Câu hỏi tự luận Địa lí 6 chân trời Ôn tập chương 1 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 1 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 1. BẢN ĐỒ - PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (PHẦN 2)

Câu 1: Trái Đất được chia thành mấy bán cầu?

Trả lời:

Trái Đất chia thành 2 phần bằng nhau: phần phía bắc là bán cầu Bắc và phần phía nam là bán cầu Nam.

Câu 2: Trình bày cách ghi tọa độ địa lý của một điểm?

Trả lời:

Để viết toạ độ của một điểm người ta ghi vĩ độ trước và kinh độ sau.

Câu 3: Nêu những lưu ý khi nêu vĩ độ, kinh độ của một điểm?

Trả lời:

Khi nêu vĩ độ của một địa điểm, cần chỉ rõ địa điểm đó nằm ở phía bắc hay phía nam của Xích đạo. Tương tự, khi nêu kinh độ của một địa điểm cần chỉ rõ địa điểm đó nằm phía đông hay phía tây của kinh tuyến gốc.

 

Câu 4: Nêu vị trí của kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc?

Trả lời:

- Kinh tuyến gốc đánh số 0⁰ đi qua đài thiên văn Grin – uýt ở ngoại ô thủ đô Luân – đôn của Vương quốc Anh (theo quy ước quốc tế) - Kinh tuyến gốc đánh số 0⁰ đi qua đài thiên văn Grin – uýt ở ngoại ô thủ đô Luân – đôn của Vương quốc Anh (theo quy ước quốc tế)

- Vĩ tuyến gốc là xích đạo và cũng được đánh số 0⁰, chia quả Địa Cầu hai phần bằng nhau. - Vĩ tuyến gốc là xích đạo và cũng được đánh số 0⁰, chia quả Địa Cầu hai phần bằng nhau.

Câu 5: Mô tả hình dạng lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu hình nón?

Trả lời:

Hình dạng lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu hình nón:

Kinh tuyến giữa là đường thẳng, các kinh tuyến còn lại là những đường cong đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa; các đường kinh tuyến có độ dài bằng nhau. Vĩ tuyến là các đoạn thẳng song song và vuông góc với đường kinh tuyến giữa; độ dài các đường vĩ tuyến giảm dần từ xích đạo về hai cực.

Câu 6: Một số vùng đất trên bản đồ có sự sai khác so với hình dạng thực trên bề mặt đất. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Vì khi vẽ bản đồ, mặt cong của bề mặt Trái Đất được chuyển thành mặt phẳng ở trên bản đồ, các vùng đất được biểu hiện trên bản đồ có sự biến dạng nhất định.

Câu 7: Liệt kê một số đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ hành chính và bản đồ tự nhiên?

Trả lời:

- Những đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ hành chính: thủ đô (ngôi sao đỏ), Thành phố trực thuộc trung ương (chấm tròn tô đỏ), đường sắt (đoạn thẳng liền màu đen),... - Những đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ hành chính: thủ đô (ngôi sao đỏ), Thành phố trực thuộc trung ương (chấm tròn tô đỏ), đường sắt (đoạn thẳng liền màu đen),...

 - Những đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ tự nhiên: phân tầng độ sâu (các hình chữ nhật màu xanh nối tiếp nhau và đậm dần), đỉnh núi, độ sâu (hình núi màu đen, bên trên ghi độ cao 3143), phân tầng độ sâu (các hình chữ nhật màu đỏ nối tiếp nhau và thay đổi màu sắc nhạt dần),...

Câu 8: Chiều dài các kinh tuyến và vĩ tuyến có bằng nhau không?

Trả lời:

- Các kinh tuyến đều bằng nhau, vì chúng đều nổi cực Bắc với cực Nam. - Các kinh tuyến đều bằng nhau, vì chúng đều nổi cực Bắc với cực Nam.

- Các vĩ tuyến không bằng nhau, vì Trái Đất có hình elip. - Các vĩ tuyến không bằng nhau, vì Trái Đất có hình elip.

Câu 9: Viết tọa độ địa lý của các điểm trong các hình sau

Trả lời:

Tọa độ địa lý của

- Điểm A (30°B, 150°T). - Điểm A (30°B, 150°T).

- Điểm B (60°B, 90°Đ). - Điểm B (60°B, 90°Đ).

- Điểm C (30°B, 60°Đ). - Điểm C (30°B, 60°Đ).

- Điểm D (60°N, 150°T). - Điểm D (60°N, 150°T).

Câu 10: Dựa vào hình 2.1, em hãy cho biết các kí hiệu a,b,c,d tương ứng với nội dung các hình nào (1,2,3,4)?

Trả lời:

Ghép nội dung tương ứng như sau:

1. C

2. B

3. A

4. D

Câu 11: Phân biệt tỉ lệ số và tỉ lệ thước?

Trả lời:

Tỉ lệ sốTỉ lệ thước
Tỉ lệ số là một phân số luôn có từ số là 1, mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.Tỉ lệ thước là tỉ lệ được về cụ thể dưới dạng một thước đo tính sẵn. Mỗi đoạn trên thước đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực tế.

Câu 12: Làm thế nào để đọc được bản đồ?

Trả lời:

Để đọc bản đồ ta cần có nhiều kĩ năng đã được thực hành trước đó, bao gồm: cách xác định phương hướng, đo tính khoảng cách, sử dụng bảng chú giải.

 

Câu 13: Với tỉ lệ 1 : 60 000 thì 1 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu m trên thực địa?

Trả lời:

Với tỉ lệ 1 : 60 000 thì 1 cm trên bản đồ tương ứng với 600m trên thực địa.

Câu 14: Nếu 2 cm trên bản đồ tương ứng với 6 km trên thực tế thì tỉ lệ số trên bản đồ là bao nhiêu?

Trả lời:

Nếu 2 cm trên bản đồ tương ứng với 6 km trên thực tế thì tỉ lệ số trên bản đồ là 2 : 600 000 = 1 : 300 000.

Câu 15: Khoảng cách theo đường chim bay từ Hà Nội đến thành phố Huế có tỉ lệ 1 : 3 000 000 là 17,8cm. Vậy khoảng cách giữa hai thành phố này trên thực tế là bao nhiêu km?

Trả lời:

Khoảng cách theo đường chim bay từ Hà Nội đến thành phố Huế có tỉ lệ 1 : 3 000 000 là 17,8cm thì khoảng cách giữa hai thành phố này trên thực tế là:

3 000 000 x 17,8 = 53 400 000 cm = 534 km.

Câu 16: Phân biệt lược đồ trí nhớ về không gian xung quanh ta và lược đồ trí nhớ về không gian xung quanh rộng lớn hơn hoặc về nơi ta chưa đến?

Trả lời:

Lược đồ trí nhớ về không gian xung quanh taLược đồ trí nhớ về không gian xung quanh rộng lớn hơn hoặc về nơi ta chưa
Lược đồ trí nhớ trước hết là cảm nhận của cá nhân về không gian xung quanh một nơi nào đấy – mà người đó đã trải nghiệm. Lược đồ trí nhớ tồn tại trong trí não con người, nhờ thế mà người ta có thể định hướng trong không gian, tìm đường, đi được đến nơi mình muốn đến và trở lại nơi mình muốn trở về mà không cần có bản đồ trong tay hay bất cứ công cụ hỗ trợ nào.Khi học về địa lí thế giới hay địa lí Việt Nam, những tri thức về không gian và sự phân bố của các đối tượng địa lí, một số thuộc tính của chúng, được lưu giữ trong trí nhớ của cá nhân dưới dạng lược đồ trí nhớ. Trong những tình huống nào đó, người này sẽ nhớ lại các thông tin và vẽ chúng trên giấy.

Câu 17: Làm thế nào để vẽ lược đồ trí nhớ?

Trả lời:

Để vẽ lược đồ trí nhớ, em hãy thực hiện các bước sau:

- Hình dung: Nhớ lại và suy nghĩ về nơi mà em sẽ vẽ lược đỗ. Ví dụ: khu phố, thôn xóm nơi em đang sống, ngôi trường em đang học tập, đường đi từ nhà đến trường,... - Hình dung: Nhớ lại và suy nghĩ về nơi mà em sẽ vẽ lược đỗ. Ví dụ: khu phố, thôn xóm nơi em đang sống, ngôi trường em đang học tập, đường đi từ nhà đến trường,...

- Sắp xếp không gian: Suy nghĩ về tất cả những hình ảnh em có về nơi đó và sắp xếp chúng lại với nhau trong tư duy của mình. - Sắp xếp không gian: Suy nghĩ về tất cả những hình ảnh em có về nơi đó và sắp xếp chúng lại với nhau trong tư duy của mình.

- Vị trí bắt đầu: là địa điểm hoặc khu vực em chọn để vẽ lược đồ của mình. Nó có thể là nhà của em, trường học hoặc một địa điểm bất kì. - Vị trí bắt đầu: là địa điểm hoặc khu vực em chọn để vẽ lược đồ của mình. Nó có thể là nhà của em, trường học hoặc một địa điểm bất kì.

Câu 18: Phân tích ý nghĩa của lược đồ trí nhớ tới cuộc sống và học tập?

Trả lời:

Một người có những lược đồ trí nhớ phong phú về các vùng đất đang sống sẽ sử dụng không gian sống hiệu quả hơn. Người đó sẽ có nhiều lựa chọn trong việc di chuyển (ví dụ: Đi tuyến đường nào gần nhất? Đi tuyến đường nào thì tránh được tắc đường vào giờ cao điểm?...), lựa chọn và đi đến các địa điểm mua sắm, vui chơi giải trí, học tập,...

Khi có lược đồ trí nhớ về một không gian sống phong phú hơn, em sẽ thấy không gian đó ý nghĩa hơn, sẽ gắn bó hơn với vùng đất ấy, nhất là sau này khi đi xa.

Khi sống ở một địa phương, hãy tranh thủ thời gian cùng cha mẹ, người thân, bạn bè khám phá những di tích lịch sử, các danh thắng, các làng nghề, các công trình kiến trúc tiêu biểu,... Em sẽ càng yêu hơn quê hương, đất nước mình.

Trong học tập, lược đồ trí nhớ giúp ta học Địa lý thú vị hơn nhiều, kiến thức địa lí vững chắc hơn và khả năng vận dụng vào cuộc sống cũng đa dạng hơn.

Câu 19: Quan sát lược đồ trí nhớ sau và mô tả đường đi từ nơi em sống đến trường học?

Trả lời:

Từ nhà đi về bên trái theo hướng tây, qua ngã 3 giao với đồng và cánh rừng rồi đến ngã tư, sau đó rẽ phải, vượt qua ngã tư tiếp theo và di chuyển thêm 1 đoạn nhỏ là đến Trường học.

Câu 20: Quan sát hình 2.2 và hình 2.3 em hãy:

●     Xác định các yếu tố sau: bảng chú giải, kí hiệu

●     Cho biết kí hiệu nào thể hiện các mỏ sắt, mỏ than?

●     Kí hiệu nào được dùng để thể hiện ranh giới của thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận?

Trả lời:

Xác định các yếu tố sau: bảng chú giải, kí hiệu:

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay