Câu hỏi tự luận Địa lí 6 chân trời Ôn tập chương 1 (P3)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 1 (P3). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 1. BẢN ĐỒ - PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (PHẦN 3)

Câu 1: Mô tả hình dạng lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu hình trụ?

Trả lời:

Hình dạng lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu hình trụ:

Mặt chiếu là một hình trụ bao quanh quả cầu. Các kinh tuyến là những đoạn thẳng song song và bằng nhau. Các vĩ tuyến là những đoạn thẳng song song, bằng nhau và vuông góc với kinh tuyến.

Câu 2: Trình bày sự khác nhau giữa kinh tuyến và kinh độ?

Trả lời:

- Kinh tuyến: Những đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu. - Kinh tuyến: Những đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu.

- Kinh độ: Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc. - Kinh độ: Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.

Câu 3: Trình bày sự khác nhau giữa vĩ tuyến và vĩ độ?

Trả lời:

- Vĩ tuyến: Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến. - Vĩ tuyến: Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến.

- Vĩ độ: Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc (đường xích đạo). - Vĩ độ: Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc (đường xích đạo).

Câu 4: Liệt kê và giải thích các đường vĩ tuyến đặc biệt trên Trái Đất?

Trả lời:

- Vĩ tuyến: Các vòng tròn song song với xích đạo. Các vĩ tuyến là giao tuyến của mặt phẳng vuông góc với trục Trái Đất và bề mặt đất. - Vĩ tuyến: Các vòng tròn song song với xích đạo. Các vĩ tuyến là giao tuyến của mặt phẳng vuông góc với trục Trái Đất và bề mặt đất.

- Các đường vĩ tuyến đặc biệt 0°, 23°27′B&N, 66⁰33°B&N, 90°B&N. - Các đường vĩ tuyến đặc biệt 0°, 23°27′B&N, 66⁰33°B&N, 90°B&N.

- 90⁰: Địa cực, độ dài bằng 0. - 90⁰: Địa cực, độ dài bằng 0.

- 0⁰: Vĩ tuyến lớn nhất, chia đôi Trái Đất. - 0⁰: Vĩ tuyến lớn nhất, chia đôi Trái Đất.

- 23°27′B&N: Vĩ tuyến giới hạn Mặt Trời lên thiên đỉnh (do Trái Đất nghiêng 23°27’). - 23°27′B&N: Vĩ tuyến giới hạn Mặt Trời lên thiên đỉnh (do Trái Đất nghiêng 23°27’).

- 66°33'B&N: Vĩ tuyến bắt đầu có ngày đêm địa cực (90 - 23°27'). - 66°33'B&N: Vĩ tuyến bắt đầu có ngày đêm địa cực (90 - 23°27').

Câu 5: Trên quả Địa Cầu, nếu cứ cách 10’, ta vẽ một kinh tuyến, thì có tất cả bao nhiêu kinh tuyến? Nếu cứ cách 10’, ta vẽ một vĩ tuyến, thì sẽ có bao nhiêu vĩ tuyến Bắc và bao nhiêu vĩ tuyến Nam?

Trả lời:

- Vì trên quả Địa Cầu có 360 kinh tuyến nên nếu cứ cách 10’ ta vẽ 1 kinh tuyến thì có tất cả 360 : 10 = 36 kinh tuyến. - Vì trên quả Địa Cầu có 360 kinh tuyến nên nếu cứ cách 10’ ta vẽ 1 kinh tuyến thì có tất cả 360 : 10 = 36 kinh tuyến.

- Vì trên quả Địa Cầu có 181 vĩ tuyến nên nếu cứ cách 10’ ta vẽ 1 vĩ tuyến thì có tất cả 181 : 10 = 18 vĩ tuyến. Do Trái Đất được chia thành 2 bán cầu nên ta được 9 vĩ tuyến Bắc, 9 vĩ tuyến Nam. - Vì trên quả Địa Cầu có 181 vĩ tuyến nên nếu cứ cách 10’ ta vẽ 1 vĩ tuyến thì có tất cả 181 : 10 = 18 vĩ tuyến. Do Trái Đất được chia thành 2 bán cầu nên ta được 9 vĩ tuyến Bắc, 9 vĩ tuyến Nam.

Câu 6: Phân biệt các ký hiệu trên bản đồ?

Trả lời:

Kí hiệu điểmKí hiệu đườngKí hiệu diện tích
Dùng để biểu hiện những sự vật, hiện tượng địa lí phân bố theo những điểm riêng biệt như một mỏ khoáng sản, một sân bay, một cảng biển,....Thường được dùng để biểu hiện các sự vật, hiện tượng địa lí phân bố theo chiều dài như đường ranh giới quốc gia, đường giao thông, sông ngòi,...Thường được dùng để thể hiện các sự vật, hiện tượng địa lí phân bố theo diện tích như đất trồng rừng, đầm lấy, vùng trồng lúa,...

 

Câu 7: Lấy ví dụ để làm rõ vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống?

Trả lời:

Một số ví dụ cụ thể về vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống:

- -        Xác định được vị trí địa lí một điểm nào đó trên mặt đất (tọa độ địa lý), ở vào đới khí hậu nào,...

- -        Dùng để chỉ đường.

- -        Dùng trong các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, du lịch,...

- -        Dùng trong quân sự

- -        Dự báo và thể hiện các hiện tượng tự nhiên, ...

Câu 8: Bản đồ thông dụng hiện nay được chia thành những nhóm nào?

Trả lời:

Người ta chia bản đồ ra làm hai nhóm là nhóm bản đồ địa lý chung và nhóm bản đồ địa lí chuyên đề.

Nhóm bản đồ địa lý chungNhóm bản đồ địa lí chuyên đề
Nhóm bản đồ địa lý chung thể hiện các đối tượng địa lí cụ thể trên bề mặt đất (tự nhiên, kinh tế, xã hội,...) như địa hình, đất, sinh vật, các điểm dân cư, đường giao thông, các vùng sản xuất, ranh giới hành chính,... Nhóm bản đồ này không tập trung làm nổi bật vào yếu tố nào.

Nhóm bản đồ địa lí chuyên đề có nội dung thể hiện tập trung một hoặc hai đối tượng địa lí, các đối tượng chính được ưu tiên thể hiện.

Ví dụ: Bản đồ địa lí thành phố Hà Nội, Bản đồ địa lí tỉnh Nghệ An,...Ví dụ: Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam, Bản đồ phân bố các nhà máy thuỷ điện ở Việt Nam,...

 

Câu 9: Quan sát bản đồ sau và cho biết kí hiệu nào được dùng để thể hiện ranh giới của Hà Nội và các tỉnh lân cận?

Trả lời:

Kí hiệu được dùng để thể hiện ranh giới của thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận là kí hiệu đường.

Câu 10: Các nhà hàng hải hay dùng bản đồ có các đường kinh tuyến, vĩ tuyến là những đường thẳng. Giải thích tại sao?

Trả lời:

- Trong phép chiếu này, tỉ lệ theo lưới chiếu các kinh tuyến, vĩ tuyến thay đổi giống nhau, liên tục tăng dần từ xích đạo đến cực. Xích đạo có độ dài 2R, là vĩ tuyến duy nhất không có sai số độ dài. Từ xích đạo về cực, các vĩ tuyến lần lượt bị kéo dài ra. - Trong phép chiếu này, tỉ lệ theo lưới chiếu các kinh tuyến, vĩ tuyến thay đổi giống nhau, liên tục tăng dần từ xích đạo đến cực. Xích đạo có độ dài 2R, là vĩ tuyến duy nhất không có sai số độ dài. Từ xích đạo về cực, các vĩ tuyến lần lượt bị kéo dài ra.

- Ưu điểm của phép chiếu này là góc trên bản đồ có độ lớn tương ứng bằng góc trên quả Địa Cầu, vì thế các bản đồ vẽ theo lưới chiếu này được dùng nhiều trong ngành hàng hải, hàng không. - Ưu điểm của phép chiếu này là góc trên bản đồ có độ lớn tương ứng bằng góc trên quả Địa Cầu, vì thế các bản đồ vẽ theo lưới chiếu này được dùng nhiều trong ngành hàng hải, hàng không.

 

Câu 11 : Quan sát bản đồ dưới đây và mô tả đường đi từ:

- Hội trường Thống Nhất đến Nhà hát Thành phố. - Hội trường Thống Nhất đến Nhà hát Thành phố.

- Nhà hát Thành phố đến chợ Bến Thành. - Nhà hát Thành phố đến chợ Bến Thành.

Trả lời:

- Từ Hội trường Thống Nhất đi xuôi theo đường Nguyễn Du, đến đường Đồng KHởi rẽ tay phải. Nhà hát Thành phố nằm trên đường Đồng Khởi. - Từ Hội trường Thống Nhất đi xuôi theo đường Nguyễn Du, đến đường Đồng KHởi rẽ tay phải. Nhà hát Thành phố nằm trên đường Đồng Khởi.

- Từ Nhà hát Thành phố đi xuôi theo đường Lê Lợi, qua ngã tư Lê Lợi – Pasteur, qua ngã năm Lê Lợi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Trung Trực. Chợ Bến Thành có cổng vào trên đường Lê Lợi. - Từ Nhà hát Thành phố đi xuôi theo đường Lê Lợi, qua ngã tư Lê Lợi – Pasteur, qua ngã năm Lê Lợi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Trung Trực. Chợ Bến Thành có cổng vào trên đường Lê Lợi.

Câu 12: Tại sao trước khi sử dụng bản đồ chúng ta phải xem bảng chú giải?

Trả lời:

Khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải, vì bảng chú giải của bản đồ giúp chúng ta hiểu nội dung và ý nghĩa của các ký hiệu dùng trên bản đồ.

Câu 13: Hãy sưu tầm bản đồ hành chính Việt Nam qua các thời kỳ và so sánh sự thay đổi số lượng các đơn vị hành chính cấp tỉnh

Trả lời:

  

=> Qua các năm bản đồ hành chính cấp tỉnh được tăng và chú thích chi tiết hơn

Câu 14: Mô tả hình dạng lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu hình nón?

Trả lời:

Hình dạng lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu hình nón:

Kinh tuyến giữa là đường thẳng, các kinh tuyến còn lại là những đường cong đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa; các đường kinh tuyến có độ dài bằng nhau. Vĩ tuyến là các đoạn thẳng song song và vuông góc với đường kinh tuyến giữa; độ dài các đường vĩ tuyến giảm dần từ xích đạo về hai cực.

Câu 15: So sánh điểm giống và khác nhau giữa quả Địa Cầu và bản đồ?

Trả lời:

- Giống nhau: Đều là sự mô phỏng thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định. - Giống nhau: Đều là sự mô phỏng thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định.

- Khác nhau: - Khác nhau:

+ Quả Địa Cầu: Quả địa cầu là mô phỏng theo dạng cầu (tròn) giống trái đất thật của chúng ta do đó các kinh tuyến sẽ cắt nhau tại 2 điểm cực bắc và cực nam, còn các vĩ tuyến là các đường tròn đồng tâm (chỉ trên quả địa cầu thôi còn thực tế thì không vậy). + Quả Địa Cầu: Quả địa cầu là mô phỏng theo dạng cầu (tròn) giống trái đất thật của chúng ta do đó các kinh tuyến sẽ cắt nhau tại 2 điểm cực bắc và cực nam, còn các vĩ tuyến là các đường tròn đồng tâm (chỉ trên quả địa cầu thôi còn thực tế thì không vậy).

+ Bản đồ: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, thể hiện các đối tượng địa lý bằng biểu tượng có các yếu tố bổ trợ, yếu tố nội dung. + Bản đồ: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, thể hiện các đối tượng địa lý bằng biểu tượng có các yếu tố bổ trợ, yếu tố nội dung.

Câu 16: Lược đồ trí nhớ là gì?

Trả lời:

Lược đồ trí nhớ là hình ảnh về một địa điểm hoặc một khu vực cụ thể trong tâm trí của con người. Lược đồ trí nhớ giúp chúng ta định hướng di chuyển từ nơi này đến nơi khác bằng cách phác hoạ tuyến đường đi. Ví dụ, em sử dụng lược đồ trí nhớ để đi từ nhà đến trường mỗi ngày.

Câu 17: Lược đồ trí nhớ có vai trò như thế nào?

Trả lời:

Lược đồ trí nhớ giúp chúng ta hiểu về thế giới xung quanh, sắp xếp không gian và thể hiện lại các đối tượng, phác hoạ hình ảnh của một địa điểm, một hành trình hoặc một vùng nào đó.

Câu 18: Làm thế nào để vẽ lược đồ trí nhớ đường đi?

Trả lời:

Đầu tiên phải hồi tưởng điểm xuất phát và điểm kết thúc của quãng đường, hướng đi chính và khoảng cách giữa hai địa điểm đó. Sau đó hồi tưởng và xác định những điểm mốc chính trên toàn bộ quãng đường. Tiếp theo, xác định hướng đi và khoảng cách giữa các điểm mốc với nhau.

Câu 19: Làm thế nào để vẽ lược đồ trí nhớ về một khu vực?

Trả lời:

Khi vẽ lược đồ một khu vực, cần hồi tưởng lại tổng thể khu vực đó gồm các đối tượng nào; diện tích, hướng, khoảng cách các đối tượng với nhau,...

Câu 20: Làm thế nào để vẽ lược đồ trí nhớ về không gian xung quanh ta?

Trả lời:

Khi vẽ lược đồ trí nhớ ra giấy, điều quan trọng là chỉ vẽ ra những đối tượng địa lí nào mà người đó nhớ và cho là chính xác. Nếu em và bạn cùng vẽ về một không gian nào đó, chẳng hạn ngôi trường đang học, đừng cố gắng phải vẽ giống bạn, hãy vẽ những gì trong trí nhớ của em.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay