Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức bài 10: Thực hành chế biến, bảo quản thức ăn chăn nuôi

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 10: Thực hành chế biến, bảo quản thức ăn chăn nuôi, Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức.

BÀI 10: THỰC HÀNH:  CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN THỨC ĂN CHĂN NUÔI

(15 câu)

Câu 1: Làm thế nào để chế biến và bảo quản thức ăn cho vật nuôi? 

Trả lời:

Một số phương pháp để chế biến thức ăn cho vật nuôi:

- Nghiền nhỏ: đối với thức ăn dạng hạt.

- Cắt ngắn: dùng cho thức ăn thô xanh.

- Hấp, nấu (dùng nhiệt): đối với thức ăn có chất độc hại, khó tiêu

- Lên men, đường hóa: dùng cho thức ăn giàu tinh bột.

- Tạo thức ăn hỗn hợp: trộn nhiều loại thức ăn đã qua xử lí.

- Kiềm hoá rơm rạ.

Một số phương pháp bảo quản thức ăn cho vật nuôi:

- Bảo quản trong kho

- Bảo quản bằng cách sử dụng công nghệ cao

- Bảo quản bằng phương pháp làm khô

Câu 2: Em hãy cho biết các nguyên liệu và dụng cụ cần thiết để thực hiện chế biến thức ăn giàu tinh bột bằng phương pháp lên men.

Trả lời:

+ Các nguyên liệu cần thiết để chế biến thức ăn giàu tinh bột bằng phương pháp lên men: bột ngô (bắp), bột khoai, bột sắn,…các chế phẩm vi sinh lên men tinh bột (men rượu), nước sạch,…

+ Một số dụng cụ cần thiết để thực hiện chế biến thức ăn giàu tinh bột bằng phương pháp lên men: xô nhựa có nặp, màng nylon, chày sứ, cối sứ, cân.

Câu 3: Em hãy nêu các bước tiến hành chế biến thực phẩm giàu tinh bột bằng phương pháp lên men.   

Trả lời:

Các bước tiến hành chế biến thức phẩm giàu tinh bột bằng phương pháp lên men:

Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu

Cân nguyên liệu (bột và chế phẩm vi sinh) theo tỉ lệ phù hợp hoặc theo hướng dẫn sử dụng.

Bước 2. Chuẩn bị chế phẩm vi sinh

Làm nhỏ chế phẩm vi sinh (nếu ở dạng viên) hoặc pha loãng (nếu ở dạng lỏng).

Bước 3. Phối trộn

Cho chế phẩm vi sinh và bột nguyên liệu vào xô nhựa rồi trộn đều.

Bước 4. Đánh giá sản phẩm

Quan sát và đánh giá sản phẩm.

Bước 5. Ủ

Nén nhẹ lên bề mặt nguyên liệu, phủ màng nylon sạch, ủ nơi kín gió, khô, ấm trong khoảng 24 giờ.

Bước 4. Làm ẩm

Bổ sung nước sạch, đảo kĩ đến khi toàn bộ nguyên liệu đủ ẩm.

Câu 4: Em hãy cho biết các nguyên liệu và dụng cụ cần thiết để thực chế biến bảo quản thức ăn thô, xanh bằng phương pháp ủ chua.

Trả lời:

Một số nguyên liệu cần thiết để thực hiện chế biến bảo quản thức ăn thô, xanh bằng phương pháp ủ chua:

Các loại thức ăn thô, xanh của trâu, bò như các loại cỏ chăn nuôi (cỏ voi, cỏ VA06), cây ngô sau thu hoạch, cây lạc, ngọn lá sắn,…

Bột ngô hoặc cám gạo, muối ăn.

Chế phẩm vi sinh, nước sạch,…

Các dụng cụ cần thiết để thực hiện chế biến bảo quản thức ăn thô, xanh bằng phương pháp ủ chua:

Túi ủ nylon hoặc xô nhựa có nắp.

Các dụng cụ cần thiết khác như dao, thớt hoặc máy thái thức ăn dùng để cắt ngắn thức ăn.

 

Câu 5: Em hãy nêu các bước tiến hành để chế biến và bảo quản thức ăn thô, xanh bằng phương pháp ủ chua.      

Trả lời:

Các bước tiến hành để chế biến và bảo quản thức ăn thô, xanh bằng phương pháp ủ chua:

Bước 1. Sơ chế nguyên liệu

Tiến hành băm, thái nguyên liệu thành từng đoạn ngắn từ 3cm đến 5cm, đem phơi để giảm bớt độ ẩm (lượng nước) trong nguyên liệu. Khi nguyên liệu có độ ẩm khoảng 65 – 70% là phù hợp để đem ủ.

Bước 2. Cân và phối trộn nguyên liệu

Cân và phối trộn nguyên liệu theo tỉ lệ phù hợp (10kg cỏ + khoảng 0.5 – 1 kg bột ngô hoặc cám gạo + 0.5kg muối ăn). Để đảm bảo các nguyên liệu được trộn đều với nhau, cần tiến hành trộn muối ăn với bột ngô hoặc cám gạo, sau đó đem hỗn hợp này đi trộn đều với cỏ.

Bước 3. Ủ với túi ủ

Nguyên liệu sau khi đã trộn đều đem cho vào túi càng nhanh càng tốt, sau đó buộc kín túi ngay. Tốt nhất là từ khi cắt thức ăn về cho đến khi cho vào túi diễn ra trong cùng một ngày.

Cách cho vào túi: Cho từng lớp vào túi cao từ 15cm đến 20cm rồi dùng tay nén chặt toàn bộ bề mặt, xung quanh và các góc, sau đó tiếp tục cho các lớp khá như vậy cho đến khi đầy túi thì dùng dâu buộc chặt miệng túi lại. Ghi ngày tháng ủ, đưa vào bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh chuột, gián,… cắn thủng túi, không khí sẽ xâm nhập làm mốc thối, thức ăn.

Ủ với hố ủ

Vệ sinh sạch sẽ hố ủ trước khi đưa nguyên liệu vào ủ. Lót đầy hồ bằng gạch hoặc rơm khô, xung quanh bằng bạt dứa, túi nylon đảm bảo kín. Cách đưa nguyên liệu vào tương tự như cho vào túi ủ, khi đầy hố thì phủ thêm một lớp rơm rạ và tiến hành che đậy kín đảm bảo không khí và nước mưa không lọt được vào.

Bước 4. Sử dụng và bảo quản

Sau 3 tuần ủ thì có thể cho gia súc ăn. Thời gian bảo quản có thể kéo dài tới 6 tháng.

=> Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối bài 9: Bảo quản thức ăn chăn nuôi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay