Câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức
BÀI 1: MÔN ĐỊA LÍ VỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
(6 câu)
1. NHẬN BIẾT (3 câu)
Câu 1: Những ngành nghề nào có liên quan đến kiến thức môn địa lí?
Trả lời:
Những ngành nghề có liên quan đến kiến thức địa lí như:
- Giáo viên, giảng viên dạy địa lý ...
- Nhà nghiên cứu địa lý - địa chất,...
- Hướng dẫn viên du lịch
- Dự báo thời tiết, quan sát khí tượng
- Công tác quy hoạch môi trường phân vùng kinh tế ...
- Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Câu 2: Nêu đặc điểm của môn Địa lí ở trường phổ thông?
Trả lời:
Đặc điểm của môn địa lí ở trường phổ thông:
Địa lí được học ở tất cả các cấp học phổ thông. Ở Tiểu học và Trung học cơ sở, nội dung giáo dục địa lí thuộc môn Lịch sử và Địa lí; ở Trung học phổ thông, địa lí là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội.
Khác với các môn học khác, môn Địa lí mang tính chất tổng hợp, bao gồm cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và lĩnh vực khoa học xã hội.
Môn Địa lí có mối liên quan với các môn Toán, Vật li, Hoá học, Sinh học và các môn Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật.…
Câu 3: Nêu vai trò của môn Địa lí ở trường phổ thông?
Trả lời:
Vai trò của môn Địa lí ở trường phổ thông:
- Địa lí giúp các em có được những hiểu biết cơ bản vẻ khoa học địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa li trong đời sống
- Học Địa lý sẽ làm cho kho tàng kiến thức, vốn hiểu biết của các em về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất ở các nơi trên thế giới ngày càng thêm phong phú, giúp các em hiểu hơn về quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu, cũng như vai trò của từng địa phương đối với thế giới.
- Giúp hình thành kĩ năng, năng lực giải quyết các vấn đề của cuộc sống hàng ngày, thích ứng với một thế giới luôn biến động, trở thành một công dân toàn cầu, có trách nhiệm.
- Trong mọi lĩnh vực kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải,...), cho đến văn hoá — xã hội, an ninh quốc phòng, Địa lí đều có những đóng góp giá trị, góp phần xây dựng nền kinh tế — xã hội phát triển và bền vững.
2. THÔNG HIỂU (1 câu)
Câu 1: Địa lí có vai trò như thế nào đối với cuộc sống?
Trả lời:
Vai trò của địa lí đối với cuộc sống:
- Địa lí cung cấp kiến thức cơ bản, từ đó hiểu thêm môi trường sống xung quanh và các vùng trên bề mặt Trái Đất.
- Giúp chúng ta biết cách ứng xử và thích nghi được với những thay đổi đnag diễn ra xung quanh.
- Vận dụng kiến thức địa lí đã học vào cuộc sống và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
- Học địa lí giúp sử dụng hiệu quả bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, số liệu thống kê,… để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn.
3. VẬN DỤNG (1 câu)
Câu 1: Một trong những yêu cầu đối với Hướng dẫn viên du lịch là phải hiểu biết về địa lí và lịch sử? Giải thích tại sao.
Trả lời:
Một trong những yêu cầu đối với Hướng dẫn viên du lịch là phải hiểu biết về địa lí và lịch sử bởi vì: đây là phần kiến thức bắt buộc mà các hướng dẫn viên du lịch cần phải biết và am hiểu kỹ càng. Đó là những thông tin về quá trình hình thành, lịch sử phát triển của quốc gia, điểm du lịch; những đặc trưng văn hóa; những lễ hội nổi bật; những yếu tố địa lý khác biệt,… Khi xâu chuỗi được những kiến thức này, sẽ giúp các hướng dẫn viên du lịch có được cái nhìn hệ thống, toàn cảnh về quốc gia, địa phương… để từ đó dễ dàng trả lời được những câu hỏi thắc mắc của khách du lịch.
4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)
Câu 1: Ứng dụng kiến thức Địa lí vào cuộc sống hằng ngày như thế nào?
Trả lời:
Ứng dụng kiến thức Địa lí vào cuộc sống hằng ngày:
- Ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, thiết kế quy hoạch các công trình nông nghiệp, quản lý đất đai và bảo vệ môi trường.
- Các ngành thương mại, tài chính, dịch vụ, đặc biệt là trong ngành du lịch.
- Những kiến thức tổng hợp và chuyên ngành giúp các em có khả năng tham gia và trở thành những kĩ sư trắc địa, bản đồ, địa chất điều tra thăm dò tài nguyên thiên nhiên; hay cũng có thể trở thành những nhà nghiên cứu về các vấn để kinh tế, xã hội, quản lí đô thị, quản lí xã hội,...
- Môn Địa lý cùng với các môn học khác trong nhà trường có thể hướng các em trở thành người truyền cảm hứng hoặc giảng dạy trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.
=> Giáo án địa lí 10 kết nối bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp