Câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức Bài 12: Nước biển và đại dương

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 12: Nước biển và đại dương. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức

BÀI 12. NƯỚC BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

(21 câu)

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Trình bày tính chất của nước biển và đại dương?

Trả lời:

  1. a) Độ muối

  - Nước biển có nhiều chất hoà tan, nhiều nhất là các muối khoáng. Độ muối trung bình của nước biển là 35%. Độ muối tăng hay giảm phụ thuộc vào lượng bốc hơi, lượng mưa và lượng nước sông đổ vào

  - Độ muối còn thay đổi theo vĩ độ: vùng Xích đạo độ muối là 34,5%, vùng chí tuyến độ muối là 36.8%, vùng ôn đới độ muối giảm xuống 35%, vùng gần cực độ muôi chỉ còn 34%.

  - Độ muối cũng thay đổi khá phức tạp theo độ sâu, tuỳ thuộc vào các điều kiện khí tượng, thuỷ văn.

  1. b) Nhiệt độ

  - Chế độ nhiệt của nước biển điều hoà hơn chế độ nhiệt của không khi. Nhiệt độ trung binh bê mặt toàn bộ đại dương thê giới là khoảng 17°C.

  - Nhiệt độ nước biển thay đổi theo mùa trong năm, mùa hạ cao hơn mùa đông.

  - Nhiệt độ nước biển giảm dân từ Xích đạo về hai cực. Ở đới nóng, nhiệt độ nước biển trung bình là 27 - 28°C, ôn đới là 15 - 16°C, đới lạnh dưới 1°C. Nhiệt độ nước biển cũng thay đổi theo độ sâu.

 

Câu 2: Sóng biển là gì?

Trả lời:

Sóng biển là sự dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

 

Câu 3: Nêu nguyên nhân sinh ra sóng biển?

Trả lời:

Nguyên nhân sinh ra sóng biển chủ yếu do gió; gió càng mạnh thì sóng càng lớn.

 

Câu 4: Thủy triều là gì?

Trả lời:

Thủy triều là hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hằng ngày.

 

Câu 5: Nêu nguyên nhân gây ra thủy triều?

Trả lời:

Nguyên nhân tạo ra thủy triều là lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng với lực li tâm của Trái Đất.

Câu 6: Dòng biển là gì?

Trả lời:

Dòng biển là các dòng nước chảy trong biển và đại dương.

 

Câu 7: Nêu nguyên nhân hình thành dòng biển?

Trả lời:

Nguyên nhân hình thành dòng biển chủ yếu do các loại gió thường xuyên hoặc sự chênh lệch nhiệt độ, độ muối,… giữa các vùng biển khác nhau.

 

Câu 8: Nêu chuyển động của các dòng biển trong đại dương?

Trả lời:

- Các dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên Xích đạo, chảy về hướng tây, gặp lục địa thi chuyển hướng chảy về phía cực.

- Các dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 30 - 40 thuộc khu vực gần bờ phía đông của các đại dương rồi chảy về phía Xích đạo, cùng với dòng biển nóng tạo thành những hệ thống hoàn lưu trên các đại dương ở từng bán cầu. Ở vĩ độ thấp, hướng chảy của các vòng hoàn lưu lớn ở bán cầu Bắc theo chiều kim đồng hồ, ở bán cầu Nam theo chiều ngược lại. Ở bán cầu Bắc còn có những dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực, men theo bờ Tây các đại dương

chảy về phía Xích đạo.

+ Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa.

+ Các dòng biển nóng và lạnh chảy đối xứng nhau ở hai bờ các đại dương.

 

Câu 9: Nêu nguyên nhân hình thành sóng thần?

Trả lời:

Nguyên nhân tạo ra sóng thần chủ yếu là do động đất gây ra, ngoài ra do núi lửa phun ngầm dưới đáy biển hoặc bão.

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Trình bày mối quan hệ giữa độ muối của nước biển với nhiệt độ không khí?

Trả lời:

- Độ muối thay đổi tùy thuộc vào tương quan giữa độ bốc hơi với lượng mưa và lượng nước sông từ các lục địa đổ ra biển. Độ bốc hơi phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ không khí nên độ muối chịu tác động của nhiệt độ không khí.

- Độ muối (tỉ lệ muối) trung bình của nước biển là 35%, nhưng thay đổi theo vĩ độ: Ở dọc Xích đạo, nhiệt độ trung bình năm cao, nên độ muối cao (34,5%%); ở vùng chí tuyến do nhiệt độ trung bình năm cao hơn ở Xích đạo, bốc hơi mạnh, mưa ít hơn Xích đạo nên độ muối lớn nhất (36,8%%); gần hai cực, nhiệt độ trung bình năm thấp, độ bốc hơi kém, nên độ muối giảm (chỉ còn 34%%).

 

Câu 2: Trình bày tác động của nhiệt độ không khí tới nhiệt độ nước biển?

Trả lời:

- Nhiệt độ không khí tác động đến nhiệt độ của nước biển do lớp khí quyển bên trên bức xạ xuống mặt nước biển. Lượng nhiệt này chủ yếu đọng lại ở lớp mặt, nhờ các quá trình động lực biển như: sóng, thủy triều, đối lưu,... nên nhiệt đã truyền được xuống sâu hơn. Nhiệt độ nước biển từ mặt nước xuống độ sâu 3000 m còn phụ thuộc vào nhiệt độ không khí. Càng xuống sâu, ảnh hưởng của nhiệt độ không khí giảm dần nên nhiệt độ cũng giảm theo: Nếu ở trên mặt biển, nhiệt độ không khí là 28°C, thì xuống đến độ sâu 100 m, nhiệt độ còn 15°C; đến 300 m, nhiệt độ giảm xuống còn 10°C; đến độ sâu 1000 m, nhiệt độ còn 4°C. Từ độ sâu hơn 3000 m, nhiệt độ nước biển gần như không đổi, vì không còn chịu tác động của nhiệt độ không khí nữa; nước biển ở mọi nơi đều là nước từ các địa cực, nhất là từ Nam Cực, lắng xuống và trôi đến.

- Nhiệt độ nước biển chịu tác động của sự thay đổi nhiệt độ không khí theo mùa trong năm. Mùa hạ, nhiệt độ nước biển cao hơn mùa đông do nhiệt độ nước biển chịu tác động của nhiệt độ không khí trong mùa hạ cao hơn nhiệt độ không khí trong mùa đông.

- Nhiệt độ của nước biển chịu tác động của sự thay đổi nhiệt độ không khí theo vĩ độ. Nhiệt độ không khi giảm từ Xích đạo về cực, tương ứng với nhiệt độ của nước biển cũng giảm theo từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao.

 

Câu 3: Nhiệt độ nước biển chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố nào?

Trả lời:

Nhiệt độ nước biển chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau như: Nhiệt của bức xạ mặt trời và khí quyển, nhiệt của Trái Đất, nhiệt độ năng, nhiệt bốc hơi, nhiệt bức xạ nước biển, nhiệt trao đổi đối lưu,...

- Nhiệt bức xạ của Mặt Trời và khí quyển

+ Nước biển hấp thụ nguồn nhiệt lượng của Mặt Trời để tạo thành nhiệt độ. Nhiệt nhận được của bức xạ mặt trời phụ thuộc vào các điều kiện: độ cao mặt trời và vĩ độ địa lí; chiều dày và độ trong suốt, lượng hơi nước và CO, trong khí quyển.

+ Lớp khí quyển bên trên bức xạ xuống mặt nước biển. Lượng nhiệt này chủ yếu đọng lại ở lớp mặt. Tuy nhiên, nhờ các quá trình động lực biển như: sóng, triều, đối lưu,... nên nhiệt đã truyền được xuống sâu hơn.

- Nhiệt Trái Đất: Trong lòng Trái Đất có một lượng nhiệt lớn. Do đó, Trái Đất thường xuyên cung cấp nhiệt cho nước biển, nhất là ở các đáy biển sâu. Tuy nhiên, lượng nhiệt này rất nhỏ, không đáng kể.

- Nhiệt động năng: Nước biển cũng luôn chuyển động, nhất là sóng và thuỷ triều. Trong quá trình chuyển động này nước biển cũng tạo ra một năng lượng nhất định. Một phần năng lượng đã được chuyển thành nhiệt năng. Tuy nhiên, lượng nhiệt này không đáng kể.

- Nhiệt bốc hơi: Lớp không khí bên trên và nước biển thường chênh lệch về hơi nước, nhất là các khí đoàn khô. Do đó, nước biển thường xuyên cung cấp hơi nước cho không khí bên trên dưới dạng bốc hơi. Khi bốc hơi, nước cần một lượng nhiệt khá lớn. Như vậy để làm bốc hơi nước, hàng năm nước biển phải sử dụng một phần lượng nhiệt đã hấp thụ được; nghĩa là ngoài các quá trình nhận nhiệt, nước biển cũng có một số quá trình mất nhiệt, trong đó nhiệt do bốc hơi là lớn hơn cả.

- Nhiệt bức xạ của nước biển: Nước biển có nhiệt độ khá cao nhất là các lớp nước trên mặt, nên biển cũng phát xạ. Bức xạ của biển phụ thuộc vào nhiều điều kiện, nhất là nhiệt độ nước, nhiệt độ và độ ẩm không khí, mật độ và loại mây.

- Nhiệt trao đổi đối lưu: Do có nhiệt độ lớn, nên nước biển cũng thường xuyên trao đổi nhiệt cho các khí đoàn bên trên, nhất là về mùa đông. Khi nhận nhiệt, lớp không khí sát biển nóng lên và chuyển thành dòng thẳng, lớp không khí lạnh hơn lại dồn tới. Quá trình đó lại tiếp diễn cho đến khi nào nhiệt độ tương đương mới thôi.

- Ngoài ra, còn nhiều quá trình nhiệt khác như: đóng và tan băng, ngưng tụ hơi nước, trao đổi nhiệt với lục địa,... nhưng không đáng kể.

 

Câu 4: Trình bày sự khác nhau giữa sóng biển và thủy triều?

Trả lời:

- Sóng biển:

+ Là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

+ Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng là gió; gió càng mạnh, sóng càng to.

- Thuỷ triều:

+ Là hiện tượng dao động thường xuyên và có chu kì của các khối nước trong các biến và đại dương.

+ Nguyên nhân tạo nên thuỷ triều là do ảnh hưởng sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất. Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất cùng nằm thẳng hàng thì dao động thuỷ triều lớn. Khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ở vị trí vuông góc, dao động thuỷ triều nhỏ nhất.

 

Câu 5: Trình bày sự khác nhau giữa sóng và sóng thần?

Trả lời:

- Sóng:

+ Là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

+ Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng là gió, gió càng mạnh sóng càng to.

- Sóng thần:

+ Là sóng cao dữ dội, có chiều cao khoảng 20 - 40 m, truyền theo chiều ngang với tốc độ có thể tới 400-800 km/h.

+ Nguyên nhân tạo thành sóng thần: Chủ yếu do động đất gây ra, ngoài ra còn do núi lửa phun ngầm dưới đáy biển hoặc bão.

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Nhiệt độ nước biển theo độ sâu, theo mùa, theo vĩ độ, theo khu vực có dòng biển nóng hoặc lạnh thay đổi như thế nào?

Trả lời:

- Theo độ sâu: Lớp nước trên mặt biển nhận được lượng nhiệt mặt trời nhiều nhất, càng xuống sâu, lượng nhiệt hấp thụ được càng giảm, nên từ 0 m đến 100 m, nhiệt độ giảm chậm; từ 100 m đến 300 m, nhiệt độ giảm ở mức trung bình; từ 300 m đến 1000 m, nhiệt độ giảm rất nhanh. Từ độ sâu hơn 3000 m (ở bất kì vĩ độ nào), nhiệt độ nước biển cũng gần như không thay đổi (từ 0° đến +4°C), vì ở độ sâu này, nước biển ở mọi nơi đều là nước từ các địa cực, nhất là từ Nam Cực, lắng xuống và trôi đến.

- Theo mùa trong năm: Mùa hạ, nhiệt độ nước biển cao hơn mùa đông, do ảnh hưởng của nhiệt độ không khí).

- Theo vĩ độ: Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ không khí giảm do góc nhập xạ càng nhỏ, nên nước biển cũng giảm nhiệt độ theo quy luật chung đó.

- Theo khu vực có dòng biên nóng hoặc lạnh: Ở khu vực có dòng biên nóng, nhiệt độ nước biển cao hơn) ở khu vực có dòng biển lạnh.

 

Câu 2: Tại sao lại có các dòng biển trong đại dương?

Trả lời:

Dòng biển trong các đại dương được sinh ra do các nguyên nhân khác nhau.

- Do gió: Sức gió tạo ra một xung lực cơ học trên mặt làm phát sinh dòng biển. Dòng biển được sinh ra theo cách như vậy thường được gọi là dòng biên xung lực.

+ Khi một dòng biển xung lực phát sinh thì một khối nước lớn bị chuyến đi, mặt nước nơi cuối giả thấp hẳn xuống, trái lại nơi đầu gió lại dâng cao lên. Trong các đại dương đáy nông, mặt nước lại càng lên cao. Để bù vào những chỗ mặt nước đại dương xuống thấp, nước nơi khác phải chuyển đến ba thành dong bo sung; nước chuyển đến bổ sung có thể băng hai cách bằng những dòng biển chạy trên mặt đại dương hay bằng những dòng thẳng đứng từ đáy đại dương dồn lên mặt.

+ Những dòng từ đáy đại dương lên thưởng là nước lạnh. Vì vậy, ở ven bờ biển có gió to thổi từ bờ ra, vì ven bờ nhiệt độ của nước xuống thấp, đó là hiện tượng nước dẫn từ đáy lên.

- Các nhân tố khác: Sự chênh lệch mực nước, nhiệt độ, độ mặn, tỉ trọng giữa các khối nước. Ví dụ, nước nơi mặn chảy đến nơi nhạt, nơi nóng chảy đến nơi lạnh.

- ( vĩ độ thấp và trung bình, gió là nguyên nhân chính sinh ra dòng biển; ở vĩ độ cao, chủ yếu là do sự chênh lệch nhiệt độ, độ mặn giữa các khối nước.

 

Câu 3: Phân tích hoạt động của các dòng biển trong đại dương?

Trả lời:

- Các dòng biển nóng thưởng phát sinh ở hai bên đường Xích đạo, chảy về hướng tây khi gặp hơ lục địa thì chuyển hướng chảy về phía cực

- Các dòng biển lạnh xuất phát khoảng vĩ tuyến 30 - 40 thuộc khu vực gần bờ phía đông của các đại dương rồi chảy về phía Xích đạo cùng với dòng biển nóng tạo thành những hệ thống hoàn lưu trên các đại dương ở từng bán cầu.

- Hướng chảy của các vòng hoàn lưu lớn ở Bắc bán cầu theo chiều kim đồng hồ, ở Nam bán cầu theo chiều ngược kim đồng hồ.

- Nhìn chung, những dòng biến chảy từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao là những dòng biển nóng, còn những dòng biên chảy từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp là những dòng biển lạnh.

 

Câu 4: Phân tích sự khác nhau giữa sóng biển, thủy triều, dòng biển trong các biển và đại dương?

Trả lời:

- Thủy triều, sóng và dòng biển có các nguyên nhân hình thành khác nhau.

+ Thủy triều: Nguyên nhân hình thành thủy triều là do ảnh hưởng sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất.

+ Sóng: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng là do gió; gió càng mạnh thì sóng càng to. Riêng sóng thần có nguyên nhân hình thành là do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển hoặc bão.

+ Dòng biển: Nguyên nhân hình thành dòng biển chủ yếu là do gió. Ngoài ra, còn do sự khác nhau về áp suất, tỉ trọng nước ở các nơi khác nhau trong đại dương.

- Trong các biển và đại dương và vào các thời gian khác nhau, tác động của các nhân tố hình thành nên thủy triều, sóng và dòng biển không giống nhau nên chế độ thủy triều, sóng và dòng biển không giống nhau.

 

Câu 5: Quan sát hình dưới đây và mô tả dao động của thủy triều?

Trả lời:

Dao động của thủy triều:

+ Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất cùng nằm thẳng hàng thì dao động thuỷ triều lớn.

+ Khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ở vị trí vuông góc, dao động thuỷ triều nhỏ nhất.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Trong tháng, vào ngày không trăng và trăng tròn thì thủy triều lớn nhất; vào ngày trăng thượng huyền và hạ huyền thì thủy triều nhỏ nhất; trong năm sẽ có hai lần thủy triều lớn vào Xuân phân và Thu phân. Giải thích tại sao?

Trả lời:

- Thuỷ triều là hiện tượng dao động thường xuyên và có chu kì của các khối nước trong các biển và đại dương, do ảnh hưởng sức hút của mặt Trăng và Mặt Trời.

- Trong tháng, thuỷ triều lớn nhất vào ngày không trăng và trăng tròn, nhỏ nhất vào ngày trăng thượng huyền và hạ huyền vì:

+ Trong tháng, ngày không trăng và trăng tròn là lúc Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm thẳng hàng, sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất lớn nhất.

+ Ngày trăng thượng huyền và hạ huyền là lúc Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời nằm vuông góc với nhau, sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất nhỏ nhất.

- Trong một năm, thuỷ triều có hai lần lớn là vào các ngày Xuân phân và Thu phân: Do những ngày này Mặt Trời chiếu thẳng góc ở Xích đạo, sức hút của Mặt Trời đối với Trái Đất lúc đó là lớn nhất.

 

Câu 2: Trong chế độ nhật triều, thủy triều ngày hôm sau muộn hơn hôm trước khoảng 52 phút tại địa điểm đó. Giải thích tại sao?

Trả lời:

- Nhật triều là một ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống (với chu kỳ là 24h52), ví dụ ngày 01/01/2022 tại địa điểm A thuỷ triều lên lúc 5h chiều thì ngày 02/01/2022 tại địa điểm A thuỷ triều sẽ lên lúc 5h52.

+ Trái Đất quay quanh trục và Mặt Trăng lại quay quanh Trái Đất với thời gian khác nhau. Bình quân một giờ Trái Đất tự quay được một góc 15° (360 /24 giờ). Mặt Trăng quay quanh Trái Đất mất 27,32 ngày trên quỹ đạo 360°, một ngày Mặt Trăng di chuyển được 13,18 (360 27,32).

+ Khi Trái Đất quay được một vòng quanh trục, thì địa điểm có thủy triều lần sau không trùng lại địa điểm lần đầu, vì lúc đó Mặt Trăng không còn ở vị trí cũ, mà đã di chuyển được 13,18 (36027,32).

+ Để đạt được vị trí thủy triều ban đầu trên Trái Đất, phải cần thêm một khoảng thời gian 52 phút (60° 15° x 13,18). Do vậy, thời gian chênh lệch của thuỷ triều của ngày hôm trước và ngày hôm sau là 52 phút.

=> Giáo án địa lí 10 kết nối bài 12: Nước biển và đại dương

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay