giản, có độ chính xác không cao, áp dụng rộng rãi trong sản xuất.

Câu 2: Để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững, chúng ta cần phải chú trọng điều gì trong quy trình chọn giống vật nuôi.   

Trả lời:

Những điểm cần lưu ý khi chọn giống vật nuôi để tiến tới phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững:

+ Rà soát lại các công trình nghiên cứu, các giải pháp nghiên cứu về giống và các bộ giống/dòng hiện có để xây dựng chiến lược về giống tầm quốc gia.

+ Chú trọng công tác nghiên cứu bảo tồn, khai khác và phát triển hiệu quả hơn nữa nguồn gen của các giống vật nuôi bản địa

+ Quản lý, bảo tồn và khai thác tốt hơn nguồn gen ngoại nhập

+ Ứng dụng công nghệ mới nhằm đẩy nhanh tốc độ cải thiện di truyền, tăng năng suất, chất lượng, sức khỏe vật nuôi, bảo vệ nguồn giống vật nuôi có nguy cơ bị tuyệt chủng, cũng như nâng cao hiệu quả chăn nuôi

+ Tăng cường công tác quản lý đàn giống và cơ sở sản xuất giống

+ Đầu tư xây dựng hệ thống giống và quản lý giống cần nhiều thời gian và kinh phí

Câu 3: Em hãy chọn các từ thích hợp để điền vào chỗ trống (1 cụm có thể dùng hai lần).

Giống mới, chọn lọc và nhân giống, giống vật nuôi, ảnh hưởng quyết định.

Giống vật nuôi có………(1)…… đến năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Muốn chăn nuôi có hiệu quả phải chọn (2)…………phù hợp mục đích. Muốn có giống vật nuôi tốt, con người không ngừng (3) …………….. để ngày càng nâng cao phẩm chất các(4) ……………đã có và tạo thêm (5)………… tốt hơn.

Trả lời:

Giống vật nuôi có ảnh hưởng quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Muốn chăn nuôi có hiệu quả phải chọn giống vật nuôi phù hợp mục đích. Muốn có giống vật nuôi tốt, con người không ngừng chọn lọc và nhân giống để ngày càng nâng cao phẩm chất các giống vật nuôi đã có và tạo thêm giống mới tốt hơn

Câu 4: Phân biệt hai phương pháp nhân giống và điền nội dung thích hợp vào bảng theo mẫu sau:

 

Giống thuần chủng

Lai giống

Khái niệm

  

Mục đích

  

Ví dụ

  

Trả lời:

 

Giống thuần chủng

Lai giống

 

 

Khái niệm

Là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa 2 cá thể đực và cái cùng giống đó để có được đời con mang hoàn toàn các đặc tính di truyền của giống đó.

Là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa các cá thể khác giống nhằm tạo ra con lai mang những tính trạng di truyền mới tốt hơn bố mẹ

 

Mục đích

- Tăng số lượng

- Duy trì, củng cố , nâng cao chất lượng giống

Làm thay đổi tính di truyền của giống, tạo ra giống mới có những đặc tính tốt của hai giống bố mẹ

Ví dụ

Bò Hà Lan đực x bò Hà Lan cái => Bò Hà Lan

Lợn ỉ x lợn ngoại => lợn lai ( dùng để lấy thịt)

  1. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Con lợn là vật nuôi được rất nhiều hộ gia đình ở nông thôn chọn để chăn nuôi, phát triển kinh tế. Theo em, để có được một đàn lợn đẹp, cho năng suất tốt vả kháng được những mầm bệnh gây hại, người chăn nuôi có thể dựa vào các yếu tố gì khi chọn nái mẹ, để có được đàn con khỏe mạnh.

Trả lời:

Các yếu tố chính giúp chọn lợn nái tốt làm giống:

Tổ tiên

Sức sinh trưởng

Ngoại hình

Chọn lợn nái hậu bị từ những lợn bố mẹ:

- Đẻ sai.

- Con đồng đều.

- To mập.

- Khéo nuôi con.

- Trọng lượng cai sữa cao.

- Chu kì động dục đều và sớm động dục sau khi cai sữa.

- Chọn lợn cai sữa – 6 tháng: có tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn ít, khỏe mạnh.

- Lợn cái hậu bị được chọn dựa vào 3 giai đoạn:

Giai đoạn heo sơ sinh (1 ngày tuổi):

- Thành tích sinh sản của heo bố mẹ và ngoại hình, thể chất heo con.

- Trọng lượng trên 1.45 kg, số vú trên 12  (mỗi hàng trên 6 vú).

- Ngoại hình thể chất đạt tiêu chuẩn về giống.

Giai đoạn từ 56 – 60 ngày tuổi:

- Ngoại hình thể chất đạt tiêu chuẩn về giống.

- Tăng trọng: trên 600g/ngày.

- Độ dày mỡ lưng (quy về 100kg): 15 – 20 mm.

Giai đoạn 240 ngày tuổi:

- Ngoại hình thể chất đạt tiêu chuẩn chọn giống.

- Trọng lượng trên 120kg.

- Có biểu hiện lên giống lần đầu.

Chọn heo có ngoại hình thể chất tốt như: đài đòn, đùi to, mông to, bụng thon, vai nở, ngực sâu, bộ khung xương vững chắc.

- Đầu và cổ: đầu to vừa phải, trán rộng, mắt lanh.

- Vai và ngực: nở vai đầy đặn. Ngực sâu, rộng. Đầu và vai liên kết tốt.

- Lưng sườn và bụng: lưng dài vừa phải, ít võng. Sườn sâu, bụng tròn, không xệ (lợn ngoại). Lưng và bụng kết hợp chắc chắn.

- Mông và đùi sau: mông dài vừa phải, rộng. Đùi sau đầy đặn, ít nhăn. Mông và đùi sau kết hợp tốt. Khấu đuôi to, luôn ve vẩy.

- Bốn chân: bốn chân chắc chắn, khoảng cách giữa 2 chân trước và 2 chân sau rộng vừa phải. Móng đi không tòe, đi đứng tự nhiên, không đi bàn.

- Móng chân: móng chân thẳng.

- Vú và bộ phận sinh dục: có 12 vú trở lên. Khoảng cách giữa hai vú gần nhau. + Khoảng cách giữa hai núm vú: vú có khoảng cách đều, không có vú kẹ, các núm vú nổi rõ và cách đều nhau.

+ Âm hộ: âm hộ không bị khuyết tật.

=> Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối bài 4: Chọn giống vật nuôi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay