Câu hỏi tự luận Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều Ôn tập Chủ đề 5: Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 5: Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 10 cánh diều.

Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều (bản word)

ÔN TẬP CHƯƠNG 5. PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG (PHẦN 2)

Câu 1: Sâu, bệnh hại làm giảm giá trị dinh dưỡng, để lại độc tố trong nông sản, gây độc cho người sử dụng. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Sâu, bệnh hại làm giảm giá trị dinh dưỡng, để lại độc tố trong nông sản, gây độc cho người sử dụng do các nguyên nhân sau:

  • Sâu, bệnh hại gây hại trực tiếp đến các bộ phận của cây, làm giảm khả năng quang hợp, hô hấp, hấp thụ dinh dưỡng của cây. Điều này dẫn đến việc cây trồng không thể tổng hợp được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, làm giảm giá trị dinh dưỡng của nông sản.
  • Sâu, bệnh hại tiết ra các chất độc hại, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Các chất độc hại này có thể tích tụ trong nông sản, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
  • Sâu, bệnh hại gây ra các vết thương trên cây, tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập. Các vi sinh vật này có thể sản sinh ra các độc tố, làm giảm chất lượng của nông sản.

Câu 2: Nêu một số ví dụ về việc sâu, bệnh hại làm giảm giá trị dinh dưỡng, để lại độc tố trong nông sản?

Trả lời:

Một số ví dụ cụ thể về việc sâu, bệnh hại làm giảm giá trị dinh dưỡng, để lại độc tố trong nông sản như sau:

  • Sâu ăn lá, rệp, bọ trĩ,... gây hại cho lá, cuống lá, hoa, quả của cây trồng. Điều này làm giảm khả năng quang hợp của cây, dẫn đến giảm lượng đường, vitamin, khoáng chất được tổng hợp.
  • Sâu đục thân, sâu đục cành,... gây hại cho thân, cành của cây trồng. Điều này làm giảm khả năng dẫn nước, dinh dưỡng của cây, dẫn đến giảm năng suất và chất lượng nông sản.
  • Nấm bệnh, vi khuẩn,... gây hại cho lá, thân, cành, quả của cây trồng. Các vi sinh vật này có thể sản sinh ra các độc tố, làm giảm giá trị dinh dưỡng và gây độc cho người sử dụng.

Câu 3: Nêu các cách phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng nhằm góp phần duy trì cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường?

Trả lời:

Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng góp phần duy trì cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường theo các cách sau:

  • Giảm thiểu tác động của sâu, bệnh hại đến cây trồng. Khi sâu, bệnh hại được kiểm soát, cây trồng sẽ phát triển khỏe mạnh, tăng năng suất, chất lượng nông sản, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm.
  • Bảo vệ các loài thiên địch của sâu, bệnh hại. Thiên địch là những loài động vật, vi sinh vật tự nhiên có khả năng tiêu diệt sâu, bệnh hại. Khi sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại an toàn, hiệu quả, sẽ góp phần bảo vệ các loài thiên địch, duy trì quần thể của chúng, giúp cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp.
  • Hạn chế ô nhiễm môi trường. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật. Việc áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại an toàn, hiệu quả sẽ góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường.

Câu 4: Nêu một số biện pháp về việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng nhằm góp phần duy trì cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường?

Trả lời:

Một số biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng an toàn, hiệu quả, góp phần duy trì cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường:

  • Áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý. Chọn giống kháng sâu bệnh, bón phân cân đối, tưới tiêu hợp lý, vệ sinh đồng ruộng,... giúp cây trồng khỏe mạnh, tăng sức đề kháng với sâu, bệnh hại.
  • Sử dụng các biện pháp sinh học. Sử dụng thiên địch, nấm đối kháng,... để tiêu diệt sâu, bệnh hại là biện pháp hiệu quả, an toàn, thân thiện với môi trường.
  • Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học đúng cách, an toàn. Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết, sử dụng đúng loại thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm,... để hạn chế ô nhiễm môi trường.
  • Việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng là một vấn đề quan trọng, cần được thực hiện thường xuyên, hiệu quả. Việc áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại an toàn, hiệu quả sẽ góp phần duy trì cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm và sức khỏe con người.

Câu 5: Trình bày đặc điểm sinh học và gây hại của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa?

Trả lời:

- Trứng: hình bầu dục, màu trắng, khi sắp nở có màu vàng nhạt. Trứng được đẻ rải rác hay thành từng nhóm dọc gân chính ở cả hai mặt lá. Giai đoạn trứng từ 3 – 5 ngày.

- Sâu non: sâu non mới nở màu trắng sữa, khi lớn màu xanh lá mạ, thân chia đốt rõ ràng, thời gian phát triển pha sâu non 15 – 28 ngày. Sâu non nhà tơ cuốn là lại tạo thành bao để sống, ăn mô làm cho lá bị bạc trắng, cây giảm khả năng quang hợp, hạt bị lép nhiều.

- Nhộng: màu nâu, sống từ 6 – 10 ngày, thường vũ hoá vào ban đêm.

- Trưởng thành: cánh màu vàng rơm, bìa cánh có 1 đường viền màu nâu đậm, giữa cánh có 3 sọc màu nâu, 2 sọc bìa dài và sọc giữa ngăn, thời gian sống từ 5 – 10 ngày. Bướm thường đẻ trứng vào ban đêm, có xu tính dương với ánh sáng đèn.

 

Câu 6: Trình bày đặc điểm sinh học và gây hại của sâu tơ hại rau họ cải?

Trả lời:

- Trúng: hình bầu dục màu vàng xanh nhạt, thường được đẻ rải rác ở mặt dưới của lá và nở trong vòng 3 – 4 ngày.

- Sâu non: màu xanh nhạt, chia đốt rõ ràng. Giai đoạn sâu non khoảng 11 – 20 ngày. Sâu non ăn toàn bộ biểu bì làm lá thủng lỗ chỗ, thậm chí trơ gân lá. Khi có động, sâu thường nhả tơ buông mình xuống đất. Sâu non hóa nhộng ngay trên lá.

- Nhộng: màu vàng nhạt, được bao bọc bởi các sợi tơ. Giai đoạn nhộng là 5 – 10 ngày.

- Trưởng thành: màu nâu xám, trên cánh có dải màu trắng (con đực) và dải màu vàng (con cái) chạy từ gốc cánh đến đỉnh cánh, khi đậu cánh áp sát thân; sau khi cánh đến đỉnh cánh, khi đậu cánh áp sát thân; sau khi vũ hoá 2 – 3 ngày thì đẻ trứng. Con trưởng thành giao phối và đẻ trứng vào chiều tối.

Câu 7: Trình bày đặc điểm sinh học và gây hại của ruồi vàng?

Trả lời:

- Trúng: màu vàng nhạt, thon 2 đầu, thường được đẻ bên trong quả. Trứng nở sau 2 – 3 ngày.

- Sâu non (dòi): màu trắng ngà, phía đầu nhọn có giác hút dịch màu đen. Sâu non ăn phần mềm của thịt quả gây thối và rụng. Sâu non đẩy sức chui ra ngoài vỏ quả, rơi xuống đất hoá nhộng. Giai đoạn sâu non kéo dài 7 – 12 ngày.

- Nhộng: nằm trong kén màu vàng cam, sắp vũ hóa chuyền màu nâu nhạt. Giai đoạn nhộng kéo dài 10 – 14 ngày.

- Trưởng thành: ngực màu nâu đen, bụng màu nâu vàng. Trên lưng có nhiều vết chấm và vết dài màu vàng. Bụng to tròn, bụng con cái dài hơn bụng con đực vì có mảng đẻ trứng. Đầu có đôi mắt kép rất to màu nâu bóng. Sau khi vũ hoá 7 – 14 ngày, ruồi cái đẻ trứng, dùng máng để chọc thủng vỏ quả và đẻ trứng vào bên trong, đẻ nhiều vào giai đoạn quả sắp chín. Con đực phản ứng mạnh với Methyl eugenol, nên người ta dùng chất này để dẫn dụ tiêu diệt ruồi.

Câu 8: Trình bày đặc điểm sinh học và gây hại của sâu đục thân gỗ?

Trả lời:

- Trúng: xếp thành ô chồng lên nhau như vảy cả, hình bầu dục dẹt. Khi mới đẻ, trứng có màu trắng sữa, mặt trên trơn bóng. Thời gian trứng từ 4 – 7 ngày.

- Sâu non: mới nở có màu hồng, đầu đen, khi lớn sâu chuyền màu trắng sữa. Sâu lớn màu nâu vàng, có sọc nâu mờ trên lưng. Giai đoạn sâu non từ 18 – 41 ngày. Khi nhỏ, sâu ăn nôn lá non, nhả tơ nhờ giỏ dưa từ lá này sang là khác, từ cây này sang cây khác. Khi lớn, sâu đục vào thân cây hoặc vào bắp và lôi, làm cho cây suy yếu, còi cọc, dễ gãy, hạt lép nhiều.

- Nhộng: màu nâu nhạt, dài khoảng 15 – 19 mm. Giai đoạn nhộng từ 5 – 12 ngày. Sâu thường làm nhộng bên trong đường đục vào hoặc giữa bẹ và thân ngô.

- Trưởng thành: rất thích ánh sáng đèn, ban ngày nấp vào bẹ lá, ngọn ngô hay ở bờ có dại. Con đực cánh trước màu vàng tươi đến vàng nhạt. Con cái lớn hơn, cánh trước có màu vàng nhạt hơn con đực. Thời gian sống khoảng 10 ngày. Từ 2 – 3 ngày sau khi vũ hoa bướm bắt đầu đẻ trứng. Trứng được đẻ thành từng ổ ở mặt dưới và gắn chặt vào lá; thường đẻ trứng ở những ruộng ngô xanh tốt, nhất là ở ruộng ngô sắp trổ cờ. Một con cái có thể đẻ được từ 20 – 200 trứng. Sâu gây hại từ lúc ngô có 7 – 9 lá đến khi thu hoạch; gây hại nhiều nhất từ khi ngô trỗ cờ đến khi hình thành bắp.

Câu 9: Trình bày đặc điểm sinh học và gây hại của bọ hà?

Trả lời:

- Trứng: có màu trắng sữa, bề mặt có nhiều lỗ nhỏ. Trứng được để trong những lỗ hồng trên củ hay trên thân cây. Trứng đẻ rời rạc, được trát kín bằng phân do con cái thải ra nên khó nhìn thấy. Sau 6 – 8 ngày thì trứng nở.

- Sâu non (sùng): màu trắng sữa, dục vào thân hay củ. Trong củ, sâu non đục đường hầm ngoằn ngoèo và thải phân; củ có vị đắng, thối. Sâu non hóa nhộng trong củ hay thân. Giai đoạn sâu non kéo dài 14 – 19 ngày.

- Nhộng: màu trắng, kéo dài 7 – 8 ngày, nếu trời lạnh kéo dài tới 28 ngày.

- Trưởng thành: đầu đen, râu, ngực và chân màu cam hay đỏ nâu, phần bụng có màu xanh ánh kim. Trưởng thành thường gặm mặt dưới lá, giả chết nếu bị động, hoạt động mạnh về đêm. Sau vũ hoá 5 – 7 ngày thì giao phối.

Câu 10: Liệt kê một số loại sâu hại cây trồng thường gặp ở nước ta?

Trả lời:

Một số loại sâu hại cây trồng thường gặp ở nước ta:

  • Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa
  • Sâu tơ hại rau họ cải
  • Ruồi vàng (ruồi đục quả)
  • Sâu đục thân ngô
  • Bọ hà hại khoai lang
  • Bọ rầy và rệp.
  • Bọ trĩ
  • Bọ rùa.
  • Bọ dưa.
  • Bọ xít.

Câu 11: Bệnh hại làm giảm năng suất và phẩm chất cây trồng. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Sâu bệnh hại làm giảm năng suất và phẩm chất cây trồng chủ yếu do các nguyên nhân sau:

  • Sâu bệnh hại gây hại trực tiếp đến cây trồng, làm giảm khả năng quang hợp, hô hấp, trao đổi chất của cây, dẫn đến cây sinh trưởng kém, phát triển chậm, năng suất giảm.
  • Sâu bệnh hại gây hại gián tiếp đến cây trồng, làm giảm khả năng chống chịu sâu bệnh, hạn hán, úng, rét, dịch bệnh,... của cây, dẫn đến năng suất giảm.
  • Sâu bệnh hại gây hại đến chất lượng nông sản, làm giảm giá trị thương phẩm, giá trị dinh dưỡng của nông sản.

Câu 12: Vì sao bệnh do sinh vật gây hại có tính lây lan mạnh?

Trả lời:

Bệnh do sinh vật gây hại có tính lây lan mạnh do các nguyên nhân sau:

  • Sinh vật gây bệnh có khả năng di chuyển: Sinh vật gây bệnh có thể di chuyển theo nhiều cách khác nhau, bao gồm:
  • Di chuyển tự nhiên: Sinh vật gây bệnh có thể di chuyển tự nhiên theo gió, nước, côn trùng, động vật,...
  • Di chuyển do con người: Con người có thể vô tình hoặc cố ý di chuyển sinh vật gây bệnh từ nơi này sang nơi khác, ví dụ như khi vận chuyển cây trồng, nông sản, phân bón,...
  • Sinh vật gây bệnh có khả năng sinh sản nhanh: Sinh vật gây bệnh có khả năng sinh sản nhanh, tạo ra số lượng lớn cá thể mới trong thời gian ngắn. Điều này khiến cho bệnh lây lan nhanh chóng.
  • Sinh vật gây bệnh có khả năng gây bệnh mạnh: Sinh vật gây bệnh có thể gây bệnh mạnh, làm suy yếu cây trồng, tạo điều kiện cho bệnh lây lan sang các cây trồng khác.
  • Điều kiện môi trường thuận lợi: Một số điều kiện môi trường thuận lợi cho sự phát triển và lây lan của bệnh, bao gồm:
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của nhiều loài sinh vật gây bệnh, ví dụ như bệnh đạo ôn phát triển mạnh ở nhiệt độ 25 - 30 độ C.
  • Độ ẩm: Độ ẩm cao tạo điều kiện cho các sinh vật gây bệnh phát triển, ví dụ như bệnh bạc lá phát triển mạnh ở độ ẩm cao.
  • Ánh sáng: Một số loại sinh vật gây bệnh chỉ phát triển tốt ở điều kiện thiếu ánh sáng, ví dụ như bệnh sương mai.

Câu 13: Bệnh đạo ôn hại lúa lại gây hại nặng khi trời âm u, thời tiết mát, độ ẩm cao. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Nấm thích nghi và phát triển mạnh, gây hại nặng khi thời tiết mát, độ ẩm cao, nhiều mây, âm u, ít nắng, đêm có sương mù nhiều; gieo sạ dày, bón thừa đạm,.. Vì vậy, bệnh đạo ôn hại lúa gây hại nặng khi trời âm u, thời tiết mát, độ ẩm cao.

Câu 14: Không nên bón thừa đạm, nên tăng cường bón kali để phòng bệnh đạo ôn hại lúa. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Đạm là nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa, giúp cây phát triển nhanh, xanh tốt. Tuy nhiên, nếu bón thừa đạm sẽ khiến cây lúa bị lốp lá, thân yếu, không có khả năng chống chịu sâu bệnh. Đặc biệt, bệnh đạo ôn hại lúa phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, nhiệt độ thấp. Khi cây lúa bị lốp lá, thân yếu, khả năng thoát nước kém sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát triển.

Kali là nguyên tố dinh dưỡng giúp cây lúa cứng cáp, tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh. Kali cũng giúp cây lúa quang hợp tốt hơn, tạo ra nhiều chất chống oxy hóa, giúp cây lúa khỏe mạnh hơn. Do đó, việc tăng cường bón kali sẽ giúp cây lúa khỏe mạnh, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, trong đó có bệnh đạo ôn.

Ngoài ra, việc bón thừa đạm còn khiến cây lúa tích lũy nhiều nitrat. Nitrat là một chất độc hại cho cây lúa, có thể gây ra hiện tượng ngộ độc nitrat ở người khi ăn lúa gạo.

Vì vậy, để phòng bệnh đạo ôn hại lúa, bà con nông dân cần bón phân cân đối, không bón thừa đạm, tăng cường bón kali. Nên bón đạm nặng đầu, nhẹ cuối, tránh bón lai dai, rải rác về cuối vụ. Bón phân chuồng hoai mục, phân lân, phân kali đầy đủ, hợp lý.

Câu 15: Bệnh xoăn vàng lá lại làm cây cà chua bị lùn. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Virus xoăn vàng lá cà chua làm giảm khả năng quang hợp của cây cà chua. Quang hợp là quá trình cây hấp thụ ánh sáng mặt trời để tạo ra năng lượng. Khi khả năng quang hợp bị giảm, cây cà chua sẽ không có đủ năng lượng để phát triển bình thường. Điều này dẫn đến sự lùn đi của cây.

Ngoài ra, virus xoăn vàng lá cà chua còn làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây cà chua. Dinh dưỡng là cần thiết cho sự phát triển của cây cà chua. Khi khả năng hấp thụ dinh dưỡng bị giảm, cây cà chua sẽ không có đủ dinh dưỡng để phát triển bình thường. Điều này cũng dẫn đến sự lùn đi của cây.

Câu 16: Trình bày biện pháp cơ giới, vật lí phòng, trừ sâu bệnh?

Trả lời:

- Nội dung: dùng tay, dùng vợt bắt sâu; ngắt bỏ bộ phận cây trồng bị bệnh; dùng bẫy đèn, bẫy dính để diệt sâu hại.

- Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện; không gây ô nhiễm môi trường; an toàn cho sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng.

- Nhược điểm: khó áp dụng với diện tích lớn vì tốn công; hiệu quả thấp khi sâu, bệnh đã phát sinh thành dịch.

Câu 17: Trình bày biện pháp sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh?

Trả lời:

- Nội dung: sử dụng những giống cây trồng mang gen chống chịu sâu, bệnh hại. Ví dụ: giống lúa CP10 kháng rầy nâu; giống ngô nếp lai HN88 kháng sâu đục bắp, giống cà phê TR4 kháng bệnh gỉ sắt, giống cà chua CVR9 kháng bệnh virus vàng xoăn lá,...

- Ưu điểm: giảm chi phí phòng trừ sâu, bệnh; không gây ô nhiễm môi trường; an toàn cho sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng.

- Nhược điểm: số lượng giống chống chịu sâu, bệnh còn hạn chế; nhiều giống kháng không triệt để nên vẫn có thể bị nhiễm sâu, bệnh hại.

Câu 18: Trình bày biện pháp sinh học phòng, trừ sâu bệnh?

Trả lời:

- Nội dung: sử dụng các loài động vật, thực vật, vi sinh vật có ích và chế phẩm từ chúng để phòng trừ sâu, bệnh hại.

  • Các loại động vật có ích (thiên địch): ong mắt đỏ, ong đen kén trắng, bọ rùa, ếch, chim,...
  • Chế phẩm vi sinh vật có ích: chế phẩm vi khuẩn Bt, chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma, chế phẩm tuyến trùng EPN Biostar....
  • Thực vật: cây neem, hạt củ đậu,...
  • Chất dẫn dụ: pheromone, protein thuỷ phân,...

- Ưu điểm: đảm bảo cân bằng sinh thái, thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng.

- Nhược điểm: hiệu quả chậm, không có tác dụng dập dịch.

Lưu ý: cần bảo vệ, duy trì và phát triển quần thể thiên địch trên đồng ruộng.

Câu 19: Trình bày biện pháp hóa học phòng, trừ sâu bệnh?

Trả lời:

- Nội dung: sử dụng thuốc hoá học để trừ sâu, bệnh hại cây trồng. Mỗi loại thuốc hoá học có khả năng trừ một hoặc một số loại sâu, bệnh hại nhất định. Chỉ phun thuốc hóa học khi sâu, bệnh đã đến ngưỡng phun để diệt trừ.

- Ưu điểm: tiết kiệm thời gian và công sức vì có hiệu quả cao, diệt sâu, bệnh nhanh.

- Nhược điểm: gây độc cho con người, cây trồng, vật nuôi; ô nhiễm môi trường; tiêu diệt cả các sinh vật có lợi khác.

- Lưu ý: để nâng cao hiệu quả của thuốc và đảm bảo an toàn lao động cần thực hiện nguyên tắc 4 đúng (đúng liều lượng, đúng loại, đúng cách, đúng lúc) và quy định an toàn lao động.

Câu 20: Trình bày biện pháp ứng dụng công nghệ vi sinh trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng?

Trả lời:

Nhờ thành tựu của công nghệ vi sinh, người ta đã sản xuất được các chế phẩm phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây trồng có nguồn gốc từ vi sinh vật. Các chế phẩm này không gây hại cho môi trường, an toàn đối với con người. Do hiệu quả của chế phẩm chậm, cần phun sớm vào đầu vụ để nâng cao hiệu quả phòng trừ.

=> Giáo án công nghệ trồng trọt 10 cánh diều bài ôn tập chủ đề 5: Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ trồng trọt 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay