Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức Chủ đề 2: Công nghệ giống vật nuôi (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Chủ đề 2: Công nghệ giống vật nuôi. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 2. CÔNG NGHỆ GIỐNG VẬT NUÔI
(PHẦN 1)
Câu 1: Em hãy cho biết khái niệm của giống vật nuôi.
Trả lời:
Giống vật nuôi là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người, giống vật nuôi phải có số lượng nhất định để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.
Câu 2: Chọn giống vật nuôi là gì? Khi chọn giống vật nuôi người ta sẽ căn cứ theo các tiêu chí nào?
Trả lời:
- Chọn giống vật nuôi là lựa chọn và giữ lại làm giống những cá thể mang đặc tính tốt, phù hợp với mục đích của chăn nuôi và mong muốn của người chọn giống, đồng thời là thải loại các cá thể không đạt yêu cầu. - Chọn giống vật nuôi là lựa chọn và giữ lại làm giống những cá thể mang đặc tính tốt, phù hợp với mục đích của chăn nuôi và mong muốn của người chọn giống, đồng thời là thải loại các cá thể không đạt yêu cầu.
- Chỉ tiêu chọn giống vật nuôi: ngoại hình thể chất, sinh trưởng phát dục và sức sản xuất. - Chỉ tiêu chọn giống vật nuôi: ngoại hình thể chất, sinh trưởng phát dục và sức sản xuất.
Câu 3: Em hãy cho biết nhân giống là gì?
Trả lời:
Khái niệm nhân giống: là quá trình sinh sản và chọn lọc nhằm giữ lại và gây nuôi những vật nuôi giống là những động vật được con người nuôi nhốt.
Câu 4: Thế nào là chọn và nhân giống vật nuôi?
Trả lời:
+ Chọn giống vật nuôi: Chọn giống vật nuôi là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật để chọn lọc và giữ lại làm giống những cá thể có đặc điểm có lợi đáp ứng yêu cầu của con người. + Chọn giống vật nuôi: Chọn giống vật nuôi là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật để chọn lọc và giữ lại làm giống những cá thể có đặc điểm có lợi đáp ứng yêu cầu của con người.
+ Nhân giống vật nuôi: là quá trình sinh sản và chọn lọc nhằm giữ lại và gây nuôi những vật nuôi giống là những động vật được con người nuôi nhốt. + Nhân giống vật nuôi: là quá trình sinh sản và chọn lọc nhằm giữ lại và gây nuôi những vật nuôi giống là những động vật được con người nuôi nhốt.
Câu 5: Giống vật nuôi được phân loại thành những nhóm nào?
Trả lời:
Giống vật nuôi có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau.
– Dựa vào nguồn gốc, các giống vật nuôi được chia thành hai nhóm là giống nội (giống vốn có của địa phương) và giống nhập nội (giống từ nước ngoài).
– Dựa vào mức độ hoàn thiện của giống chia thành giống nguyên thuỷ, giống quá độ và giống.
– Dựa vào mục đích khai thác chia thành giống chuyên dụng (là những giống chỉ khai thác theo một hướng nào đó như chuyên đẻ trứng, chuyên thịt, chuyên sữa), giống kiêm dụng (là giống được khai thác theo nhiều hướng khác nhau như vừa đẻ trứng vừa cho thịt).
Câu 6: Thể chất là gì? Thể chất phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Trả lời:
- Thể chất là đặc tính thích nghi của con vật trong điều kiện sinh sống và di truyền nhất định, có liên quan đến sức khỏe và khả năng sản xuất của con vật. - Thể chất là đặc tính thích nghi của con vật trong điều kiện sinh sống và di truyền nhất định, có liên quan đến sức khỏe và khả năng sản xuất của con vật.
- Thể chất phụ thuộc vào các yếu tố: - Thể chất phụ thuộc vào các yếu tố:
+ Tính di truyền. + Tính di truyền.
+ Điều kiện phát triển của cá thể. + Điều kiện phát triển của cá thể.
Câu 7: Có những phương pháp nào thường được áp dụng trong nhân giống vật nuôi?
Trả lời:
Những phương pháp thường được áp dụng trong nhân giống vật nuôi là hình thức nhân giống thuần chủng và lai giống, tùy vào mục đích nên người ta sẽ chọn hình thức nhân giống phù hợp.
Câu 8: Em hãy nêu khái niệm của công nghệ truyền cấy phôi?
Trả lời:
Khái niệm:
+ Công nghệ truyền cấy phôi là quá trình đưa phôi tạo ra từ các cá thể này vào tử cung củ cá thể khác để cho chúng mang thai. + Công nghệ truyền cấy phôi là quá trình đưa phôi tạo ra từ các cá thể này vào tử cung củ cá thể khác để cho chúng mang thai.
+ Công nghệ cấy truyền phôi thường đi kèm với công nghệ gây rụng nhiều trứng ở con vật cho trứng là những con có giá trị giống vượt trội. + Công nghệ cấy truyền phôi thường đi kèm với công nghệ gây rụng nhiều trứng ở con vật cho trứng là những con có giá trị giống vượt trội.
Câu 9: Quan sát Hình 3.1 và mô tả các đặc điểm ngoại hình đặc trưng của các giống gà.
Hình 3.1. Một số giống gà ở Việt Nam
Trả lời:
Đặc điểm ngoại hình đặc trưng của các giống gà:
* Gà Ri:
● Giống gà có hình dáng nhỏ bé, lông vàng nhạt hoặc nâu, thỉnh thoảng có đốm đen ở khu vực cổ hoặc lưng.
● Phân lông cổ của Gà Ri đực có màu đỏ cam, phần lông cánh có màu đen, mào màu đỏ ửng. Khu vực da, chân và mỏ của gà có màu vàng nhạt.
* Gà Đông Tảo:
● Cặp chân to và thô.
● Tầm vóc lớn, khối lượng trứng to.
● Lông của con trống có màu mận chín chiếm đa số, con mái có hai màu lông điển hình: lông xám xen kẽ đốm đen, nâu, chiếm đa số và lông nõn chuối chiếm số ít.
* Gà Chọi:
● Có tầm vóc lo lớn, xương to, cơ bắp phát triển, chân cao và to khoẻ, có cựa ngắn hoặc không có, lớp biểu bì hóa sừng ở cẳng chân dày và cứng.
● Có ít lông, lông to, dài, cứng và giòn
● Các phần đầu, cổ, ngực, đùi rất thưa lông nhưng hai cánh có bộ lông phát triển, giúp gà khả năng cất cao mình để tung đòn đá.
● Mỏ gà to, ngắn, nhọn và khoẻ.
* Gà Ác:
● Bộ lông trắng không mượt nhưng toàn bộ da, mắt, thịt, chân và xương đều đen, chân có 5 ngón.
Câu 10: Hãy cho biết ưu - nhược điểm của phương pháp chọn giống hàng loạt.
Trả lời:
Ưu – nhược điểm của phương pháp chọn giống hàng loạt:
+ Ưu điểm: dễ tiến hành, không đòi hỏi kĩ thuật cao, không tốn kém. + Ưu điểm: dễ tiến hành, không đòi hỏi kĩ thuật cao, không tốn kém.
+ Nhược điểm: do chủ yếu căn cứ vào kiểu hình, chưa biết được kiểu gen nên hiệu quả chọn lọc thường không cao và không ổn định. + Nhược điểm: do chủ yếu căn cứ vào kiểu hình, chưa biết được kiểu gen nên hiệu quả chọn lọc thường không cao và không ổn định.
Câu 11: Em hãy cho biết một số ví dụ về hình thức nhân giống thuần chủng và lai tạo giống.
Trả lời:
● Một số ví dụ về hình thức nhân giống thuần chủng:
- Lợn đực Landrace lai với lợn cái Landrace
- Gà trống Ri thuần chủng lai với gà mái Ri thuần chủng
- Trâu đực Murahh lai với trâu cái Murahh
- Lợn đực Móng cái và lợn nái Móng Cái
● Một số ví dụ về hình thức lai tạo giống:
- Bò đực Hônseten Hà Lan + bò cái Vàng => F1 cho lượng sữa cao hơn; phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng Việt Nam.
- Ngựa cái + lừa đực => F1 là con la có sức chịu đựng khó khăn vượt trội hơn hẳn.
Câu 12: Các bước thực hiện trong công nghệ truyền cấy phôi.
Trả lời:
Các bước thực hiện trong công nghệ truyền cấy phôi:
Bước 1. Tách lấy phôi từ động vật cho phôi.
Bước 2. Sử dụng các biện pháp để tác động vào phôi đó trước khi chuyển vào cơ thể nhận.
Bước 3: Cấy phôi đã chịu tác động ở bước 2 vào tử cung của các động vật nhận phôi để các động vật này mang thai và sinh con.
Câu 13: Quan sát Hình 3.2 và cho biết để được công nhận là giống vật nuôi thì cần có những điều kiện gì?
Hình 3.2. Điều kiện để công nhận giống vật nuôi
Trả lời:
Điều kiện để công nhận giống vật nuôi là:
● Các vật nuôi trong cùng một giống phải có chung nguồn gốc.
● Có ngoại hình, năng suất giống nhau.
● Có tính di truyền ổn định.
● Số lượng vật nuôi đủ lớn, phân bố rộng.
● Được Hội đồng Giống Quốc gia công nhận.
Câu 14: So sánh quá trình sinh trưởng với quá trình phát dục ở vật nuôi.
Trả lời:
Giống nhau: đều là sự phát triển, thay đổi của vật nuôi. | |
Khác nhau | |
Sinh trưởng | Phát dục |
Sự sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận cơ thể của vật nuôi. | Là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể. |
Câu 15: Em hãy cho biết hình thức lai xa là gì? Nêu một số ví dụ về hình thức lai xa.
Trả lời:
● Khái niệm: Lai xa là phương pháp cho các cá thể đực và cá thể cái thuộc hai loại khác nhau giao phối với nhau để tạo được con lai có ưu thế lai. Do có sự đặc biệt về nhiễm sắc giữa hai loài khởi đầu nên con lai bất thụ (không có khả năng sinh sản).
● Ví dụ:
+ Hình thức lai xa giữa ngựa cái và lừa đực tạo ra con lai F1 là con la, có khả năng chống chọi lại với khó khăn, vất vả hơn hẳn cả lừa và ngựa. + Hình thức lai xa giữa ngựa cái và lừa đực tạo ra con lai F1 là con la, có khả năng chống chọi lại với khó khăn, vất vả hơn hẳn cả lừa và ngựa.
+ Lai giữa chó săn vịt (Poodle) và chó tha mồi (Labrador Retriever) + Lai giữa chó săn vịt (Poodle) và chó tha mồi (Labrador Retriever)
Giống chó "Labradoodle" là F1 giữa chó Poodle với chó Labrador Retriever
Câu 16: Việc áp dụng các công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống vật nuôi đem lại được các lợi ích gì?
Trả lời:
Một số lợi ích mà công nghệ sinh học đã đem đến cho ngành chăn nuôi:
+ Bảo tồn được những mẫu gene các con vật quý hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng. + Bảo tồn được những mẫu gene các con vật quý hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng.
+ Nâng cao năng suất, khả năng sản xuất của con giống; chọn lọc được những con giống tốt đáp ứng được với mục đích sản xuất của nhà nông. + Nâng cao năng suất, khả năng sản xuất của con giống; chọn lọc được những con giống tốt đáp ứng được với mục đích sản xuất của nhà nông.
+ Nhanh chóng cải thiện được chất lượng đàn vật nuôi, hoàn thiện nhanh chóng về số lượng con giống trong đàn. + Nhanh chóng cải thiện được chất lượng đàn vật nuôi, hoàn thiện nhanh chóng về số lượng con giống trong đàn.
Câu 17: Quan sát các giống vật nuôi ở gia đình, địa phương em, nêu những đặc điểm đặc trưng của từng giống.
Trả lời:
- Bò vàng:
● Bò có lông màu vàng nhạt, không có u.
● Chịu bệnh rất tốt, chịu được các loại ve, mòng, các bệnh ký sinh trùng.
● Khả năng sinh sản của bò tốt. Bò cái nếu được chăm sóc tốt có thể phối giống đầu tiên lúc 20 tháng tuổi, chu kỳ mỗi lứa từ 12 - 13 tháng, tỷ lệ nuôi sống bê con cao đến 95%.
- Lợn Móng Cái:
● Được chia làm 2 dòng: Xương to và xương nhỏ.
● Có đầu đen, giữa trán có đốm trắng hình tam giác hoặc hình thoi, mõm trắng. Lưng, mông, cổ đều có màu đen và có hình dáng giống với hình yên ngựa, các phần còn lại trắng.
- Lợn Mán:
● Có tầm vóc khá nhỏ, mặt nhỏ, mõm dài, thân hình nhỏ nhưng chắc, tai nhỏ, dựng đứng hoặc hơi cụp, lưng thẳng hoặc hơi võng.
● Chúng có bộ lông dài và cứng.
● Lợn mán có thể đẻ 1.3 lứa/năm, số con sơ sinh sống khoảng 5 - 6 con/lứa.
Câu 18: Những câu phát biểu nào dưới đây đúng về phương pháp chọn lọc hàng loạt?
- a. Chọn những gà giống to, khỏe mạnh trong đàn để làm giống.
- b. Chọn trong đàn những con gà mái đẻ nhiều trứng để làm giống.
- c. Chọn trong đàn lấy những con trâu “Sừng cánh ná, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi, tai lá mít, đít lồng bàn…” để làm giống.
- d. Loại thải những con gà “gà trắng, chân chì” giữ lại những con “mình đen, chân trắng” để làm giống.
e. Phương pháp chọn lọc giống tiến hành ngay trong điều kiện sản xuất.
g. Phương pháp chọn lọc giống này phải được áp dụng tiến bộ khoa học cao.
h. Phương pháp chọn lọc đơn giản, có độ chính xác không cao, áp dụng rộng rãi trong sản xuất.
i. Chọn những con lợn nái tốt (sinh ra từ cặp bố, mẹ được lựa chọn), sau từ 1 đến 2 lứa đẻ, nếu con nào đẻ nhiều con, các con sinh trưởng, phát dục tốt thì giữ con lợn đó để làm giống.
