Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức Chủ đề 4: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi (P3)

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Chủ đề 4: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 4. PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI (PHẦN 3)

Câu 1: Em hãy nêu một số biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường đối với chăn nuôi trang trại.  

Trả lời:

Một số biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường đối với chăn nuôi trang trại:

●     Địa điểm của cơ sở chăn nuôi phải theo quy hoạch, cách xa khu dân cư, công trình công cộng, đường giao thông chính, nguồn gây ô nhiễm.

●     Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với cơ sở chăn nuôi; cơ sở kinh doanh vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi; cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống; trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển dùng trong chăn nuôi; thức ăn, nước dùng cho vật nuôi; chất thải động vật và các đối tượng khác thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y.

Câu 2: Em hãy nêu đặc điểm và nguyên nhân dẫn đến bệnh tai xanh.   

Trả lời:

+ Bệnh tai xanh hay còn gọi là hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn, là bệnh do Arterivirus thuộc họ Arteriviridae có vật chất di truyền là RNA gây ra, loại virus này chỉ gây bệnh cho lợn. + Bệnh tai xanh hay còn gọi là hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn, là bệnh do Arterivirus thuộc họ Arteriviridae có vật chất di truyền là RNA gây ra, loại virus này chỉ gây bệnh cho lợn.

+ Lợn ở tất cả các lứa tuổi đều cảm nhiễm, nhưng lợn con và lợn nái mang thai thường mẫn cảm hơn cả. Bệnh có thể lây trực tiếp thông qua sự tiếp xúc giữa lợn ốm, lợn mang virus với lợn khoẻ và có thể lây gián tiếp qua các nhân tố trung gian bị nhiễm virus. + Lợn ở tất cả các lứa tuổi đều cảm nhiễm, nhưng lợn con và lợn nái mang thai thường mẫn cảm hơn cả. Bệnh có thể lây trực tiếp thông qua sự tiếp xúc giữa lợn ốm, lợn mang virus với lợn khoẻ và có thể lây gián tiếp qua các nhân tố trung gian bị nhiễm virus.

 

Câu 3: Em hãy nêu đặc điểm và nguyên nhân dẫn đến bệnh cúm gia cầm.

Trả lời:

+ Bệnh cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm và chim hoang dã, lây lan nhanh ở mọi lứa tuổi gia cầm. Đặc trưng của bệnh là sốt cao, có những biểu hiện bệnh lí ở hệ thống tiêu hoá, hô hấp, thần kinh và sinh sản. + Bệnh cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm và chim hoang dã, lây lan nhanh ở mọi lứa tuổi gia cầm. Đặc trưng của bệnh là sốt cao, có những biểu hiện bệnh lí ở hệ thống tiêu hoá, hô hấp, thần kinh và sinh sản.

+ Bệnh do virus cúm type A có vật chất di truyền là RNA, chủ yếu thuộc subtype H5N1 gây ra. Hệ gen của virus này có khả năng biến đổi rất nhanh, tạo ra chủng, nhánh mới là nguyên nhân phát sinh các ổ dịch mới. + Bệnh do virus cúm type A có vật chất di truyền là RNA, chủ yếu thuộc subtype H5N1 gây ra. Hệ gen của virus này có khả năng biến đổi rất nhanh, tạo ra chủng, nhánh mới là nguyên nhân phát sinh các ổ dịch mới.

Câu 4: Em hãy cho biết các biện pháp phòng, trị bệnh lở mồm, long móng trên trâu bò. 

Trả lời:

+ Kiểm dịch ở biên giới, ngăn ngừa không để bệnh ở các nước khác lây lan vào nội địa. Cấm mua bán, xuất nhập trâu, bò trong vùng có dịch. Việc mua bán trâu, bò trong những vùng gần vùng có dịch phải thông qua chính quyền địa phương. Khai báo đầy đủ, kịp thời khi có dịch hay nghi có dịch. + Kiểm dịch ở biên giới, ngăn ngừa không để bệnh ở các nước khác lây lan vào nội địa. Cấm mua bán, xuất nhập trâu, bò trong vùng có dịch. Việc mua bán trâu, bò trong những vùng gần vùng có dịch phải thông qua chính quyền địa phương. Khai báo đầy đủ, kịp thời khi có dịch hay nghi có dịch.

+ Thực hiện vệ sinh, tiêu độc chuồng trại đúng quy trình, cách li triệt để gia súc bị bệnh, điều trị tích cực, đảm bảo cách li trước khi tái nhập đàn. Đối với trâu, bò, lợn chết vì bệnh phải chôn sâu giữa hai lớp vôi rồi lấp đất kỹ, nơi chôn phải xa khu dân cư, xa nguồn nước sinh hoạt, khu vực chăn nuôi, bãi chăn thả động vật. + Thực hiện vệ sinh, tiêu độc chuồng trại đúng quy trình, cách li triệt để gia súc bị bệnh, điều trị tích cực, đảm bảo cách li trước khi tái nhập đàn. Đối với trâu, bò, lợn chết vì bệnh phải chôn sâu giữa hai lớp vôi rồi lấp đất kỹ, nơi chôn phải xa khu dân cư, xa nguồn nước sinh hoạt, khu vực chăn nuôi, bãi chăn thả động vật.

+ Việc giết mổ gia súc trong vùng dịch phải tiến hành tại lò mổ hoặc điểm giết mổ do chi cục Thú y cấp tỉnh quy định, quá trình giết mổ phải thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh thú y. + Việc giết mổ gia súc trong vùng dịch phải tiến hành tại lò mổ hoặc điểm giết mổ do chi cục Thú y cấp tỉnh quy định, quá trình giết mổ phải thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh thú y.

+ Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo khuyến cáo của cơ quan thú y và theo hướng dẫn của nhà sản xuất. + Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo khuyến cáo của cơ quan thú y và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Câu 5: Giới thiệu về ứng dụng công nghệ sinh học trong phát hiện sớm virus gây bệnh ở vật nuôi.  

Trả lời:

+ Bệnh do virus gây ra rất khó kiểm soát, nếu không phát hiện kịp thời có thể bùng phát thành dịch, gây hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường. + Bệnh do virus gây ra rất khó kiểm soát, nếu không phát hiện kịp thời có thể bùng phát thành dịch, gây hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường.

+ Nhờ có ứng dụng công nghệ sinh học, có thể phát hiện sớm, chính xác các virus gây bệnh trên vật nuôi. Nhờ đó nâng cao được hiệu quả phòng trị bệnh, hạn chế bùng phát thành dịch.  + Nhờ có ứng dụng công nghệ sinh học, có thể phát hiện sớm, chính xác các virus gây bệnh trên vật nuôi. Nhờ đó nâng cao được hiệu quả phòng trị bệnh, hạn chế bùng phát thành dịch.

Câu 6: Vì sao phòng, trị bệnh cho vật nuôi có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe con người?  

Trả lời:

Phòng, trị bệnh cho vật nuôi có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe con người vì giúp hạn chế dịch bùng phát, ngăn chặn lây lan nguồn bệnh từ vật nuôi sang người, giữ gìn được cảnh quan, môi trường sống xanh sạch đẹp.

 

Câu 7: Em hãy nêu đặc điểm và nguyên nhân dẫn đến bệnh tụ huyết trùng trên lợn.

Trả lời:

Bệnh tụ huyết trùng lợn là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Gram âm có tên là Pasteurella multocida gây ra. Vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong niêm mạc mũi và hạch amidan của lợn. Khi môi trường bất lợi như thời tiết thay đổi, nhiệt độ và độ ẩm không khí trong chuồng nuôi cao, vận chuyển, chuyển chuồng, nuôi chật chội,... cơ thể giảm sức đề kháng thì vi khuẩn có cơ hội tăng sinh, tăng độc lực và gây bệnh. Bệnh lây từ gia súc bệnh sang gia sức khỏe qua đường không khí, tiếp xúc trực tiếp và qua thức ăn, nước uống.

Câu 8: Em hãy nêu các cách phòng, trị bệnh Newcastle trên gà.

Trả lời:

- Phòng bệnh: - Phòng bệnh:

+ Khi dịch chưa xảy ra: ngăn chặn nguồn bệnh bằng các biện pháp như hạn chế người qua lại khu chăn nuôi; sát trùng dụng cụ, thiết bị chăn nuôi; thực hiện kiểm dịch, cách li và tiêm vaccine đúng quy định. + Khi dịch chưa xảy ra: ngăn chặn nguồn bệnh bằng các biện pháp như hạn chế người qua lại khu chăn nuôi; sát trùng dụng cụ, thiết bị chăn nuôi; thực hiện kiểm dịch, cách li và tiêm vaccine đúng quy định.

+ Khi có dịch: tiêu huỷ gia cầm bị bệnh và nghi nhiễm bệnh theo đúng quy định, tiêm vaccine và cách li số gia cầm còn lại, tẩy uế và tiêu độc chuồng trại, không mang gia cầm bệnh và sản phẩm của chúng ra khỏi vùng dịch. + Khi có dịch: tiêu huỷ gia cầm bị bệnh và nghi nhiễm bệnh theo đúng quy định, tiêm vaccine và cách li số gia cầm còn lại, tẩy uế và tiêu độc chuồng trại, không mang gia cầm bệnh và sản phẩm của chúng ra khỏi vùng dịch.

- Trị bệnh: - Trị bệnh:

Khi phát hiện gia cầm bị bệnh, kịp thời báo cho thú y địa phương. Vì bệnh do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, người chăn nuôi có thể dùng thuốc trợ sức, trợ lực để tăng khả năng đề kháng khi gia cầm bị bệnh.

Câu 9: Hãy cho biết các triệu chứng khi bê, ghé bị bệnh giun đũa. Nêu cách phòng, trị bệnh này.     

Trả lời:

* Triệu chứng:

+ Bệnh thường xảy ra vào đầu mùa hè, thường thấy ở bê, nghé từ 1 - 3 tháng tuổi. Khi nhiễm giun có triệu chứng dáng đi chậm chạp, cúi đầu, đuôi cụp; khi bệnh nặng nghé bỏ ăn, nằm một chỗ, đập chân lên phía bụng. + Bệnh thường xảy ra vào đầu mùa hè, thường thấy ở bê, nghé từ 1 - 3 tháng tuổi. Khi nhiễm giun có triệu chứng dáng đi chậm chạp, cúi đầu, đuôi cụp; khi bệnh nặng nghé bỏ ăn, nằm một chỗ, đập chân lên phía bụng.

+ Do giun đũa chiếm đoạt chất dinh dưỡng và tiết độc tố vào máu nên bê, nghé gầy yếu, rối loạn tiêu hóa; thường chết do kiệt sức với tỷ lệ khoảng 30 - 40%. + Do giun đũa chiếm đoạt chất dinh dưỡng và tiết độc tố vào máu nên bê, nghé gầy yếu, rối loạn tiêu hóa; thường chết do kiệt sức với tỷ lệ khoảng 30 - 40%.

* Cách điều trị:

+ Đối với bê, nghé dưới 2 tháng tuổi dùng thuốc tiêm Levamisol, kết hợp với Vitamin ADE; Đối với bê, nghé trên 2 tháng tuổi, ngoài tiêm thuốc đồng thời tiến hành tiêu diệt các loại ngoại kí sinh trùng khác như ve, rận,… + Đối với bê, nghé dưới 2 tháng tuổi dùng thuốc tiêm Levamisol, kết hợp với Vitamin ADE; Đối với bê, nghé trên 2 tháng tuổi, ngoài tiêm thuốc đồng thời tiến hành tiêu diệt các loại ngoại kí sinh trùng khác như ve, rận,…

+ Cần tẩy giun cho bê, nghé ở những vùng có bệnh theo định kỳ 20 ngày tuổi, 1 tháng tuổi. + Cần tẩy giun cho bê, nghé ở những vùng có bệnh theo định kỳ 20 ngày tuổi, 1 tháng tuổi.

Câu 10: Quan sát sơ đồ Hình 15.1, mô tả các bước trong quy trình sản xuất vaccine DNA tái tổ hợp.

Trả lời:

Các bước trong quy trình sản xuất vaccine DNA tái tổ hợp:

- Bước 1: Tạo kháng nguyên. - Bước 1: Tạo kháng nguyên.

- Bước 2: Giải phóng và phân lập kháng nguyên. - Bước 2: Giải phóng và phân lập kháng nguyên.

- Bước 3: Thanh lọc. - Bước 3: Thanh lọc.

- Bước 4: Bổ sung các thành phần khác. - Bước 4: Bổ sung các thành phần khác.

 

Câu 11: Những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh tật trên vật nuôi?

Trả lời:

Vật nuôi thường mắc bệnh từ các mầm bệnh là vi sinh vật và ký sinh trùng. Trong đó vi sinh vật gây bệnh gồm: vi khuẩn, vi rút và nấm. Những vi sinh vật gây bệnh này tồn tại ở mọi nơi và có thể gây bệnh cho vật nuôi bất cứ khi nào nhất là khi hệ miễn dịch vật nuôi suy giảm.

Câu 12: Em hãy nêu các biện pháp phòng, trị bệnh tai xanh trên lợn.    

Trả lời:

* Phòng bệnh:

Luôn giữ chuồng trại khô thoảng, lưu thông khí, thực hiện vệ sinh sát trùng định kì, thực hiện tốt biện pháp chăn nuôi “cùng vào – cùng ra”. Thực hiện tiêm phòng vaccine đầy đủ theo lịch khuyến cáo.

* Trị bệnh:

Khi phát hiện vật nuôi bị bệnh, kịp thời báo cho thú y địa phương.

Không được tắm cho lợn bị bệnh, sử dụng Sorbitol để giải độc gan, thận cho lợn, có thể sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc kháng viêm và một số loại thuốc kháng sinh phổ kháng khuẩn rộng để điều trị.

 

Câu 13: Em hãy nêu các biện pháp phòng, trị bệnh tụ huyết trùng trên gia cầm.

Trả lời:

+ Phòng bệnh: Chuồng trại phải khô ráo, thông thoáng, sạch sẽ, không để con vật quá nóng hoặc quá lạnh; thực hiện chặt chẽ quy trình vệ sinh thú y trong chăn nuôi; cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ, an toàn; tiêm vaccine đúng quy định. + Phòng bệnh: Chuồng trại phải khô ráo, thông thoáng, sạch sẽ, không để con vật quá nóng hoặc quá lạnh; thực hiện chặt chẽ quy trình vệ sinh thú y trong chăn nuôi; cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ, an toàn; tiêm vaccine đúng quy định.

+ Trị bệnh: Khi phát hiện gia cầm bị bệnh, kịp thời báo cho thú y địa phương. + Trị bệnh: Khi phát hiện gia cầm bị bệnh, kịp thời báo cho thú y địa phương.

Cần phát hiện và điều trị sớm bằng kháng sinh và thuốc trợ lực, kèm theo điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Điều trị dự phòng cho toàn đàn. Kháng sinh có thể dùng gồm Streptomycin, Tetracyclin, Neotesol theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Câu 14: Em hãy nêu các biện pháp tăng cường phòng, chống các loại bệnh trên đàn gia súc trên địa bàn em đang sinh sống.    

Trả lời:

Để đảm bảo cho việc phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc trên địa phương các hộ chăn nuôi thực hiện một số biện pháp sau:

* Chuồng trại :

- Vị trí xây dựng chuồng nuôi nên chọn nơi cao ráo, thoáng mát; - Vị trí xây dựng chuồng nuôi nên chọn nơi cao ráo, thoáng mát;

- Kiểm tra hệ thống thoát nước chung của cả khu vực, đặc biệt phải củng cố hệ thống thoát nước thải, nơi chứa chất thải để hạn chế ô nhiễm. Khu chứa chất thải (phân, rác và nước thải) phải xa chuồng nuôi, cuối hướng gió, vị trí thấp và xa nguồn nước ngầm, trường học, bệnh viện… - Kiểm tra hệ thống thoát nước chung của cả khu vực, đặc biệt phải củng cố hệ thống thoát nước thải, nơi chứa chất thải để hạn chế ô nhiễm. Khu chứa chất thải (phân, rác và nước thải) phải xa chuồng nuôi, cuối hướng gió, vị trí thấp và xa nguồn nước ngầm, trường học, bệnh viện…

- Nên có hố sát trùng trước cửa chuồng nuôi hoặc định kỳ rắc vôi bột phun sát trùng xung quanh chuồng nuôi gia súc để tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường. - Nên có hố sát trùng trước cửa chuồng nuôi hoặc định kỳ rắc vôi bột phun sát trùng xung quanh chuồng nuôi gia súc để tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường.

* Chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc:

- Tăng cường công tác chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn gia súc nhằm nâng cao sức đề kháng phòng, chống lại các tác động bất lợi của thời tiết hạn chế phát sinh dịch bệnh. Thực hiện tốt kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, phù hợp với giống, lứa tuổi, tính biệt và mục đích sản xuất của từng loại gia súc: Cần dự trữ thức ăn xanh, có thể phơi khô, ủ chua rơm rạ, cỏ khô, thân cây bắp. - Tăng cường công tác chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn gia súc nhằm nâng cao sức đề kháng phòng, chống lại các tác động bất lợi của thời tiết hạn chế phát sinh dịch bệnh. Thực hiện tốt kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, phù hợp với giống, lứa tuổi, tính biệt và mục đích sản xuất của từng loại gia súc: Cần dự trữ thức ăn xanh, có thể phơi khô, ủ chua rơm rạ, cỏ khô, thân cây bắp.

- Bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa vào thức ăn khi thời tiết bất lợi, để tăng cường sức đề kháng và phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi. - Bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa vào thức ăn khi thời tiết bất lợi, để tăng cường sức đề kháng và phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi.

- Đảm bảo vệ sinh thức ăn, nước uống, có thể sử dụng Chloramin-B, T để khử trùng nước đối với những nơi nguồn nước bị ô nhiễm, đảm bảo cung cấp đủ nước cho vật nuôi. - Đảm bảo vệ sinh thức ăn, nước uống, có thể sử dụng Chloramin-B, T để khử trùng nước đối với những nơi nguồn nước bị ô nhiễm, đảm bảo cung cấp đủ nước cho vật nuôi.

* Phòng bệnh cho gia súc:

- Tăng cường vệ sinh phòng ngừa bệnh cho gia súc: Thường xuyên quét dọn, vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài chuồng nuôi; vệ sinh máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi; Định kỳ, tuần 1 - 2 lần/tuần phun thuốc sát trùng tẩy uế chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi để tiêu diệt mầm bệnh bằng vôi bột hoặc các loại thuốc sát trùng ... - Tăng cường vệ sinh phòng ngừa bệnh cho gia súc: Thường xuyên quét dọn, vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài chuồng nuôi; vệ sinh máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi; Định kỳ, tuần 1 - 2 lần/tuần phun thuốc sát trùng tẩy uế chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi để tiêu diệt mầm bệnh bằng vôi bột hoặc các loại thuốc sát trùng ...

- Chủ động phòng bệnh bằng vắc xin: Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch các vắc xin phòng chống bệnh cho đàn vật nuôi: Tiêm phòng bệnh Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng. - Chủ động phòng bệnh bằng vắc xin: Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch các vắc xin phòng chống bệnh cho đàn vật nuôi: Tiêm phòng bệnh Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng.

- Thường xuyên kiểm tra đàn gia súc, đặc biệt phát hiện sớm những bất thường trên đàn gia súc như uể oải, ủ rũ, kém ăn; kiểm tra lượng thức ăn, nước uống tiêu thụ hàng ngày của gia súc để biết được tình trạng sức khỏe đàn gia súc. - Thường xuyên kiểm tra đàn gia súc, đặc biệt phát hiện sớm những bất thường trên đàn gia súc như uể oải, ủ rũ, kém ăn; kiểm tra lượng thức ăn, nước uống tiêu thụ hàng ngày của gia súc để biết được tình trạng sức khỏe đàn gia súc.

- Cách ly kịp thời những vật nuôi có biểu hiện khác thường, chẩn đoán và điều trị nếu cần thiết, không được bán hoặc phát tán gia súc ốm, chết và chất thải của chúng ra môi trường xung quanh. - Cách ly kịp thời những vật nuôi có biểu hiện khác thường, chẩn đoán và điều trị nếu cần thiết, không được bán hoặc phát tán gia súc ốm, chết và chất thải của chúng ra môi trường xung quanh.

- Khai báo cho sở thú ý địa phương về tình hình của những ổ dịch nguy hiểm để kịp thời có biện pháp xử lí. - Khai báo cho sở thú ý địa phương về tình hình của những ổ dịch nguy hiểm để kịp thời có biện pháp xử lí.

Câu 15: Em hãy tìm hiểu các loại vaccine đang được sử dụng trong chăn nuôi ở gia đình, địa phương em. Nêu ưu, nhược điểm khi sử dụng các loại vaccine đó.

Trả lời:

- Vacxin sống: - Vacxin sống:

+ Ưu điểm: thường gây miễn dịch sớm (3 – 4 ngày sau khi tiêm) thời gian miễn dịch tương đối dài. + Ưu điểm: thường gây miễn dịch sớm (3 – 4 ngày sau khi tiêm) thời gian miễn dịch tương đối dài.

+ Nhược điểm: dễ gây phản ứng, đòi hỏi nhiệt độ bảo quản thấp, có thể lây bệnh không điển hình hoặc làm trỗi dậy các bệnh khác sau khi tiêm. + Nhược điểm: dễ gây phản ứng, đòi hỏi nhiệt độ bảo quản thấp, có thể lây bệnh không điển hình hoặc làm trỗi dậy các bệnh khác sau khi tiêm.

- Vacxin chết: - Vacxin chết:

+ Ưu điểm: vacxin an toàn, ổn định + Ưu điểm: vacxin an toàn, ổn định

+ Nhược điểm: chỉ đáp ứng khả năng miễn dịch không hoàn toàn và ngắn hạn, cần phải tiêm nhắc lại nhiều lần, hiệu lực thường kém và thời gian sử dụng ngắn. + Nhược điểm: chỉ đáp ứng khả năng miễn dịch không hoàn toàn và ngắn hạn, cần phải tiêm nhắc lại nhiều lần, hiệu lực thường kém và thời gian sử dụng ngắn.

 

Câu 16: Có những biện pháp nào để phòng bệnh cho vật nuôi?

Trả lời:

Một số biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi:

 - Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi.

 - Đảm bảo nguồn thức ăn nước uống.

 - Quan sát vật nuôi hằng ngày.

 - Tiêm phòng đầy đủ các liều vaccine phòng bệnh.

 - Có các biện pháp cách li, xử lí khi vật nuôi có các biểu hiện bất thường.

Câu 17: Em hãy tìm hiểu và cho biết cơ chế sinh bệnh của dịch tả lợn Châu Phi. 

Trả lời:

Cơ chế sinh bệnh của dịch tả lợn Châu Phi:

- Virus dịch tả lợn Châu Phi có thể xâm nhiễm vào cơ thể qua đường máu (do ve hút máu do ve hút máu, tiêm chích, các tổn thương) hoặc niêm mạc do tiếp xúc trực tiếp giữa các heo qua dịch tiết mũi, miệng, nước tiểu, phân bị nhiễm. - Virus dịch tả lợn Châu Phi có thể xâm nhiễm vào cơ thể qua đường máu (do ve hút máu do ve hút máu, tiêm chích, các tổn thương) hoặc niêm mạc do tiếp xúc trực tiếp giữa các heo qua dịch tiết mũi, miệng, nước tiểu, phân bị nhiễm.

- Thông qua đường niêm mạc, virus sẽ xâm nhập vào các hạch amygdale, niêm mạc hầu họng, hạch dưới hàm hoặc hạch hầu họng, từ đây virus sẽ nhân lên và tiếp tục xâm nhiễm gây ra tình trạng nhiễm virus máu. Sự lây nhiễm và nhân lên của virus tại nhiều mô bạch huyết khác nhau gây ra những tổn thương bệnh lý và tình trạng tế bào lympho chết nghiêm trọng, dẫn đến suy giảm miễn dịch và tỉ lệ bệnh chết cao. - Thông qua đường niêm mạc, virus sẽ xâm nhập vào các hạch amygdale, niêm mạc hầu họng, hạch dưới hàm hoặc hạch hầu họng, từ đây virus sẽ nhân lên và tiếp tục xâm nhiễm gây ra tình trạng nhiễm virus máu. Sự lây nhiễm và nhân lên của virus tại nhiều mô bạch huyết khác nhau gây ra những tổn thương bệnh lý và tình trạng tế bào lympho chết nghiêm trọng, dẫn đến suy giảm miễn dịch và tỉ lệ bệnh chết cao.

- Mức độ lây nhiễm của bệnh virus dịch tả lợn Châu Phi phụ thuộc và độc lực của chủng virus, liều và đường xâm nhiễm. - Mức độ lây nhiễm của bệnh virus dịch tả lợn Châu Phi phụ thuộc và độc lực của chủng virus, liều và đường xâm nhiễm.

- Thời gian ủ bệnh ở lợn nhiễm virus - Thời gian ủ bệnh ở lợn nhiễm virus  dịch tả lợn châu phi thường trong khoảng 3 – 19 ngày, tuy theo độc lực của chủng virus, liềm nhiễm, đường lây nhiễm và đặc điểm vật chủ.

- Virus sau đó sẽ xâm nhiễm vào các tế bào nội mô mạch, tế bào gan hoặc tế bào biểu mô. Virus sẽ là suy yếu làm phá hủy nghiêm trọng mô hạch, làm số lượng bạch cầu sụt giảm rõ rệt, dẫn đến khả năng miễn dịch của lợn bị suy giảm nghiêm trọng.  - Virus sau đó sẽ xâm nhiễm vào các tế bào nội mô mạch, tế bào gan hoặc tế bào biểu mô. Virus sẽ là suy yếu làm phá hủy nghiêm trọng mô hạch, làm số lượng bạch cầu sụt giảm rõ rệt, dẫn đến khả năng miễn dịch của lợn bị suy giảm nghiêm trọng.

Câu 18: Theo em, để phòng trị bệnh tụ huyết trùng gia cầm, biện pháp nào là quan trọng nhất? Vì sao?  

Trả lời:

Để phòng trị bệnh tụ huyết trùng cách hiệu quả nhất là tiêm phòng vacxin định kì cho gia cầm vì hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho loại bệnh này.

Câu 19: Hãy cho biết các biện pháp phòng trị bệnh tụ huyết trùng trên trâu, bò.

Trả lời:

Phòng bệnh:

+ Bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn có sẵn trong cơ thể, bùng phát khi thời tiết thay đổi nên định kì cần bổ sung các sản phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng cho trâu, bò. + Bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn có sẵn trong cơ thể, bùng phát khi thời tiết thay đổi nên định kì cần bổ sung các sản phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng cho trâu, bò.

+ Luôn giữ chuồng trại, bãi chăn thả khô thoáng, lưu thông khí, thực hiện vệ sinh sát trùng định kì. + Luôn giữ chuồng trại, bãi chăn thả khô thoáng, lưu thông khí, thực hiện vệ sinh sát trùng định kì.

+ Thực hiện biện pháp chăn nuôi “cùng vào – cùng ra”. Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy định. Giống như các bệnh đường hô hấp khác, biện pháp dùng kháng sinh để phòng bệnh có hiệu quả hơn để điều trị. Một số loại kháng sinh được sử dụng gồm Tetracycline, Sulfamethazine, Tiamulin. + Thực hiện biện pháp chăn nuôi “cùng vào – cùng ra”. Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy định. Giống như các bệnh đường hô hấp khác, biện pháp dùng kháng sinh để phòng bệnh có hiệu quả hơn để điều trị. Một số loại kháng sinh được sử dụng gồm Tetracycline, Sulfamethazine, Tiamulin.

Trị bệnh:

+ Khi phát hiện gia súc bị bệnh, kịp thời báo cho thú y địa phương. Cần phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời bằng các loại kháng sinh: Kanamycin, Neomycin, Gentamycin, Norfloxacin, Marbofloxacin. Liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. + Khi phát hiện gia súc bị bệnh, kịp thời báo cho thú y địa phương. Cần phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời bằng các loại kháng sinh: Kanamycin, Neomycin, Gentamycin, Norfloxacin, Marbofloxacin. Liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

+ Kết hợp với việc dùng kháng sinh, cần tiêm cho vật nuôi các thuốc trợ tim, trợ sức như long não, cafein, anagil và vitamin (vitamin B1, vitamin C). Trong những trường hợp cần thiết có thể truyền dịch. + Kết hợp với việc dùng kháng sinh, cần tiêm cho vật nuôi các thuốc trợ tim, trợ sức như long não, cafein, anagil và vitamin (vitamin B1, vitamin C). Trong những trường hợp cần thiết có thể truyền dịch.

Câu 20: Quan sát Hình 15.3 và mô tả quy trình phát hiện sớm virus H5N1 gây bệnh cúm ở gia cầm.

Trả lời:

Quy trình phát hiện sớm virus H5N1 gây bệnh cúm ở gia cầm:

- Bước 1: Xác định mẫu bệnh phẩm. - Bước 1: Xác định mẫu bệnh phẩm.

- Bước 2: Tách chiết RNA tổng số. - Bước 2: Tách chiết RNA tổng số.

- Bước 3: Tổng hợp cDNA từ RNA. - Bước 3: Tổng hợp cDNA từ RNA.

- Bước 4: Khuếch đại cDNA bằng phản ứng PCR. - Bước 4: Khuếch đại cDNA bằng phản ứng PCR.

- Bước 5: Điện di kiểm tra sản phẩm PCR trên gel agarose. - Bước 5: Điện di kiểm tra sản phẩm PCR trên gel agarose.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay