Câu hỏi tự luận Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều Ôn tập Chủ đề 2: Đất trồng (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 2: Đất trồng (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 10 cánh diều.

Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều (bản word)

ÔN TẬP CHƯƠNG 2. ĐẤT TRỒNG (PHẦN 1)

Câu 1: Đất trồng là gì?

Trả lời:

Đất trồng là lớp ngoài cùng tơi xốp của vỏ Trái Đất. Đất trồng là sản phẩm do đá biến đổi tạo thành dưới tác động tổng hợp của các yếu tố khí hậu, địa hình, sinh vật, thời gian và con người.

Câu 2: Đất trồng có vai trò gì trong trồng trọt?

Trả lời:

Đất trồng có vai trò cung cấp nước, chất dinh dưỡng và các điều kiện khác cho cây trồng sống, phát triển và tạo ra sản phẩm trồng trọt.

Câu 3: Đất trồng gồm có mấy thành phần? Đó là những thành phần nào?

Trả lời:

Đất trồng gồm có 4 thành phần. Thành phần của đất trồng bao gồm: nước, không khí, chất rắn và sinh vật.

Câu 4: Trình bày tính chất của đất trồng?

Trả lời:

Tính chất của đất trồng có thể chia thành các nhóm sau:

-  Nhóm tính chất lý học: thành phần cơ giới của đất, kết cấu đất, độ xốp, độ thoáng khí, khả năng giữ nước,...

- Nhóm tính chất hoá học: phản ứng của dung dịch đất, keo đất, khả năng hấp phụ của đất, phản ứng đệm của đất, hữu cơ và mùn trong đất,...

- Nhóm tính chất sinh học: hoạt động của vi sinh vật, động vật.

Câu 5: Thế nào là thành phần cơ giới của đất?

Trả lời:

Thành phần cơ giới của đất là tỉ lệ % các cấp hạt cát, limon (bụi) và sét có trong đất.

Câu 6: Thế nào là độ thoáng khí?

Trả lời:

Độ thoáng khí là khả năng di chuyển của không khí qua các tầng đất. Độ thoáng khí của đất quyết định tốc độ trao đổi khí giữa đất và khí quyển (quyết định lượng O và CO, trong đất).

Câu 7: Thế nào là khả năng giữ nước?

Trả lời:

Khả năng giữ nước là lượng nước mà đất có thể giữ lại, cây trồng sử dụng được.

Câu 8: Keo đất là gì?

Trả lời:

Keo đất là những phần tử chất rắn có kích thước dưới 1µm, không hoà tan mà ở trạng thái lơ lửng trong nước.

Câu 9: Trình bày đặc điểm của đất xám bạc màu?

Trả lời:

Đất xám bạc màu có đặc điểm: tầng đất mặt mỏng, lớp đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ (tỉ lệ cát lớn, lượng sét và keo ít), màu xám trắng, đất thường bị khô hạn; hầu hết có tính chua (pH < 4,5), nghèo chất dinh dưỡng, nghèo mùn; vi sinh vật trong đất ít, hoạt động yếu.

Câu 10: Thế nào là xói mòn đất?

Trả lời:

Xói mòn đất là quá trình lớp đất mặt bị chuyển đi nơi khác do tác động của các yếu tố vật lí hoặc các yếu tố liên quan đến hoạt động trồng trọt.

Câu 11: Đất xói mòn có những đặc điểm gì?

Trả lời:

Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá có tầng đất mặt còn rất mỏng, có trường hợp mất hẳn tầng đất mặt, trơ sỏi, đá. Đá, cát, sỏi chiếm ưu thế trong đất. Đất có phản ứng chua đến rất chua, nghèo mùn và chất dinh dưỡng. Vi sinh vật trong đất ít, hoạt động yếu.

Câu 12: Đất mặn là gì?

Trả lời:

Đất mặn là đất chứa nhiều muối hoà tan (lớn hơn 1%). Những loại muối tan thường gặp trong đất là NaCl, Na₂SO₄, CaCl₂, MgCl2,... Loại đất này thường xuất hiện tại các vùng ven biển.

Câu 13: Trình bày đặc điểm của đất mặn?

Trả lời:

Đất mặn có thành phần cơ giới nặng, dẻo, dính khi ướt và nứt nẻ, rắn chắc khi khô. Dung dịch đất chứa nhiều thành phần muối tan như NaCl, Na, SO. Đất mặn nghèo mùn, đạm, lân tổng số và lân dễ tiêu. Đất có phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm.

Câu 14: Thế nào là đất phèn?

Trả lời:

Đất phèn còn gọi là đất chua mặn, là loại đất mà tiến trình hình thành sản sinh ra lượng sulfuric acid ảnh hưởng lâu dài đến đặc tính chủ yếu của đất.

Câu 15: Đất phèn có những đặc điểm gì?

Trả lời:

Đất phèn thường có màu đen hoặc nâu ở tầng đất mặt, có mùi đặc trưng của lưu huỳnh và H,S. Thành phần cơ giới của đất nặng, tầng đất mặt cứng, nhiều vết nứt nẻ khi khô hạn. Đất có độ phì nhiêu thấp, rất chua (trị số pH < 4). Hàm lượng nhôm di động Al3+ rất cao gây độc cho phần lớn loại cây trồng, hàm lượng lân dễ tiêu rất thấp. Hàm lượng hữu cơ trong đất ở mức khá, giàu kali.

Câu 16: Giá thể là gì?

Trả lời:

Giá thể là tên gọi chung của các vật liệu hoặc hỗn hợp các vật liệu giúp tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển bộ rễ cây trồng.

Câu 17: Nêu các nguyên liệu sản xuất viên nén xơ dừa?

Trả lời:

Xơ dừa là sản phẩm chế biến từ quả dừa. Bóc tách xơ dừa sẽ thu được mụn dừa (chiếm 70% trong xơ). Mụn dừa là nguồn nguyên liệu hữu ích dùng làm giá thể trồng cây.

Câu 18: Sỏi nhẹ Keramzit là gì và có cấu tạo như thế nào?

Trả lời:

Sỏi nhẹ Keramzit (đất nung trồng cây) là vật liệu nhân tạo được nung từ các loại khoáng sét dễ chảy. Sỏi có cấu trúc tổ ong gồm các lỗ rỗng, nhỏ và kín. Xương và vỏ của chúng rất vững chắc và xốp.

Câu 19: Giá thể được chia thành mấy nhóm chính và là những nhóm nào?

Trả lời:

Giá thể được chia thành 2 nhóm chính:

- Giá thể hữu cơ (có nguồn gốc từ thực vật và động vật): rêu than bùn, mùn cưa, vỏ cây thông, vỏ cây, xơ dừa, trấu hun, phân chuồng,

- Giá thể vô cơ (có nguồn gốc từ các loại đá, cát, sỏi): đá trân châu Perlite (Hình 6.2B), đá khoáng Vermiculite, sỏi nhẹ Keramzit....

 

Câu 20: Nêu quy trình sản xuất viên nén xơ dừa?

Trả lời:

Quy trình sản xuất viên nén xơ dừa:

Chuẩn bị dừa nguyên liệu -> Tách vỏ dừa -> Tách mụn dừa thô -> Xử lý tanin và lignin, ủ -> Dùng máy ép nhiên liệu ép viên => Thành phẩm

=> Giáo án công nghệ trồng trọt 10 cánh diều bài: ôn tập chủ đề 2 - Đất trồng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ trồng trọt 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay