Câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức Bài 36: Địa lí ngành du lịch

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 36: Địa lí ngành du lịch. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 kết nối tri thức.

BÀI 36: ĐỊA LÍ NGÀNH DU LỊCH

(13 câu)

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Nêu vai trò của ngành du lịch?

Trả lời:

Vai trò của ngành du lịch:

+ Kích thích sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, mang lại nguồn thu ngoại tệ, tăng nguồn thu ngân sách cho quốc gia và địa phương.

+Tạo nhiều việc làm, giảm nghèo, phục hồi sức khoẻ, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, quốc gia.

+Góp phần khai thác, sử dụng hợp lí và hiệu quả tài nguyên; bảo vệ, khôi phục và tôn tạo môi trường (tự nhiên và nhân văn).

 

Câu 2: Trình bày đặc điểm của ngành du lịch?

Trả lời:

Đặc điểm của ngành du lịch:

+ Hoạt động du lịch thường gắn với tài nguyên du lịch, khách du lịch phải đến nơi có tài nguyên du lịch nhờ các dịch vụ du lịch để thoả mãn nhu cầu của mình.

+ Nhu cầu của khách du lịch rất đa dạng và phong phú, thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào thu nhập, nghề nghiệp, độ tuổi,...

+ Hoạt động du lịch thường có tính mùa vụ.

 

Câu 3: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của du lịch?

Trả lời:

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của du lịch: tài nguyên du lịch, thị trường khách du lịch, cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc,...) và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch (cơ sở lưu trú, các khu vui chơi giải trí, cơ sở dịch vụ...), các nhân tố kinh tế - xã hội khác như khoa học công nghệ, chính sách phát triển du lịch, điều kiện chính trị và an toàn xã hội,...

 

Câu 4: Nêu tình hình phát triển và phân bố khu vực?

Trả lời:

Tình hình phát triển và phân bố du lịch: lượng khách du lịch, doanh thu từ du lịch ngày càng tăng; các hình thức du lịch ngày càng phong phú, từ truyền thống (du lịch biển, nghỉ dưỡng vùng núi, mạo hiểm,...) đến các hình thức mới (du lịch hội thảo, hội nghị, sự kiện, mua sắm,...); các tuyến, tour và sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, đa dạng.

 

Câu 5: Nêu cơ cấu của ngành dịch vụ?

Trả lời:

Cơ cấu của ngành dịch vụ:

- Là khu vực có cơ cấu ngành hết sức phức tạp.

- Ở nhiều nước, người ta chia các ngành dịch vụ ra thành ba nhóm: -

+ Dịch vụ kinh doanh: gồm vận tải và thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, các dịch vụ nghề nghiệp,...

+ Dịch vụ tiêu dùng: bao gồm các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân (như y tế, giáo dục, thể dục thể thao)...

+ Dịch vụ công: bao gồm dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể...

 

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ?

Trả lời:

- Trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ. Điều này thể hiện rõ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển. Năng suất lao động trong nông nghiệp, công nghiệp có cao, thì mới có thể chuyển một phần lao động sang làm dịch vụ. Bởi vậy, quá trình phát triển và phân bố các ngành dịch vụ phải luôn luôn cận đối với trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước, cân đối với các ngành sản xuất vật chất.

- Số dân, kết cấu tuổi, giới tính, tỉ lệ gia tăng dân số và sức mua của dân cư để ra những yêu cầu về quy mô phát triển, nhịp độ tăng trưởng và cơ cấu các ngành dịch vụ.

- Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng gắn bó mật thiết với sự phân bố dân cư, và cụ thể hơn nữa là các ngành dịch vụ cần phân bố ngay trong lòng các điểm dân cư (thành phố, thị xã, các làng bản,...).

- Trong một khu dân cư, các điểm dịch vụ phục vụ nhu cầu hằng ngày của người dân (ví dụ các điểm thương nghiệp bán lẻ, cửa hàng ăn uống công cộng, trường tiểu học, mẫu giáo, trạm xá,...) cần có bán kính phục vụ hẹp hơn so với các điểm dịch vụ về văn hóa nghệ thuật, các điểm du lịch, vui chơi giải trí, các trường trung học phổ thông, bệnh viện chuyên khoa...

– Truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của dân cư có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dịch vụ.

– Mức sống và thu nhập thực tế của nhân dân quyết định sức mua, nhu cầu dịch vụ, và do vậy có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ.

Đối với sự hình thành các điểm dịch vụ du lịch, sự phân bố các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

 

Câu 2: Sự phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới có những đặc điểm gì?

Trả lời:

Đặc điểm phân bố của ngành dịch vụ trên thế giới:

– Ở các nước phát triển, các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP (trên 60%). Còn ở các nước đang phát triển, tỉ trọng của ngành dịch vụ thường chỉ dưới 50%.

- Trên thế giới, các thành phố cực lớn đồng thời là các trung tâm dịch vụ lớn, nhất là các dịch vụ có vai trò rất to lớn trong nền kinh tế toàn cầu như dịch vụ tiền tệ, giao thông vận tải viễn thông, sở hữu trí tuệ...

+ Các trung tâm lớn nhất về cung cấp các loại dịch vụ là Niu looc, Luân Đôn và Tô-ki–0.

+ Các trung tâm lớn đứng hàng thứ hai là Lột An-giolet, Si-ca-gô, Oa- sinh–tơn (Hoa Kỳ), Xao Pao-lô (Bra–xin), Bruc−xen (Bỉ), Phran-phuốc (Đức), Pa–ri (Pháp), Duy–rich (Thụy Sĩ) và Xi-ga-po.

– Ở mỗi nước lại có các thành phố chuyên môn hóa về một số loại dịch vụ -- nhất định. Chẳng hạn, các thành phố trước kia là các trung tâm công nghiệp chế biển lớn, thì nay đã biến đổi thành các trung tâm dịch vụ kinh doanh lớn. Một số đô thị nổi tiếng là các trung tâm du lịch, giải trí. Lại có các đô thị nổi tiếng là các trung tâm về giáo dục, đào tạo...

- Trong các thành phố lớn thường hình thành các trung tâm giao dịch, thương mại. Đó là nơi tập trung các ngân hàng, các văn phòng đại diện của các thương mại. Đó là nơi tập trung các ngân hàng, các văn phòng đại diện của các công ti, các siêu thị hay các tổ hợp thương mại, dịch vụ lớn...

- Ở nước ta, các thành phố, thị xã thường có khu hành chính (phần “đô”) và khu buôn bán, dịch vụ (phần “thị”).

Câu 3: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và doanh thu du lịch?

Trả lời:

- Tài nguyên du lịch trên lãnh thổ (tự nhiên, nhân văn).

- Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho ngành du lịch và cơ sở hạ tầng.

Nhân lực ngành du lịch: tính chuyên nghiệp của người phục vụ lữ hành, khách sạn, quảng bá.

- Thị trường du lịch (trong nước và quốc tế).

- Các nhân tố: an ninh, chính trị, sự phát triển các ngành kinh tế, hệ thống pháp luật,...

 

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Tại sao nhiều nước trên thế giới đều chú trọng phát triển du lịch?

Trả lời:

Du lịch được chú trọng phát triển ở nhiều nước trên thế giới:

- Kinh tế: Nguồn thu ngoại tệ đáng kể, góp phần vào phát triển kinh tế; góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác,....

- Xã hội: Khai thác tài nguyên du lịch để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi và bồi dưỡng sức khoẻ cho người dân; tạo công ăn việc làm và góp phần tăng thu nhập; bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá,...

- Tài nguyên, môi tường: Phát huy giá trị của các tài nguyên, tạo các cảnh quan văn hoá hấp dẫn, góp phần bảo vệ môi trường,...

 

Câu 2: Tại sao ở các nước đang phát triển nguồn lao động trong các ngành dịch vụ còn ít?

Trả lời:

Ở các nước đang phát triển nguồn lao động trong các ngành dịch vụ còn ít do:

-  Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội thấp.

- Ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tới các nước này - còn yếu.

- Trình độ đô thị hóa thấp, mạng lưới thành phố kém phát triển, tỉ lệ dân thành thị còn thấp.

Mức sống của nhân dân nhìn chung còn thấp.

 

Câu 3: Để phát triển mạng ngành du lịch cần những điều kiện gì?

Trả lời:

Những điều kiện để có thể phát triển mạnh ngành du lịch:

- Phải có nhu cầu xã hội về du lịch, nghỉ dưỡng.

- Phải có nguồn tài nguyên du lịch phong phú (tài nguyên thiên nhiên, các di sản lịch sử, văn hóa).

- Phải có một hệ thống các cơ sở phục vụ du lịch, phục vụ tốt (chẳng hạn như hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, khu điều dưỡng, các bãi tắm, các khu thể thao, hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc,...), có khả năng phục vụ nhu cầu của nhiều loại khách du lịch khác nhau, nhiều loại hình du lịch khác nhau.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tại sao sự phát triển du lịch trên thế giới lại có sự khác nhau?

Trả lời:

Sự phát triển du lịch có sự khác nhau trên thế giới:

- Hoạt động du lịch chịu tác động của các nhân tố: Tài nguyên du lịch, nhu cầu du lịch và các điều kiện phát triển du lịch khác như cơ sở hạ tầng (giao thông, thông tin liên lạc, cơ sở vật chất kĩ thuật, chính sách phát triển...).

- Các nhân tố này có sự khác nhau rất lớn trên thế giới cũng như ở các địa phương trong một nước, nên sự phát triển du lịch khác nhau.

Câu 2: Vì sao các thành phố lớn trên thế giới đồng thời là các trung tâm dịch vụ lớn nhất hiện nay?

Trả lời:

Các thành phố lớn trên thế giới đồng thời là các trung tâm dịch vụ lớn nhất hiện nay do:

- Các thành phố này tập trung đông dân cư với mức sống rất cao nên nhu cầu tiêu dùng phát triển mạnh.

- Các thành phố lớn đồng thời là những trung tâm công nghiệp, trung tâm du lịch, trung tâm kinh tế lớn nên các loại hình dịch vụ sản xuất, kinh doanh phát triển mạnh và rất đa dạng.

- Các thành phố lớn cũng là các trung tâm hành chính, văn hoá, giáo dục, khoa học... nên các dịch vụ về hành chính, văn hoá, giáo dục cũng tập trung phát triển.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay