Câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức Bài 6: Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6: Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng

 

. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 kết nối tri thức.

BÀI 6: THẠCH QUYỂN, THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG

(17 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Thạch quyển là gì?

Trả lời:

Thạch quyển là phần trên cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti.

 

Câu 2: Nêu thành phần cấu tạo của thạch quyển?

Trả lời:

Thành phần cấu tạo của thạch quyển chủ yếu là các đá ở thể rắn.

 

Câu 3: Trình bày nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng?

Trả lời:

Thuyết kiến tạo mảng đề cập đến sự chuyển động của các mảng kiến tạo.

 

Câu 4: Lớp vỏ Trái Đất là gì?

Trả lời:

Lớp vỏ Trái Đất là phần ngoài cùng của Trái Đất, cấu tạo chủ yếu bằng những vật chất cứng rắn với độ dày trung bình khoảng từ 5km đến 70km.

 

Câu 5: Quan lược đồ sau và kể tên một số mảng kiến tạo của Trái Đất?

 

 

Trả lời:

Một số mảng kiến tạo của Trái Đất: Mảng Thái Bình Dương, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mỹ, mảng Âu – Á, mảng Na-xca, mảng Phi, mảng Ấn Độ - Ô-xờ-trây-li-a, mảng Phi – lip – pin, mảng Cô-cốt, mảng Ca-ri-bê, mảng A-rập.

 

Câu 6: Mảng kiến tạo là gì?

Trả lời:

Mảng kiến tạo là những mảng cứng do thạch quyển bị gãy vỡ và tách ra.

 

Câu 7: Có mấy kiểu chuyển động của các mảng kiến tạo?

Trả lời:

Các mảng kiến tạo có 2 kiểu chuyển động: chuyển động xô vào nhau và chuyển động tách xa nhau.

 

Câu 8: Kể tên các mảng kiến tạo chính của Trái Đất?

Trả lời:

Trái Đất có 7 mảng kiến tạo chính: Mảng Thái Bình Dương, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mỹ, mảng Âu – Á, mảng Phi, mảng Ấn Độ - Ô-xờ-trây-li-a, mảng Phi – lip – pin.

 

Câu 9: Nêu nguyên nhân xảy ra các hiện tượng kiến tạo?

Trả lời:

Nguyên nhân xảy ra các hiện tượng kiến tạo là do hoạt động chuyển dịch của một số mảng kiến tạo của vỏ Trái Đất.

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Phân biệt sự khác nhau giữa vỏ Trái Đất và thạch quyển?

Trả lời:

- Thạch quyển: là phần cứng ngoài cùng của vỏ Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên cùng lớp Manti, có độ dày tới 100km.

- Lớp vỏ Trái Đất: Là phần ngoài cùng của Trái Đất, cấu tạo chủ yếu bằng những vật chất cứng rắn (đá macma, trầm tích và biến chất), độ dày trung bình dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70km (ở lục địa).

 

Câu 2: Trình bày nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng?

Trả lời:

Theo thuyết kiến tạo mảng, nguyên nhân của  các hiện tượng kiến tạo (hình thành các nếp uốn, các đứt gãy,..) và động đất, núi lửa là do hoặt động chuyển dịch một số mảng kiến tạo của vỏ Trái Đất. Trong quá trình hình thành, thạch quyển bị gãy vỡ và tách ra thành những mảng cứng gọi là mảng kiến tạo. Các mảng kiến tạo không đững yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo cửa manti. Mỗi mảng kiến tạo thường bao gồm cả phần lục địa và đáy địa dương. Có những mảng chỉ có phần đáy đại dương như mảng Thái Bình Dướng. Trong khi di chuyển các mảng xô vào nhau hoặc tách xa nhau.

 

Câu 3: Trình bày những đặc điểm cơ bản của lớp Manti?

Trả lời:

Đặc điểm cơ bản của lớp Manti:

Nằm dưới lớp vỏ Trái Đất cho tới độ sâu 2900 km, gồm hai tầng chính: Manti trên và Manti dưới.

+ Vật chất của bao Manti trên có trạng thái quánh dẻo, không chảy lỏng được nhưng vẫn có thể chuyển động thành dòng đối lưu. Manti dưới rắn.

+Các dòng đối lưu trong lớp quảnh dẻo đó (được gọi là quyển mềm của bao Manti) được hình thành chủ yếu do sự chuyển dịch, sắp xếp lại vật chất trong lòng Trái Đất. Các vật chất nhẹ đi lên vỏ Trái Đất, vật chất nặng chìm xuống sâu.

 

Câu 4: Lớp Manti có những vai trò gì?

Trả lời:

Vai trò của lớp Manti

+ Đây là nơi tích tụ và tiêu hao nguồn năng lượng bên trong, sinh ra các hoạt động kiến tạo làm thay đổi cấu trúc bề mặt Trái Đất như hình thành những dạng địa hình khác nhau, các hiện tượng động đất, núi lửa,...

+ Các mảng kiến tạo lớn của Trái Đất di chuyển trên quyển mềm của bao Manti do nguyên nhân chủ yếu là các dòng đối lưu trong lớp quánh dẻo đó. Các dòng đổi lưu đi lên đã tạo ra các sống núi đại dương và đây cũng chính là những dải đứt gãy ở chỗ tiếp xúc của các mảng kiến tạo. Các dòng đối lưu khi rẽ ngang sang hai bên đã gây ra hiện tượng tách dãn đảy đại dương và làm cho các mảng kiến tạo dịch chuyển.

 

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Quan sát hình ảnh sau và mô tả kết quả khi hai mảng xô vào nhau và tách xa nhau?

Trả lời:

- Hai mảng kiến tạo xô vào nhau tạo thành vực biển sâu và dãy núi cao lục địa.

- Hai mảng kiến tạo cách xa nhau tạo thành các vết nứt lớn, macma trào lên thành các dãy núi nằm dọc theo vết nứt, kèm theo động đất và núi lửa.

 

Câu 2: Nguyên nhân nào tạo nên sự đa dạng, phong phú của địa hình bề mặt trên Trái Đất?

Trả lời:

Bề mặt Trái Đất có sự phong phú, đa dạng là do các mảng kiến tạo chuyển dịch trên lớp quánh dẻo của manti ở cả phần lục địa và phần đại dương.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Việt Nam nằm trong mảng kiến tạo nào của Trái Đất?

Trả lời:

Việt Nam nằm trong mảng kiến tạo Âu – Á.

 

Câu 2: Tại sao động đất và núi lửa thường xảy ra tại ranh giới của các mảng kiến tạo?

Trả lời:

- Núi lửa và động đất thường xảy ra ở những nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo (ví dụ: Vành đai ven bờ Thái Bình Dương, vành đai dọc theo giữa đáy Đại Tây Dương, vành đai Địa Trung Hải kéo dài sang Đông Nam Á,...).

- Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyền được cấu tạo bởi một số mảng kiến tạo nằm kề nhau (7 mảng chính: Thái Bình Dương, Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, Âu - Á, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Nam Cực). Các mảng này nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc tầng trên cùng của lớp Manti và di chuyển một cách chậm chạp. Mỗi mảng này thường gồm cả phần lục địa và phần đáy đại dương, nhưng có mảng chỉ có phần đại dương (mảng Thái Bình Dương).

- Trong khi di chuyển, các mảng kiến tạo có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau,... Theo thuyết kiến mảng, đó là nguyên nhân của các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa,... tạo

+ Khi hai mảng lục địa chuyển dịch xô vào nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng (ven bờ các mảng) đá sẽ bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành các dãy núi cao, sinh ra động đất, núi lửa,...

+ Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tách dãn, macma sẽ trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất hoặc núi lửa,...

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay