Câu hỏi tự luận Địa lí 12 chân trời Bài 34: Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 34: Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 12 CTST.
Xem: => Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo
BÀI 34: SỬ DỤNG HỢP LÍ TỰ NHIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
(14 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)
Câu 1: Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ như thế nào?
Trả lời:
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng 40,9 nghìn km², bao gồm thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau.
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất cuối cùng về phía nam của Việt Nam, có vùng biển rộng lớn bao quanh ba phía, giàu tài nguyên, gần ngã tư đường hàng hải quốc tế. Vùng giáp vùng Đông Nam Bộ và nước láng giềng Cam-pu-chia. Vị trí địa lí tạo thuận lợi cho Đồng bằng sông Cửu Long phát triển kinh tế, giao lưu, hợp tác với các vùng khác và các quốc gia trong khu vực; đồng thời có vị trí quan trọng đối với quốc phòng an ninh trên cả đất liền và vùng biển đảo.
Câu 2: Nêu đặc điểm dân số Đồng bằng sông Cửu Long?
Trả lời:
Câu 3: Nêu vai trò của sản xuất lương thực và thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Trả lời:
Câu 4: Em hãy cho biết những hạn chế về địa hình và khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long để phát triển kinh tế?
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Phân tích các thế mạnh để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển kinh tế?
Trả lời:
- Địa hình và đất:
+ Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, địa hình thấp, bằng phẳng, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác.
+ Vùng có ba loại đất chính: Đất phù sa sông có diện tích khoảng hơn 1 triệu ha, phân bố dọc sông Tiền, sông Hậu, là loại đất tốt, màu mỡ, thích hợp trồng lúa và các loại cây trồng khác. Đất phèn có hơn 1,6 triệu ha, tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau, có thể cải tạo để trồng lúa, cây ăn quả,... Đất mặn gần 1 triệu ha ở khu vực ven biển, phù hợp cho phát triển rừng ngập mặn, nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài ra, các loại đất khác ở khu vực biên giới Cam-pu-chia và trên các đảo, có thể trồng cây ăn quả và cây công nghiệp nhiệt đới.
- Khí hậu:
+ Khí hậu của vùng mang tính chất cận xích đạo.
+ Nhiệt độ trung bình trên 25°C, biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ, số giờ nắng cao; lượng mưa trung bình năm khoảng 1500 - 2000 mm.
+ Khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, tạo tiềm năng phát triển điện gió, điện mặt trời.
- Nguồn nước:
+ Đồng bằng sông Cửu Long có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc, lớn nhất là hệ thống sông Cửu Long với 2 nhánh lớn là sông Tiền và sông Hậu.
+ Sông ngòi có vai trò quan trọng về thuỷ lợi, giao thông đường sông và phát triển du lịch.
+ Vùng có nhiều bãi triều rộng, diện tích mặt nước lớn trong nội địa, tạo điều kiện nuôi thuỷ sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt.
- Rừng: Rừng tràm ở An Giang, Cà Mau, Kiên Giang, rừng ngập mặn ven biển các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang có ý nghĩa lớn đối với môi trường, bảo tồn nguồn gen, đồng thời là cơ sở để phát triển du lịch sinh thái.
- Khoáng sản: Trong vùng có dầu mỏ và khí tự nhiên ở vùng thềm lục địa; vật liệu xây dựng có đá vôi ở khu vực Hà Tiên (Kiên Giang), đá xây dựng ở vùng Bảy Núi (An Giang); sét, cao lanh,... Ngoài ra, còn có than bùn ở các khu vực đầm lầy, dưới rừng ngập nước (Kiên Giang, Cà Mau,...).
- Biển: Với vùng biển rộng, nhiều đảo, Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều thế mạnh để phát triển tổng hợp kinh tế biển. Sinh vật vùng biển phong phú, nguồn lợi hải sản giàu có, ngư trường Cà Mau – Kiên Giang là ngư trường trọng điểm, trữ lượng hải sản đứng đầu cả nước. Các đảo có tiềm năng cho phát triển du lịch biển, nổi bật là đảo Phú Quốc.
Câu 2: Phân tích hướng sử dụng hợp lí ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Trả lời:
Câu 3: Trình bày vai trò của sản xuất lương thực đối với phát triển kinh tế?
Trả lời:
Câu 4: Phân tích tình hình phát triển sản xuất lương thực và thực phẩm của vùng?
Trả lời:
Câu 5: Em hãy trình bày đặc điểm tài nguyên du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long?
Trả lời:
Câu 6: Phân tích tình hình phát triển ngành du lịch của vùng?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Vì sao phải sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Trả lời:
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước, có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
- Vùng có nhiều lợi thế về tự nhiên để phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với phát triển nông nghiệp, thuỷ sản, du lịch. Sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên sẽ phát triển đa dạng các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của vùng, phát huy hiệu quả thế mạnh của vùng.
- Tuy nhiên, tự nhiên của vùng cũng tồn tại những khó khăn, đặc biệt là vấn đề đất nhiễm phèn, nhiễm mặn, khô hạn, mất cân bằng nguồn nước, biến đổi khí hậu,... Để phát triển kinh tế – xã hội bền vững cần có hướng sử dụng hợp lí, cải tạo và thích ứng với tự nhiên trong sản xuất và đời sống.
Câu 2: Tại sao nói Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước?
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Có ý kiến cho rằng: “Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất thực phẩm lớn nhất cả nước”? Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Trả lời:
- Khai thác thủy sản:
+ Sản lượng tăng liên tục, chiếm gần 39% sản lượng thủy sản khai thác cả nước (năm 2021).
+ Chủ yếu khai thác xa bờ.
+ Hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá được chú trọng xây dựng rộng rãi.
+ Các tỉnh có sản lượng lớn là : Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre, Tiền Giang,...
- Nuôi trồng thủy sản:
+ Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn, chiếm khoảng 72% cả nước (năm 2021).
+ Sản lượng tăng nhanh, các đối tượng nuôi đa dạng: cá da trơn, cá chình, cá lóc, tôm sú, sò huyết, nghêu,...
+ Áp dụng rộng rãi các mô hình nuôi thâm canh và ứng dụng công nghệ cao. Đã hình thành các mô hình chuyên canh thủy sản, áp dụng công nghệ cao, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, hiệu quả, tăng lợi thế cạnh tranh trên thương trường quốc tế.
+ Các tỉnh có diện tích nuôi trồng lớn là: Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng,...
- Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp tới 65% sản lượng nuôi trồng và 60% sản lượng cá xuất khẩu (năm 2022).
- Các sản phẩm chăn nuôi phong phú: Đàn lợn và đàn bò tăng khá nhanh; lợn phân bố tương đối đều theo các tỉnh, bò tập trung ở Trà Vinh,Bến Tre, An Giang. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi vịt hàng hóa lớn nhất cả nước.
- Đồng bằng sông Cửu Long đứng đầu cả nước về trồng rau các loại.
---------------------------------
-------------- Còn tiếp ---------------------