Câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức Ôn tập chương 3
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 3. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức
ÔN TẬP CHƯƠNG 3. THẠCH QUYỂN
Câu 1: Vận động kiến tạo là gì?
Trả lời:
Vận động kiến tạo được hiểu là các vận động do nội lực sinh ra, làm cho địa hình lớp vỏ Trái Đất có những biến đổi lớn và hiện nay vẫn đang tiếp diễn nhưng xảy ra chậm.
Câu 2: Thuyết kiến tạo mảng xuất hiện khi nào?
Trả lời:
Ý tưởng ban đầu về thuyết kiến tạo mảng xuất hiện khi các nhà khoa học nhận thấy hình thái bờ phía đông của Nam Mỹ và bờ phía tây của châu Phi có thể khớp nhau. Các giả thuyết cho rằng các lục địa này xưa kia từng là một thể thống nhất, về sau mới tách rời nhau và di chuyển đến vị trí như ngày nay.
Câu 3: Trình bày về thuyết kiến tạo mảng?
Trả lời:
Theo thuyết kiến tạo mảng, cấu tạo của thạch quyển bao gồm 7 mảng kiến tạo lớn. Đó là: Mảng Âu-Á, mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia, mảng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Thái Bình Dương và mảng Nam Cực. Ngoài ra còn có một số mảng nhỏ như: Cô-cốt, Ca-ri-bê, Ả-rập, Phi-lip-pin…
Câu 4: Việt Nam nằm ở mảng kiến tạo nào
Trả lời:
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á của châu Á và nằm trong mảng kiến tạo Âu-Á.
Câu 5: Dãy núi trẻ Hi-ma-lay-a ở châu Á được hình thành do sự tiếp xúc của hai mảng kiến tạo nào?
Trả lời:
Dãy núi trẻ Hi-ma-lay-a ở châu Á được hình thành do sự tiếp xúc của 2 mảng kiến tạo là mảng Âu-Á với mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia.
Câu 6: Nội lực là gì?
Trả lời:
Nội lực là lực sinh ra trong lòng Trái Đất, liên quan tới nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.
Câu 7: Nêu nguyên nhân sinh ra nội lực?
Trả lời:
Nguyên nhân sinh ra nội lực là do sự phân hủy của các chất phóng xạ, do các phản ứng hóa học tỏa nhiệt, do chuyển động tự quay của Trái Đất, do sự sắp xếp vật chất theo tỉ trọng,…
Câu 8: Thạch quyển là gì?
Trả lời:
Thạch quyển là phần trên cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti.
Câu 9: Nêu thành phần cấu tạo của thạch quyển?
Trả lời:
Thành phần cấu tạo của thạch quyển chủ yếu là các đá ở thể rắn.
Câu 10: So sánh điểm giống và khác nhau của uốn nếp và đứt gãy
Trả lời:
Uốn nếp | Đứt gãy | |
Giống nhau | Uốn nếp và đứt gãy đều là hoạt động của nội lực, được sinh ra do tác động của những lực bên trong lòng Trái Đất | |
Khác nhau | Uốn nếp xuất hiện ở những khu vực vỏ Trái Đất cấu tạo bởi các đá mềm, khi bị nén ép sẽ hình thành các nếp uốn. Nếu cường độ nén ép mạnh sẽ hình thành các vùng núi uốn nếp (hệ thống núi Himalaya, dãy núi An Đét,...). | Đứt gãy xuất hiện tại những khu vực cấu tạo bởi đá cứng, các vận động kiến tạo làm các lớp đá của vỏ Trái Đất bị nứt vỡ, hình thành các vết nứt hoặc đứt gãy kéo dài. Hai bên đứt gãy, các bộ phận của vỏ Trái Đất có thể nâng cao (tạo thành dãy núi, khối núi) hoặc hạ thấp (tạo thành thung lũng); dọc theo đứt gãy có thể hình thành biển hoặc các hồ tự nhiên (Biển Đỏ và các hồ ở khu vực phía đông lục địa Phi). |
Câu 11: Quan lược đồ sau và kể tên một số mảng kiến tạo của Trái Đất?
Trả lời:
Một số mảng kiến tạo của Trái Đất: Mảng Thái Bình Dương, mảng Bắc Mỹ, mảng Nam Mỹ, mảng Âu – Á, mảng Na-xca, mảng Phi, mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, mảng Phi – lip – pin, mảng Cô-cốt, mảng Ca-ri-bê, mảng A-rập.
Câu 12: Phân biệt sự khác nhau giữa vỏ Trái Đất và thạch quyển?
Trả lời:
- Thạch quyển: là phần cứng ngoài cùng của vỏ Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên cùng lớp Manti, có độ dày tới 100km. - Thạch quyển: là phần cứng ngoài cùng của vỏ Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên cùng lớp Manti, có độ dày tới 100km.
- Lớp vỏ Trái Đất: Là phần ngoài cùng của Trái Đất, cấu tạo chủ yếu bằng những vật chất cứng rắn (đá macma, trầm tích và biến chất), độ dày trung bình dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70km (ở lục địa). - Lớp vỏ Trái Đất: Là phần ngoài cùng của Trái Đất, cấu tạo chủ yếu bằng những vật chất cứng rắn (đá macma, trầm tích và biến chất), độ dày trung bình dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70km (ở lục địa).
Câu 13: Trình bày nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng?
Trả lời:
Theo thuyết kiến tạo mảng, nguyên nhân của các hiện tượng kiến tạo (hình thành các nếp uốn, các đứt gãy,..) và động đất, núi lửa là do hoạt động chuyển dịch một số mảng kiến tạo của vỏ Trái Đất. Trong quá trình hình thành, thạch quyển bị gãy vỡ và tách ra thành những mảng cứng gọi là mảng kiến tạo. Các mảng kiến tạo không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo cửa manti. Mỗi mảng kiến tạo thường bao gồm cả phần lục địa và đáy đại dương. Có những mảng chỉ có phần đáy đại dương như mảng Thái Bình Dương. Trong khi di chuyển các mảng xô vào nhau hoặc tách xa nhau.
Câu 14: Nguyên nhân nào tạo nên sự đa dạng, phong phú của địa hình bề mặt trên Trái Đất?
Trả lời:
Bề mặt Trái Đất có sự phong phú, đa dạng là do các mảng kiến tạo chuyển dịch trên lớp quánh dẻo của manti ở cả phần lục địa và phần đại dương.
Câu 15: Tại sao động đất và núi lửa thường xảy ra tại ranh giới của các mảng kiến tạo?
Trả lời:
- Núi lửa và động đất thường xảy ra ở những nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo (ví dụ: Vành đai ven bờ Thái Bình Dương, vành đai dọc theo giữa đáy Đại Tây Dương, vành đai Địa Trung Hải kéo dài sang Đông Nam Á,...). - Núi lửa và động đất thường xảy ra ở những nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo (ví dụ: Vành đai ven bờ Thái Bình Dương, vành đai dọc theo giữa đáy Đại Tây Dương, vành đai Địa Trung Hải kéo dài sang Đông Nam Á,...).
- Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyền được cấu tạo bởi một số mảng kiến tạo nằm kề nhau (7 mảng chính: Thái Bình Dương, Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, Âu - Á, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Nam Cực). Các mảng này nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc tầng trên cùng của lớp Manti và di chuyển một cách chậm chạp. Mỗi mảng này thường gồm cả phần lục địa và phần đáy đại dương, nhưng có mảng chỉ có phần đại dương (mảng Thái Bình Dương). - Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyền được cấu tạo bởi một số mảng kiến tạo nằm kề nhau (7 mảng chính: Thái Bình Dương, Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, Âu - Á, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Nam Cực). Các mảng này nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc tầng trên cùng của lớp Manti và di chuyển một cách chậm chạp. Mỗi mảng này thường gồm cả phần lục địa và phần đáy đại dương, nhưng có mảng chỉ có phần đại dương (mảng Thái Bình Dương).
- Trong khi di chuyển, các mảng kiến tạo có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau,... Theo thuyết kiến mảng, đó là nguyên nhân của các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa,... tạo - Trong khi di chuyển, các mảng kiến tạo có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau,... Theo thuyết kiến mảng, đó là nguyên nhân của các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa,... tạo
+ Khi hai mảng lục địa chuyển dịch xô vào nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng (ven bờ các mảng) đá sẽ bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành các dãy núi cao, sinh ra động đất, núi lửa,... + Khi hai mảng lục địa chuyển dịch xô vào nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng (ven bờ các mảng) đá sẽ bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành các dãy núi cao, sinh ra động đất, núi lửa,...
+ Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tách dãn, macma sẽ trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất hoặc núi lửa,... + Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tách dãn, macma sẽ trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất hoặc núi lửa,...
Câu 16: Trình bày sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa?
Trả lời:
Núi lửa và động đất thường xảy ra ở những nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo (ví dụ: Vành đai ven bờ Thái Bình Dương, vành đai dọc theo giữa đáy Đại Tây Dương, vành đai Địa Trung Hải kéo dài sang Đông Nam Á,..)
Câu 17: So sánh các quá trình phong hóa lí học, phong hóa hóa học, phong hóa sinh học?
Trả lời:
Phong hóa lí học | Phong hóa hóa học | Phong hóa sinh học | |
Khái niệm | Là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau mà không làm thay đổi màu sắc, thành phần khoáng vật và hoá học của chúng | Là quá trình phá huỷ, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hoá học của đá và khoáng vật | Là sự phá huỷ đá và các khoáng vật dưới tác động của sinh vật |
Nguyên nhân | Quá trình phong hoá xảy ra chủ yếu do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước... | Tác nhân chủ yếu là nước và các hợp chất hoà tan trong nước, khí cacbonic, oxi, axit hữu cơ của sinh vật thông qua các phản ứng hoá học | Tác động do sinh vật (các vi khuẩn, nấm, rễ cây,...) |
Phân bố | Thường xảy ra ở các hoang mạc, ôn đới lạnh,.. | Thường xảy ra ở miền khí hậu xích đạo nóng ẩm và khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm ướt... | Xảy ra ở những nơi có sinh vật phát triển, nhất là thực vật và vi sinh vật |
Kết quả | Đá bị rạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn | Địa hình cacxtơ | Đá và khoáng vật vừa bị phá huỷ cơ giới, vừa bị phá huỷ về mặt hoá học |
Câu 18: Việt Nam có những hang động nổi tiếng nào?
Trả lời:
Những hang động nổi tiếng ở Việt Nam:
- - Động Phong Nha (Quảng Bình)
- Động Hương Tích (Hà Nội)
- Động Thiên Hà
- Động Vân Trình (Ninh Bình)
- Hang Pác Bó (Cao Bằng)
- Động Nhị Thanh, Tam Thanh (Lạng Sơn)
- Động Sơn Mộc Hương (Sơn La)
Câu 19: Lớp Manti có những vai trò gì?
Trả lời:
Vai trò của lớp Manti
+ Đây là nơi tích tụ và tiêu hao nguồn năng lượng bên trong, sinh ra các hoạt động kiến tạo làm thay đổi cấu trúc bề mặt Trái Đất như hình thành những dạng địa hình khác nhau, các hiện tượng động đất, núi lửa,... + Đây là nơi tích tụ và tiêu hao nguồn năng lượng bên trong, sinh ra các hoạt động kiến tạo làm thay đổi cấu trúc bề mặt Trái Đất như hình thành những dạng địa hình khác nhau, các hiện tượng động đất, núi lửa,...
+ Các mảng kiến tạo lớn của Trái Đất di chuyển trên quyển mềm của bao Manti do nguyên nhân chủ yếu là các dòng đối lưu trong lớp quánh dẻo đó. Các dòng đổi lưu đi lên đã tạo ra các sống núi đại dương và đây cũng chính là những dải đứt gãy ở chỗ tiếp xúc của các mảng kiến tạo. Các dòng đối lưu khi rẽ ngang sang hai bên đã gây ra hiện tượng tách giãn đáy đại dương và làm cho các mảng kiến tạo dịch chuyển. + Các mảng kiến tạo lớn của Trái Đất di chuyển trên quyển mềm của bao Manti do nguyên nhân chủ yếu là các dòng đối lưu trong lớp quánh dẻo đó. Các dòng đổi lưu đi lên đã tạo ra các sống núi đại dương và đây cũng chính là những dải đứt gãy ở chỗ tiếp xúc của các mảng kiến tạo. Các dòng đối lưu khi rẽ ngang sang hai bên đã gây ra hiện tượng tách giãn đáy đại dương và làm cho các mảng kiến tạo dịch chuyển.
Câu 20: Trình bày những đặc điểm cơ bản của lớp Manti?
Trả lời:
Đặc điểm cơ bản của lớp Manti:
- Nằm dưới lớp vỏ Trái Đất cho tới độ sâu 2900 km, gồm hai tầng chính: Manti trên và Manti dưới. - Nằm dưới lớp vỏ Trái Đất cho tới độ sâu 2900 km, gồm hai tầng chính: Manti trên và Manti dưới.
+ Vật chất của bao Manti trên có trạng thái quánh dẻo, không chảy lỏng được nhưng vẫn có thể chuyển động thành dòng đối lưu. Manti dưới rắn. + Vật chất của bao Manti trên có trạng thái quánh dẻo, không chảy lỏng được nhưng vẫn có thể chuyển động thành dòng đối lưu. Manti dưới rắn.
+ Các dòng đối lưu trong lớp quánh dẻo đó (được gọi là quyển mềm của bao Manti) được hình thành chủ yếu do sự chuyển dịch, sắp xếp lại vật chất trong lòng Trái Đất. Các vật chất nhẹ đi lên vỏ Trái Đất, vật chất nặng chìm xuống sâu. + Các dòng đối lưu trong lớp quánh dẻo đó (được gọi là quyển mềm của bao Manti) được hình thành chủ yếu do sự chuyển dịch, sắp xếp lại vật chất trong lòng Trái Đất. Các vật chất nhẹ đi lên vỏ Trái Đất, vật chất nặng chìm xuống sâu.