Câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức Bài 14: Đất trên Trái Đất
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 14: Đất trên Trái Đất. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức
BÀI 14: ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT
(17 câu)
1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Đất là gì? Đặc trưng cơ bản của đất là gì?
Trả lời:
Đất là lớp vật chất mỏng bao phủ bề mặt các lục địa và đảo, được tạo thành do quá trình phong hóa các loại đá.
Câu 2: Độ phì là gì?
Trả lời:
Độ phì là khả năng đất cung cấp nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tó khác (như nhiệt, khí,…), giúp thực vật sinh trưởng và phát triển.
Câu 3: Vỏ phong hóa là gì?
Trả lời:
Vỏ phong hóa là sản phẩm phong hóa của đá gốc, phần trên cùng của vỏ Trái Đất, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên ngoài, có cấu trúc phân tầng theo chiều thẳng đứng.
Câu 4: Liệt kê các nhân tố hình thành đất?
Trả lời:
Các nhân tố hình thành đất bao gồm đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật và thời gian.
Câu 5: Để nhận biết đất cần dựa vào dấu hiệu nào?
Trả lời:
- Sự khác biệt giữa đất với các vật thể tự nhiên khác ở chỗ đất có độ phì, còn các vật thể tự nhiên khác thì không.
- Độ phì là một thuộc tính khách quan, không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên mà còn phụ thuộc vào cả loài thực vật sinh trưởng trên đất đó.
Do vậy để nhận biết đất, phải dựa vào dấu hiệu là độ phì.
Câu 6: Nêu vai trò của con người trong quá trình hình thành đất?
Trả lời:
Con người không tham gia vào quá trình hình thành đất tự nhiên nhưng lại có vai trò rất quan trọng làm biến đổi đất, tạo ra một số loại đất có tính chất bị biến đổi như đất trồng lúa nước, đất bạc màu, đất xói mòn trơ sỏi đá.
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Phân biệt sự khác nhau giữa lớp vỏ phong hóa và đất?
Trả lời:
Sự khác nhau giữa lớp vỏ phong hóa và đất
- Vỏ phong hoá là sản phẩm phong hoá của đá gốc, phần trên cùng của vỏ Trái Đất, chịu ảnh hưởng của nhiều yêu tô bên ngoài, có cấu trúc phân tầng theo chiều thăng đứng.
- Đất là lớp vật chất mỏng bao phủ bề mặt các lục địa và đảo, được tạo thành do quá trình phong hoá các loại đá.
Câu 2: Trình bày quá trình hình thành từ đá gốc đến đá mẹ?
Trả lời:
Quá trình hình thành từ đá gốc đến đá mẹ:
Đá gốc (nham thạch) bị phá hủy tạo thành đá mẹ. Đá mẹ thuộc lớp vỏ phong hóa, đó là những lớp đá bị vỡ vụn, chưa bị phong hóa hoàn toàn, nằm trên đá gốc (nham thạch). Dưới tác động của nhiệt, ẩm và hoạt động của sinh vật, lớp vỏ phong hóa tạo thành lớp phủ thổ nhưỡng, là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì (khả năng cung cấp nước, khí, nhiệt và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển).
Câu 3: Trình bày vai trò của đá mẹ, khí hậu và sinh vật trong quá trình hình thành đất?
Trả lời:
Đá mẹ, khi hậu, sinh vật có vai trò khác nhau trong quá trình hình thành đất
- Đá mẹ: Nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp tới các tính chất lí, hoá của đất.
- Khí hậu: Nhiệt và ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất. Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá bị phá huỷ thành những sản phẩm phong hoá. Những sản phẩm này sẽ tiếp tục bị phong hoá thành đất.
- Sinh vật: Đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất. Thực vật cung cấp xác vật chất hữu cơ, rễ cây tạo phong hoá sinh học; vi sinh vật phân giải xác vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn; động vật phần làm thay đổi một số tính chất vật lí, hoá học của đất.
Câu 4: Trình bày những tác động của khí hậu tới sự hình thành đất?
Trả lời:
- Khí hậu ảnh hưởng đến hình thành đất thông qua hai yếu tố nhiệt và ẩm.
+ Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá bị phá hủy thành những sản phẩm phong hóa; những sản phẩm
này sẽ bị tiếp tục phong hóa thành đất.
+ Nhiệt và ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất.
+ Nhiệt ẩm tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.
+ Thông qua sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật, khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến hình thành đất. Ở các đới khí hậu khác nhau, sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật rất khác nhau, do đó số lượng.
Câu 5: Giải thích sự đa dạng và phong phú của đất?
Trả lời:
- Bất kì loại đất nào cũng chịu tác động đồng thời của các nhân tố: Đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian và con người.
- Tác động của mỗi nhân tố đến việc hình thành đất khác nhau:
+ Đá mẹ: Nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp tới các tính chất lí, hóa của đất.
+Khí hậu: Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá bị phá hủy thành những sản phẩm phong hóa; những sản phẩm này sẽ bị tiếp tục phong hóa thành đất. Nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.
+ Sinh vật: Có vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất. Thực vật cung cấp xác vật chất hữu cơ (cành khô, lá rụng,...) cho đất, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá hủy đá. Vi sinh vật phân giải xác vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn. Động vật sống trong đất (giun, kiến, mối,...) cũng góp phần làm thay đổi một số tính chất vật lí, hóa học của đất.
+ Địa hình: Địa hình ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất thông qua sự phân bố lại lượng nhiệt và ẩm; từ đó, ảnh hưởng đến quá trình phong hóa, đến sự phát triển của thực vật. Ở vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phong hóa xảy ra chậm, quá trình hình thành đất yếu. Các hướng sườn khác nhau sẽ nhận được lượng nhiệt, ẩm khác nhau, vì thế sự phát triển của lớp phủ thực vật cũng khác nhau, ảnh hưởng gián tiếp tới sự hình thành đất. Địa hình dốc làm cho quá trình xâm thực, xói mòn mạnh, đặc biệt khi lớp phủ thực vật bị phá hủy, nên tầng đất thường mỏng và bị bạc màu. Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ chiếm ưu thế, tầng đất dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.
+ Thời gian: Toàn bộ các hiện tượng xảy ra trong quá trình hình thành đất như quá trình phong hóa đá, quá trình di chuyển vật chất trong đất, quá trình hình thành vật chất hữu cơ,... đều cần có thời gian
- Mỗi nhân tố này có sự tác động khác nhau ở mỗi địa điểm trên bề mặt Trái Đất. Mối quan hệ giữa chúng cũng có sự khác nhau ở mỗi địa điểm trên Trái Đất. Từ đó, tạo nên sự đa dạng và phong phú của các loại đất trên bề mặt Trái Đất. Ví dụ:
+ Vùng khí hậu nhiệt đới ẩm có nhiệt độ, độ ẩm cao nên thực vật phát triển mạnh, số lượng các tần tích hữu cơ (cành cây, lá rụng,...) cung cấp cho đất lớn; tiểu tuần hoàn sinh vật diễn ra nhanh, mạnh mẽ tàn tích sinh vật bị phân hủy nhanh, chất khoáng được giải phóng nhanh và lại tiếp tục được hấp thụ bởi sinh vật. Tuy nhiên, do lượng mưa lớn, các chất kiềm và kiềm thổ trong đất như K, Na, Ca, Mg bị rửa trôi mạnh, dẫn đến đất chua.
+ Trong điều kiện khí hậu ôn đới lạnh, thực vật chủ yếu là lá kim; lượng tàn tích thực vật khá lớn do điều kiện khí hậu lạnh nên sự phân hủy thực vật diễn ra chậm. Mặt khác, do thực vật lá kim nên mua trong đất chủ yếu là loại axit (chua), sản phẩm phân hủy nghèo chất tro, giàu những chất khó phân giải (sáp, ta nanh,...).
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Đá mẹ ảnh hưởng như thế nào đến tính chất của đất?
Trả lời:
Ảnh hưởng của đá mẹ đến tính chất của đất:
- Đá mẹ tạo nên bộ khung cho đất, thông qua việc cung cấp chất khoáng cho đất. Vì vậy đá mẹ có tác dụng chi phối các tính chất cơ, lí, hóa của đất.
+ Đất được hình thành từ những sản phẩm phong hóa (đá mẹ) của các loại đá chua như: Granit, riolit,... thì đất sẽ chua; còn nếu đất phát triển trên sản phẩm phong hóa của các loại đá kiềm: (badan) thì đất sẽ mang tính kiềm. Vùng biển chứa nhiều natri nên đất thường bị mặn, vùng đất mới hình thành từ đá vôi sẽ có lượng canxi cao,...
+ Đất hình thành từ những sản phẩm phong hóa của đá granit hoặc của các loại đá trầm tích cơ học như sa thạch, cuội kết, bột kết thường có tỉ lệ cát cao; còn nếu trên các loại đá diệp thạch, đá vôi,... sẽ chứa nhiều sét.
+ Màu sắc của đất cũng được quyết định bởi đá mẹ. Ví dụ ở Việt Nam, đất được hình thành trên các sản phẩm phong hóa của đá phiến sét thường có màu nâu tím, đất phát triển trên đá cát kết thường có màu vàng nhạt, còn đất phát triển trên đá vôi thường có màu đỏ vàng.
Câu 2: Hai nhân tố quan trọng nhất là đá mẹ và sinh vật tác động trực tiếp đến sự hình thành dất. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Đả mẹ và sinh vật là hai nhân tố quan trọng nhất tác động trực tiếp đến sự hình thành đất:
- Hai thành phân quan trọng của đất là vô cơ và hữu cơ. Thành phần vô cơ gồm các khoáng vật có trong đất và thành phần hữu cơ là chất mùn của đất.
- Thành phần vô cơ là do đá mẹ tạo nên, còn chất mùn là do sinh vật tạo nên, do vậy đây là hai thành phần quan trọng nhất tác động trực tiếp đến sự hình thành đất.
Câu 3: Quá trình hình thành đất có tính tổng hợp và tính phát sinh. Giải thích tại sao?
Trả lời:
- Quá trình hình thành đất có tính chất phát sinh và tổng hợp, nghĩa là quá trình hình thành đất là tiến trình phát sinh và phát triển của đất tương thích với nhóm nhân tố hình thành đất.
- Tính chất phát sinh thể hiện ở chỗ đất được hình thành từ các chất vô cơ và hữu cơ, là thể biến động và có quá trình phát triển. Trong các nhân tố hình thành đất, đá mẹ là nhân tố sinh ra thành phần vô cơ của đất, sinh vật là nhân tố sinh ra thành phần hữu cơ của đất. Đá mẹ và sinh vật sinh ra thành phần vô cơ và hữu cơ của đất cũng trải qua một quá trình nhất định
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Tại sao ở miền nhiệt đới ẩm, quá trình hình thành đất chủ yếu là quá trình feralit?
Trả lời:
Ở miền nhiệt đới ẩm, quá trình hình thành đất chủ yếu là quá trình feralit do:
- Điều kiện thuận lợi cho quá trình feralit diễn ra mạnh là nhiệt độ cao, ẩm lớn.
- Khí hậu nhiệt đới rất thuận lợi cho quá trình feralit, do:
+ Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày.
+ Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+), làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxit sắt (Fe2O3) và ôxit nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng. Vì thể loại đất này gọi là đất feralit (Fe-Al) đỏ vàng.
Câu 2: Đất được xem là tấm gương phản chiếu môi trường tự nhiên. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Đất (thổ nhưỡng) là tấm gương phản chiếu môi trường tự nhiên, bởi đất là nơi tiếp xúc, xâm nhập và tác động qua lại một cách trực tiếp và thường xuyên nhất của các thành phần tự nhiên. Đất còn là sản phẩm của tác động tương hỗ giữa các thành phần vô cơ và hữu cơ thông qua các vòng tuần hoàn sinh vật; do đó, đặc điểm của đất sẽ phản ánh một cách rõ nét và trung thực mối tác động đó.
Câu 3: Tại sao phân bố đất trên lục địa cũng tuân theo phan bố của khí hậu và sinh vât?
Trả lời:
- Đất là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sinh vật sinh trưởng và phát triển.
- Như vậy, trong đặc trưng của đất có các yếu tố khí hậu và sinh vật. Do vậy sự phân bố đất tuân theo sự phân bố của khí hậu và sinh vật.
=> Giáo án địa lí 10 kết nối bài 14: Đất trên trái đất