Câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức
BÀI 18: QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI
(20 câu)
1. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Quy luật địa đới là gì? Nguyên nhân hình thành quy luật địa đới?
Trả lời:
- Quy luật địa đới là quy luật về sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo về hai cực).
- Nguyên nhân: Do Trái Đất hình cầu nên góc của tia sáng mặt trời tới bề mặt đất (góc nhập xạ) giảm độ lớn từ Xích đạo về cực nên đã kéo theo sự rõ nhất ở các vùng đất bằng phẳng, rộng lớn.
Câu 2: Nêu một số biểu hiện của quy luật địa đới?
Trả lời:
Biểu hiện của quy luật địa đới:
Sự phân bố các vòng đại nhiệt trên Trái Đất; các đai khí áp, các đới gió và lượng mưa ở trên Trái Đất; các đới khí hậu; các nhóm đất và các kiểu thực vật chính,..
Câu 3: Quy luật phi địa đới là gì? Nguyên nhân hình thành quy luật phi địa đới?
Trả lời:
- Quy luật phi địa đới là quy luật về sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ và theo độ cao.
- Nguyên nhân: Các quá trình nội lực đã tạo ra lục địa, đại dương và các địa hình núi cao. Các thành phần tự nhiên ở bờ Đông, bờ Tây lục địa, ở các độ cao núi khác nhau có những đặc điểm không giống nhau.
Câu 4: Nêu một số biểu hiện của quy luật phi địa đới?
Trả lời:
- Biểu hiện của quy luật
+ Theo kinh độ (quy luật địa ô): Quy luật địa ô là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ. Sự phân bố lục địa và đại dương làm cho khí hậu và kéo theo một số thành phần tự nhiên (nhất là thảm thực vật) thay đổi từ đông sang tây. Gần biển có tính chất đại dương rõ rệt, càng vào sâu trung tâm lục địa tính chất lục địa càng tăng.
+ Theo đại cao (quy luật đại cao): Quy luật đại cao là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo độ cao địa hình. Sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao ở miền núi kéo theo sự phân bố các ành đai thực vật và nhóm đất theo độ cao địa hình.
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Tại sao các vòng đai nhiệt đới và các đường vĩ độ không trùng với nhau?
Trả lời:
Các vòng đai nhiệt đới và các đường vĩ độ không trùng với nhau do nhiệt độ không khí không chỉ phụ thuộc vào năng lượng bức xạ mặt trời mà còn phụ thuộc vào bề mặt đệm.
Câu 2: Trình bày biểu hiện tính địa đới của thời gian chiếu sáng, khí áp, gió trên Trái Đất?
Trả lời:
Biểu hiện tính địa đới của thời gian chiếu sáng, khí áp, gió trên Trái Đất:
- Thời gian chiếu sáng thay đổi có tính quy luật từ xích đạo về hai cực một cách rõ rệt:
+ Xích đạo: Ngày dài bằng đêm.
+ Từ Xích đạo về hai cực, chênh lệch độ dài ngày đêm càng lớn.
+ Từ vòng cực về phía cực có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ.
+ Càng gần cực, số ngày, đêm địa cực càng tăng.
+ Ở hai cực, số ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài suốt 6 tháng.
- Trên bề mặt Trái Đất có 7 đai khí áp: Đại áp thấp xích đạo, hai đại áp cao chí tuyến, hai đại áp thấp ôn đới và hai đại áp cao cực.
- Các đới gió trên Trái Đất: Gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực.
Câu 3: Tại sao quy luật địa đới là quy luật quan trọng và phổ biến nhất trong lớp vỏ địa lí?
Trả lời:
- a) Là quy luật quan trọng nhất của vỏ địa lí, vì
- Phổ biến nhất trong vỏ địa lí.
- Là cơ sở để tạo ra các đới khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật, cảnh quan kéo dài từ tây sang đông, tuần tự từ bắc xuống nam, đối xứng nhau qua hai nửa cầu Bắc Nam.
- Là cơ sở, tạo bối cảnh xác định cho sự xuất hiện của quy luật phi địa đới.
- Là cơ sở để giải thích sự thay đổi của tự nhiên từ Xích đạo về hai cực (những sự vật và hiện tượng, quá trình phụ thuộc vào năng lượng mặt trời).
- b) Là quy luật phổ biến nhất:
- Quy luật địa đới biểu hiện trong nhiều thành phần và cảnh quan địa lí trên Trái Đất (sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất, các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất, các đới khí hậu trên Trái Đất, các nhóm đất và các thảm thực vật,...).
- Nguyên nhân của quy luật địa đới là năng lượng mặt trời. Đây là nguồn năng lượng chủ yếu, là động lực cho tất cả các quá trình tự nhiên xảy ra trên bề mặt Trái Đất.
Câu 4: Phân tích tính địa đới biểu hiện trong phân bố mưa?
Trả lời:
Biểu hiện tính địa đới trong phân bố mưa trên Trái Đất:
- Từ Xích đạo về hai cực hình thành các vành đại mưa có tính quy luật: 20°B - 20°N: mưa nhiều nhất;
- 20° - 40 B&N: mưa ít;
- 40° - 60° B&N: mưa khá nhiều;
- 60° - 90° B&N: mưa rất ít.
Câu 5: Phân tích tác động của tính địa đới đến địa hình, sông ngòi, đất, sinh vật?
Trả lời:
Tác động của tính địa đới đến địa hình, sông ngòi, đất, sinh vật:
- Khí hậu là thành phần tự nhiên có tính địa đới rõ rệt. Tác động của khí hậu đến các thành phần tự nhiên - khác tạo nên tính địa đới cho các thành phần tự nhiên như địa hình, sông ngòi, đất, sinh vật.
- Tác động đến địa hình: Sự thay đổi của khí hậu từ Xích đạo về cực làm cho địa hình cũng có sự khác nhau từ Xích đạo về cực: Ở khu vực Xích đạo và nhiệt đới ẩm thường phổ biến địa hình cacxtơ và đồng bằng châu thổ là kiểu địa hình của vùng có nhiệt ẩm dồi dào; ở chí tuyến thường có các kiểu địa hình của hoang mạc (địa hình do gió thổi mòn); ở ôn đới lạnh và ở cực thường phổ biến các kiểu địa hình băng tích (hồ, đồng bằng do băng hà, địa hình phi,...).
- Tác động đến sông ngòi: Chế độ mưa tác động đến mạng lưới, tổng lượng nước và chế độ nước sông. Ở khu vực mưa nhiều, cường độ lớn thường có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Khí hậu có nhiều mưa, sông ngòi có nhiều nước. Ở vùng Xích đạo có mưa nhiều quanh năm, sông ngòi đầy nước quanh năm; ở khu vực nhiệt đới gió mùa có mưa theo mùa nên chế độ nước sông trong năm có một mùa lũ và mùa kiệt vùng ôn đới lạnh, mùa đông nước sông đóng băng, mùa xuân tan băng gây lũ lụt,...
- Tác động đến đất và sinh vật:
+ Đất ở Xích đạo và nhiệt đới thường giàu mùn, có màu đỏ vàng, vàng đỏ hoặc đỏ, nâu đỏ; kiểu thám thực vật chính là rừng Xích đạo, rừng nhiệt đới ẩm hoặc xa van (ở nơi có khí hậu nhiệt đới lục địa).
+ Đất ở cận nhiệt đới lục địa có màu xám, thực vật là hoang mạc và bán hoang mạc; ở cận nhiệt địa trung hải có màu đỏ nâu ở nơi thực vật là rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; ở nơi có khí hậu là cận nhiệt gió mùa thì kiểu thảm thực vật chính là rừng cận nhiệt âm và đất là đỏ vàng cận nhiệt.
+ Đất ở ôn đới lục địa nửa khô hạn là đất đen ở thảm thực vật thảo nguyên; ở ôn đới hải dương là đất nâu và xám dưới thảm thực vật rừng lá rộng và rừng hỗn hợp; ở ôn đới lục địa lạnh là kiểu thảm thực vật rừng lá kim và đất pốt dôn.
+ Đất ở kiểu khí hậu cận cực lục địa là đài nguyên và kiểu thảm thực vật chính là đài nguyên.