Trả lời:
Những câu phát biểu đúng về phương pháp chọn lọc hàng loạt:
a. Chọn những gà trống to, khỏe mạnh trong đàn để làm giống.
c. Chọn trong đàn lấy những con trâu “Sừng cành ná, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi, tai lá mít, đít lồng bàn, …” để làm giống.
d. Loại thải những con “gà trắng, chân chì”, giữ lại những con “mình đen, chân trắng” để làm giống.
e. Phương pháp chọn lọc tiến hành ngay trong điều kiện sản xuất
h. Phương pháp chọn lọc đơn giản, có độ chính xác không cao, áp dụng rộng rãi trong sản xuất.
Câu 19: Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả?
Trả lời:
Để nhân giống thuần chủng đạt kết quả chúng ta cần thực hiện như sau:
+ Phải có mục đích nhân giống rõ ràng. + Phải có mục đích nhân giống rõ ràng.
+ Chọn nhiều cá thể đực, cái trong giống cùng tham gia. + Chọn nhiều cá thể đực, cái trong giống cùng tham gia.
+ Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn vật nuôi, kịp thời phát hiện và loại thải những vật nuôi con và vật nuôi mẹ có những đặc điểm không mong muốn. + Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn vật nuôi, kịp thời phát hiện và loại thải những vật nuôi con và vật nuôi mẹ có những đặc điểm không mong muốn.
Câu 20: Em hãy nêu một số thành tựu mà ứng dụng thụ tinh nhân tạo đã tạo ra cho ngành chăn nuôi của Việt Nam.
Trả lời:
Một số thành tựu của ứng dụng thụ tinh nhân tạo trên các giống động vật ở Việt Nam:
* Trên các con gia súc:
- Ngành nông nghiệp đã và đang phối hợp với chính quyền các địa phương đẩy mạnh thực hiện việc truyền tinh nhân tạo đối với trâu, bò cái nền địa phương để tăng đàn bò, trâu lai năng suất, chất lượng cao. - Ngành nông nghiệp đã và đang phối hợp với chính quyền các địa phương đẩy mạnh thực hiện việc truyền tinh nhân tạo đối với trâu, bò cái nền địa phương để tăng đàn bò, trâu lai năng suất, chất lượng cao.
- Số lượng bò được phối giống có chửa bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo năm 2018 tại tỉnh Vĩnh Phúc cho tỷ lệ thụ thai đạt 76,8% đối với bò thịt; 69,2% đối với bò sữa; bê sinh ra bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo mang lại giá trị kinh tế cao hơn bê sinh ra từ phương pháp nhảy trực tiếp từ 1-2 triệu đồng/con. - Số lượng bò được phối giống có chửa bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo năm 2018 tại tỉnh Vĩnh Phúc cho tỷ lệ thụ thai đạt 76,8% đối với bò thịt; 69,2% đối với bò sữa; bê sinh ra bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo mang lại giá trị kinh tế cao hơn bê sinh ra từ phương pháp nhảy trực tiếp từ 1-2 triệu đồng/con.
* Trên các con gia cầm:
- Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên – Viện Chăn nuôi đã thành công trong việc thụ tinh nhân tạo cho ngan, vịt để tạo ra các con ngan lai vịt. Tỷ lệ phôi đạt được 85-95%; tỷ lệ nở đạt 82-85% phôi. - Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên – Viện Chăn nuôi đã thành công trong việc thụ tinh nhân tạo cho ngan, vịt để tạo ra các con ngan lai vịt. Tỷ lệ phôi đạt được 85-95%; tỷ lệ nở đạt 82-85% phôi.
- Con ngan lai vịt nhanh lớn hơn ngan và vịt (siêu trội), tiêu tốn thức ăn thấp, có tuổi giết thịt ngắn hơn ngan; thịt ngon hơn thịt vịt; trắng hơn thịt ngan, tỷ lệ mỡ thấp; khối lượng giữa con đực và con cái chênh lệch nhau ít; sử dụng được cả con đực và con cái để nhồi gan béo, nâng cao giá trị sản phẩm lên nhiều lần. - Con ngan lai vịt nhanh lớn hơn ngan và vịt (siêu trội), tiêu tốn thức ăn thấp, có tuổi giết thịt ngắn hơn ngan; thịt ngon hơn thịt vịt; trắng hơn thịt ngan, tỷ lệ mỡ thấp; khối lượng giữa con đực và con cái chênh lệch nhau ít; sử dụng được cả con đực và con cái để nhồi gan béo, nâng cao giá trị sản phẩm lên nhiều lần.