Câu hỏi tự luận Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều Ôn tập Chủ đề 6: Kĩ thuật trồng trọt (P2)
Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 6: Kĩ thuật trồng trọt (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 10 cánh diều.
Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT (PHẦN 2)
Câu 1: Nêu các bước cơ bản trong quy trình trồng trọt?
Trả lời:
Các bước cơ bản trong quy trình trồng trọt:
- Bước 1: Làm đất, bón lót
- Bước 2: Gieo hạt, trồng cây
- Bước 3: Chăm sóc
- Bước 4: Thu hoạch
Câu 2: Nêu các quy trình làm đất, bón đất?
Trả lời:
Các quy trình trong làm đất, bón đất:
- Cày, bùn đất
- Lên luống
- Bón phân lót
Câu 3: Nêu những việc cần làm khi chăm sóc cây?
Trả lời:
Những việc cần làm khi chăm sóc cây:
- Tưới nước
- Bón thúc
- Xới xáo, làm cỏ, vun gốc
- Làm giàn
- Cắt tỉa
- Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
Câu 4: Trình bày công dụng và lưu ý khi cày, bùn đất?
Trả lời:
Dọn sạch cỏ dại và các vật thể cứng ở trong đất (gạch, dá,...) trên lớp đất mặt. Cày, bừa làm nhỏ và tơi xốp đất.
Lưu ý: trước khi làm đất, cần chọn đất t với từng loại cây trồng. hợp
Câu 5: Trình bày công dụng và lưu ý lên luống?
Trả lời:
Đối với cây trồng cạn, ngắn ngày (cây hàng năm) thường phải lên luống.
Lên luống ngay thẳng, bằng phẳng, kích thước luống (chiều cao, chiều rộng, chiều dài) thích hợp với từng loại cây trồng và mùa vụ trồng trọt.
Lưu ý: lên luống cao đối với cây kém chịu ngập úng, cây có củ. Mùa vụ có mưa nhiều cần trồng cây trên luống cao, hẹp và thoải.
Câu 6: Trình bày công dụng và lưu ý bón phân lót?
Trả lời:
Tuỳ thuộc loại cây trồng và khoảng cách trồng (trồng thưa hay trồng dày), có thể bón lót theo các phương pháp sau:
- Bón vãi: rải đều phân bón trên mặt luống. Trộn đều phân với đất trên mặt luống và san phẳng đất.
- Bón theo hàng: rạch hàng trên mặt luống và rải phân vào rạch. Trộn đều phân với đất trong rạch và san phẳng đất.
- Bón theo hốc: bổ hốc trên mặt luống theo đúng khoảng cách trồng. Bón phân vào hốc, trộn đều phân với đất trong hốc và san phẳng đất.
- Bón theo hố: đào hố. Trộn đều phân bón với đất và lấp đầy hố.
Lưu ý: đối với cây thân thảo, ngắn ngày (cây hằng năm), nên bón lót ngay trước khi gieo gieo trồng. Đối với cây thân gỗ, dài ngày (cây lâu năm), bón phân theo hố và bón trước khi trồng từ 15 – 30 ngày.
Câu 7: Trình bày quy trình gieo hạt?
Trả lời:
Tuỳ từng loại hạt giống mà có thể áp dụng một trong các phương pháp gieo sau đây:
Gieo vãi: rắc hạt giống đều trên bề mặt luống. Phủ một lớp đất mỏng lên trên vừa đủ che kín hạt. Trên cùng phủ một lớp mỏng rơm, rạ băm nhỏ hoặc trấu để tránh rửa trôi hạt khi tưới hoặc khi trời mưa.
Gieo theo hàng: rạch thành từng hàng trên bề mặt luống với khoảng cách phù hợp với từng loại cây trồng. Rắc hạt dọc theo hàng và lấp đất che kín hạt. Gieo theo hốc: tạo hốc nhỏ trên bề mặt luống với khoảng cách đều nhau, phù hợp với từng loại cây trồng. Gieo hạt vào hốc và lấp đất che kín hạt
Câu 8: Trình bày quy trình và lưu ý khi trồng cây?
Trả lời:
Ở chính giữa hàng, hốc hoặc hố đã bón lót, bổ hốc sâu bằng chiều dài của rễ cây hoặc chiều cao của bầu (nếu cây giống ươm trong bầu). Đặt cây giống nhẹ nhàng vào giữa hốc và lấp đất kín rễ hoặc lấp ngang miệng bầu.
Lưu ý: nếu cây giống ươm trong bầu thì tách cây giống ra khỏi vỏ rồi mới trồng. Khi tách tránh làm vỡ bầu..
Câu 9: Thế nào là cơ giới hóa trồng trọt?
Trả lời:
Cơ giới hóa trồng trọt là quá trình thay thế những công cụ trồng trọt thô sơ bằng công cụ cơ giới, thay thế sức người và sức gia súc trên đồng ruộng bằng động lực của máy.
Câu 10: Các máy động lực và máy công tác được chế tạo nhằm mục đích gì?
Trả lời:
Dựa trên nền công nghiệp cơ khí phát triển, người ta đã chế tạo ra các máy động lực (đầu máy kéo) và máy công tác (bộ phận chức năng) để thực hiện các công việc trong trồng trọt phù hợp với yêu cầu sinh trưởng phát triển của cây trồng và với các phương thức trồng trọt khác nhau.
Câu 11: Máy động lực có công suất như thế nào?
Trả lời:
Máy động lực thường có nhiều loại với công suất động cơ khác nhau. Khi sử dụng máy động lực, cần chú ý chọn công suất máy phù hợp với diện tích sử dụng:
- Máy công suất lớn: các dòng máy có công suất động cơ từ trên 35 mã lực (HP). Loại máy này phù hợp sử dụng trên những cánh đồng có diện tích lớn trên 20 ha.
- Máy công suất trung bình: các dòng máy có công suất động cơ từ trên 12HP đến dưới 35 HP. Loại máy này phù hợp sử dụng trên những cánh đồng có diện tích từ 1 đến 20 ha.
- Máy công suất nhỏ: các dòng máy có công suất động cơ dưới 12 HP. Loại máy này phù hợp sử dụng trên những cánh đồng có diện tích nhỏ dưới 1 ha.
Câu 12: Máy công tác được chế tạo như thế nào?
Trả lời:
Máy công tác thường được gắn sau đầu máy kéo để thực hiện các công việc trong trồng trọt. Bộ phận này được chế tạo với nhiều dạng khác nhau để thực hiện các công việc khác nhau. Có nhiều bộ phận chức năng đã được chế tạo như bộ phận cày bừa, bộ phận lên luống, bộ phận gieo hạt, bộ phận trồng cây, bộ phận làm cỏ, bộ phận xới vun, bộ phận thu hoạch,... Tuỳ từng công việc, cần lựa chọn máy thích hợp để sử dụng trong trồng trọt.
Câu 13: Cơ giới hóa được ứng dụng trong những lĩnh vực nào?
Trả lời:
Cơ giới trong trồng trọt:
- Cơ giới hóa trong làm đất
- Cơ giới hoá trong gieo trồng
- Cơ giới hóa trong chăm sóc cây trồng
- Cơ giới hoá trong thu hoạch
Câu 14: Cần lựa chọn máy móc như thế nào khi tiến hành gieo trồng?
Trả lời:
Có nhiều loại máy gieo hạt, máy trồng cây khác nhau thích hợp với từng loại hạt giống hoặc cây giống, diện tích đất, điều kiện gieo trồng và khả năng đầu tư. Tuỳ thuộc vào kích thước hạt hoặc kích thước cây giống và khoảng cách gieo trồng, cần sử dụng bộ phận gieo hạt, trồng cây có các thông số kỹ thuật phù hợp. Đối với diện tích đất nhỏ dưới vài hecta hoặc gieo trồng trong nhà mái che hoặc không có khả năng đầu tư nhiều vốn, nên sử dụng máy gieo hạt, trồng cây công suất nhỏ hoặc máy cầm tay. Nếu gieo hạt trong khay bầu, sử dụng máy gieo hạt chuyên dùng.
Câu 15: Có thể áp dụng cơ giới hóa trong việc chăm sóc cây trồng ở những công việc nào?
Trả lời:
Trong trồng trọt, cần thực hiện nhiều công việc chăm sóc cây trồng như: xới xáo và vun gốc, bón phân thúc, làm cỏ, cắt tỉa, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh,... Mỗi công việc chăm sóc đều có thể áp dụng cơ giới hoá để thay thế cho nhân công.
Câu 16: Nêu lợi ích của việc ứng dụng công nghệ robot trong thu hoạch sản phẩm trồng trọt?
Trả lời:
Các công nghệ cao như tự động hoá, cảm biến, robot và trí tuệ nhân tạo,... được ứng dụng trong thu hoạch, sơ chế, phân loại và bao gói sản phẩm trồng trọt. Nhờ đó, sản phẩm trồng trọt được thu hoạch nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm công lao động, giảm thiểu thất thoát sau thu hoạch và gia tăng giá trị.
Câu 17: Công nghệ nào được ứng dụng trong việc bảo quản sản phẩm trồng trọt?
Trả lời:
Công nghệ bảo quản lạnh: sản phẩm trồng trọt được bảo quản trong kho lạnh với hệ thống điều hoà điều khiển nhiệt độ lạnh thích hợp với từng loại sản phẩm.
Câu 18: Công nghệ sấy thăng hoa là gì?
Trả lời:
Công nghệ sấy thăng hoa là công nghệ làm khô sản phẩm bằng nhiệt độ rất thấp. Sản phẩm được cấp đông nhanh ở nhiệt độ -30°C đến -50°C và đưa vào buồng hút chân không. Sản phẩm sau khi sấy được bảo quản trong túi chân không.
Câu 19: Việc lập kế hoạch nhằm mục đích gì?
Trả lời:
Việc lập kế hoạch là cần thiết để chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu và chủ động thực hiện mọi công việc trồng trọt.
Câu 20: Việc tính toán chi phí trồng trọt nhằm mục đích gì?
Trả lời:
Cần tính toán chi tiết mọi chi phí đầu vào, dự kiến năng suất và giá bán để đảm bảo hiệu quả của sản xuất.
=> Giáo án công nghệ trồng trọt 10 cánh diều bài: Ôn tập chủ đề 6. kĩ thuật trồng trọt