Câu 6: Phân tích biểu hiện tính địa đới của mạng lưới sông ngòi, đất và sinh vật?
Trả lời:
- Tính địa đới của sông ngòi: Chế độ nước sông ngòi phản ánh tính địa đới thông qua nguồn cung cấp nước ở các vành đai như sau:
+ Ở vành đai xích đạo: Dòng chảy sông suối nhiều nước quanh năm, phản ánh đúng chế độ mưa lớn và quanh năm ở Xích đạo.
+ Ở vành đai nhiệt đới: Có một mùa mưa và một mùa khô nên sông ngòi tuy có dòng chảy thường xuyên quanh năm, nhưng thủy chế lại theo mùa: có một mùa kiệt và một mùa lũ.
+ Ở cận nhiệt đới: Tính địa đới phản ánh rõ ở bờ tây các lục địa. Sông ngòi đầy nước vào thu đông, cạn nước vào hè thu, tương ứng với chế độ mưa của kiểu khí hậu địa trung hải.
+ Ở vành đai ôn đới lạnh và cận cực ở rìa bắc lục địa Âu - Á và Bắc Mĩ, vào mùa đông nước sông đóng băng ở các vùng băng giá, sang xuân và đầu hạ có lũ do tuyết tan.
+ Ở cực: Nước sông ở thể rắn.
- Tính địa đới của đất: Từ cực về Xích đạo có các nhóm đất băng tuyết; đất đài nguyên; đất pốt dôn; đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới; đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao; đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng; đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm; đất xám hoang mạc, bán hoang mạc; đất đỏ, nâu đỏ xavan; đất đỏ vàng (feralit), đất đen nhiệt đới.
- Tính địa đới của sinh vật: Từ cực về Xích đạo có các kiểu thảm thực vật hoang mạc lạnh; đài nguyên rừng lá kim; rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; rừng cận nhiệt ẩm; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt hoang mạc, bán hoang mạc; thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; xavan, cây bụi; rừng nhiệt đới, Xích đạo.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Sự phân bố các vòng đai nhiệt có tính địa đới. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Sự phân bố các vòng đai nhiệt có tính địa đới:
- Từ Bắc cực đến Nam cực có bảy vòng đai nhiệt:
+ Vòng đai nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt +20°C của hai bán cầu (khoảng giữa hai vĩ tuyến 30B và 30°N).
+ Hai vòng đai ôn hoà ở hai bán cầu nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +20°C và đường đẳng nhiệt +10°C tháng nóng nhất.
+ Hai vòng đai lạnh ở các vĩ độ cận cực của hai bán cầu, nằm giữa đường đẳng nhiệt +10°C và C của tháng nóng nhất.
+ Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm đều dưới 0°C.
- Nhiệt độ không khí được hình thành chủ yếu do năng lượng bức xạ mặt trời. Năng lượng bức xạ mặt trời thay đổi từ Xích đạo về hai cực theo sự thay đổi của góc nhập xạ.
Câu 2: Địa hình là yếu tố phi địa đới nhưng vẫn thể hiện rõ tính địa đới. Giải thích tại sao?
Trả lời:
- Địa hình là yếu tố phi địa đới: Địa hình là nguyên nhân tạo ra sự thay đổi của các thành phân tự nhiên theo hướng đông tây và theo độ cao, nên đó là yếu tố phi địa đới.
- Biểu hiện tính địa đới:
+ Ở vùng nhiệt đới ẩm ướt: Phong hóa hóa học là chủ yếu, tạo nên các dạng địa hình cacxtơ. Đồng thời, vai trò hình thành địa hình của dòng nước đóng vai trò quan trọng, biểu hiện điển hình ở địa hình thung lũng sông, các đồng bằng châu thổ, các bãi bồi sông..
+ Ở vùng khí hậu khô hạn: Phong hóa vật lí diễn ra chủ yếu, hình thành các dạng địa hình do gió (cồn cát, nấm đá,...)
+ Ở vùng khí hậu băng giá, lạnh: Phong hóa vật lí diễn ra chủ yếu, hình thành địa hình do băng hà (dạng địa hình điển hình như đá lưng cừu, hồ băng hà,...).
- Nguyên nhân: Địa hình được hình thành chủ yếu do tác động của nội lực và ngoại lực. Các dạng địa hình kiến tạo chủ yếu do nội lực tạo nên, các dạng địa hình hình thái chủ yếu do ngoại lực (năng lượng bức xạ mặt trời) tạo nên. Sự thay đổi năng lượng bức xạ mặt trời từ Xích đạo về cực làm cho các quá trình ngoại lực (phong hoá, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ) cũng thay đổi theo, tác động đến hình thái địa hình khác nhau ở các vùng theo vĩ độ.
Câu 3: Tại sao có sự phân hóa đa dạng giữa các thành phần tự nhiên và cảnh quan trên Trái Đất?
Trả lời:
- Các thành phần tự nhiên và cảnh quan trên Trái Đất có sự phân hoá đa dạng: Phân hoá theo chiều tuyến từ Xích đạo về cực, chiều kinh tuyến theo lục địa và đại dương, chiều cao theo các đại cao.
- Nguyên nhân: Do chịu tác động đồng thời của năng lượng bức xạ mặt trời và các lực bên trong lòng Trái Đất.
+ Năng lượng bức xạ mặt trời là nguồn gốc và động lực của nhiều hiện tượng và quá trình tự nhiên ở bề mặt đất. Từ Xích đạo về hai cực, góc chiếu của tia sáng mặt trời tới bề mặt đất thay đổi, lượng bức xạ mặt trời mà mặt đất nhận được cũng thay đổi theo. Sự phân bố của lượng bức xạ mặt trời từ Xích đạo về cực đã kéo theo sự phân bố của nhiều thành phần và cảnh quan địa lí trên Trái Đất.
+ Các lực bên trong lòng Trái Đất tạo nên lục địa và đại dương, các địa hình núi cao làm cho các thành phần tự nhiên và cảnh quan trên Trái Đất phân bố theo lục địa, đại dương và đại cao.
Câu 4: Giải thích mối quan hệ của quy luật địa đới và quy luật phi địa đới?
Trả lời:
Mối quan hệ giữa quy luật địa đới và phi địa đới:
- Các quy luật địa đới và phi địa đới không tác động riêng rẽ mà diễn ra một cách đồng thời và tương hỗ lẫn nhau. Nguyên nhân do năng lượng bức xạ mặt trời và các lực trong lòng Trái Đất hoạt động đồng thời cùng nhau. Tuy nhiên, mỗi quy luật lại đóng vai trò chủ yếu trong từng trường hợp cụ thể, chi phối chiều hướng phát triển của tự nhiên.
- Tính địa đới làm cơ sở cho tính phi địa đới: Mỗi đới có các địa ô và đai cao chịu sự quy định của đặc điểm chung đới đó. Ví dụ: Các kiểu khí hậu của nhiệt đới đều có những đặc điểm chung về nhiệt độ và lượng mưa của nhiệt đới, các kiểu khí hậu cận nhiệt đới đều có những đặc điểm chung về nhiệt độ và lượng mưa của cận nhiệt đới,... Đai khí hậu dưới thấp ở vùng núi cao nhiệt đới là đai nhiệt đới, ở vùng ôn đới là đai ôn đới,... Số lượng và độ cao các đai khí hậu ở các đới khí hậu khác nhau cũng không giống nhau.
- Tính phi địa đới tác động làm cho tỉnh địa đới bị phân hoá không còn đồng nhất: Trong mỗi đới đều có sự phân hoá theo địa ô và đại cao. Ví dụ: Đới khí hậu nhiệt đới có kiểu khí hậu nhiệt đới lục địa, kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa; đới khí hậu cận nhiệt đới có kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt gió mùa,...
Câu 5: Tại sao sự phân bố các thành phần tự nhiên chịu tác động của cả quy luật địa đới và quy luật phi địa đới?
Trả lời:
- Do các thành phần tự nhiên vừa chịu tác động của nguồn năng lượng bức xạ mặt trời, vừa chịu tác động của nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.
- Sự phân bố theo đới của lượng bức xạ mặt trời đã gây ra tính địa đới của nhiều thành phần và cảnh quan địa lí trên Trái Đất.
Nguồn năng lượng bên trong của Trái Đất đã tạo nên sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao.
+ Sự phân bố đất liền và biển, đại dương làm cho khí hậu ở lục địa phân hóa từ đông sang tây: càng vào trung tâm lục địa, tính chất lục địa càng tăng. Ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến làm cho khí hậu khác nhau theo chiều đông tây.
+ Địa hình núi cao tạo nên sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao: càng lên cao nhiệt độ càng giảm, độ ẩm và hnano mua cũng thay đổi.
4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)
Câu 1: Tính phi địa đới của các thành phần tự nhiên được tạo nên từ địa hình trên Trái Đất như thế nào?
Trả lời:
- Địa hình tạo ra sự thay đổi của các thành phần tự nhiên theo hướng đông tây và theo độ cao. Địa hình là yếu tố phi địa đới nên tác động của địa hình đã tạo nên tính phi địa đới cho các thành phần tự nhiên khác. - Địa hình tác động đến sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất:
+ Càng lên cao, nhiệt độ không khí càng giảm. Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,6°C.
+ Theo hướng phơi của sườn núi, nhiệt độ cũng khác nhau. Sườn đón nắng có nhiệt độ cao hơn sườn khuất nắng; sườn dốc có góc nhập xạ lớn hơn sườn thoải nên có nhiệt độ cao hơn.
+ Địa hình tác động đến khí áp: Càng lên cao, không khí càng loãng nên sức nén càng nhỏ, khí áp giảm. - Địa hình tác động đến sự phân bố mura:
+ Cùng một sườn núi, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều; nhưng tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa, vì thế những đỉnh núi cao thường khô ráo.
+ Cùng một dãy núi thì sườn đón gió mưa nhiều, còn ở sườn khuất gió thường mưa ít, khô ráo. - Địa hình tác động đến lượng nước ngầm: Mặt đất dốc, nước mưa chảy đi nhanh nên thấm ít; mặt đất bằng phẳng, nước thấm nhiều.
- Địa hình ảnh hưởng đến sự hình thành đất:
- Ở vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phong hóa diễn ra chậm, quá trình hình thành đất yếu.
+ Địa hình dốc làm cho quá trình xâm thực, xói mòn mạnh, đặc biệt khi lớp phủ thực vật bị phá hủy, nên tầng đất thường mỏng và bạc màu.
+ Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ chiếm ưu thế, tầng đất dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.
+ Các hướng sườn khác nhau, sẽ nhận được lượng nhiệt, ẩm khác nhau, vì thế sự phát triển của lớp phủ thực vật cũng khác nhau, ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành đất.
- Địa hình ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật: Độ cao, hướng sườn, độ dốc của địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố của sinh vật ở vùng núi.
+ Nhiệt độ, độ ẩm không khí thay đổi theo độ cao địa hình, dẫn đến hình thành các vành đai sinh vật khác nhau.
+Các hướng sườn khác nhau thường nhận được lượng nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng khác nhau, do đó ảnh hưởng đến độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật.
+ Độ dốc địa hình: Nơi có độ dốc lớn, đất bị xói mòn, xâm thực mạnh mẽ hơn nơi có độ dốc nhỏ, từ đó sự phát triển của sinh vật cũng khác nhau.
Câu 2: Tại sao quy luật đai cao lại không thể xem là “quy luật địa đới theo chiều cao”?
Trả lời:
- Các vành đai theo chiều cao có thể biểu hiện ở bất kì địa hình núi cao thuộc vĩ độ nào (nhiệt đới, ôn đới, hàn đới).
- Sự sắp xếp các vành đai từ chân lên đỉnh núi có thể gần tương tự như các đới theo chiều vĩ tuyến, s chúng khác nhau về bản chất: Quy luật đại cao có nguyên nhân từ nguồn năng lượng bên trong, còn luật địa đới lại phụ thuộc vào bức xạ mặt trời.
Câu 3: Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái Đất vừa có tính địa đới vừa có tính phi địa đới? Giải thích tại sao?
Trả lời:
- Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất có tính địa đới:
+ Càng về vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm, biên độ nhiệt độ năm càng lớn.
+ Trên Trái Đất có 7 vòng đai nhiệt: Vòng đại nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt +20°C của hai bán cầu (khoảng giữa hai vĩ tuyến 30°B và 30°N); hai vòng đai ôn hòa ở hai bán cầu nằm giữa hai đường đẳng nhiệt +20°C và 10°C của tháng nóng nhất; hai vòng đai lạnh ở các vĩ độ cận cực của hai bán cầu nằm giữa hai đường đẳng nhiệt +10°C và 0°C của tháng nóng nhất; hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm đều dưới 0°C.
- Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất có tính phi địa đới:
+ Nhiệt độ trung bình năm ở chí tuyến cao hơn ở Xích đạo (Xích đạo: 24,5°C; ở vĩ độ 20°B là 25°C). Biên độ nhiệt độ năm ở khoảng vĩ độ 20°B tăng nhanh (có tính đột biến, từ 1,8" ở xích đạo lên đến 7,4°C) hơn ở các khoảng vĩ độ khác.
+ Nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ thay đổi theo lục địa và đại dương. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều nằm trên lục địa; đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt độ lớn. Càng vào sâu trong lục địa, nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ càng tăng.
+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo địa hình. Càng lên cao, nhiệt độ không khí càng giảm (trung bình cứ lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,6°C). Sườn đón nắng có nhiệt độ cao hơn sườn khuất nắng, sườn dốc có nhiệt độ cao hơn sườn thoải.
- Giải thích:
+ Nhiệt độ không khí đồng thời chịu tác động trực tiếp và gián tiếp của ngoại lực và nội lực.
+ Ngoại lực được thể hiện ở bức xạ mặt trời. Bức xạ mặt trời thay đổi từ xích đạo về cực tạo ra tính đới.
+ Nội lực được thể hiện ở việc tạo ra sự phân bố đất liền và biên, đại dương (nguyên nhân chủ yếu tạo ra quy luật địa ô) và các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất (nguyên nhân của quy luật đại cao), sự phân bố các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyển (một trong những nguyên nhân của quy luật địa đới.
Câu 4: Tại sao sự phân bố của các thảm thực vật ở vùng núi không hoàn toàn giống với sự phân bố từ Xích đạo về cực?
Trả lời:
- Sự sắp xếp các vành đai từ chân lên đỉnh núi có thể gần tương tự như các đới theo chiều vĩ tuyên. Tuy nhiên, về cơ bản là có sự khác nhau:
+ Từ Xích đạo về cực, không có đai đồng cỏ núi cao.
+ Các vành đại theo chiều cao có thể biểu hiện ở bất kì địa hình núi cao thuộc vĩ độ nào (nhiệt đới, ôn đới, hàn đới).
– Nguyên nhân của sự khác nhau: Do khác nhau về nguyên nhân tác động.
+ Nguyên nhân tạo ra đới theo vĩ độ: Năng lượng bức xạ mặt trời. Càng về hai cực, góc tới càng nhỏ, lượng bức xạ càng thấp, kéo theo sự phân bố theo đới của các thảm thực vật và đất.
+ Nguyên nhân tạo nên các đại cao: Do sự thay đổi tương quan nhiệt ẩm theo chiều cao. Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, độ ẩm và lượng mưa thay đổi, dẫn đến sự thay đổi các vành đai thực vật và các vành đai đất.
Câu 5: Trên Trái Đất có các đới khí hậu và trong một số đới có các kiểu khí hậu. Giải thích tại sao?
Trả lời:
- Bức xạ mặt trời là một trong những nhân tố chủ yếu hình thành nên khí hậu. Bức xạ mặt trời tác động đến chế độ nhiệt làm thay đổi khí hậu theo vĩ độ địa lí, tạo ra các đới khí hậu trên Trái Đất.
- Trong một số đới như nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới có các kiểu khí hậu do chịu tác động của sự phân bố lục địa và đại dương, độ cao địa hình. Các yếu tố này tác động nhiều đến chế độ mưa làm thay đổi khí hậu theo hướng tây đông, tạo nên các kiểu khí hậu khác nhau.
=> Giáo án địa lí 10 kết nối bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới