Câu hỏi tự luận Địa lí 6 chân trời Ôn tập chương 2 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 2 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án địa lí 6 sách chân trời sáng tạo

ÔN TẬP CHƯƠNG 2. TRÁI ĐẤT - HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI (PHẦN 1)

Câu 1: Vũ trụ bao gồm những thành phần nào?

Trả lời:

Trong Vũ Trụ bao la có rất nhiều thiên hà. Trong số đó có một thiên hà chứa hệ Mặt Trời. Trong hệ Mặt Trời có Mặt Trời ở trung tâm và tám hành tinh chuyển động xung quanh. Trái Đất là một trong số các hành tinh của hệ Mặt Trời.

Câu 2: Vị trí Trái Đất có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời có ý nghĩa rất đặc biệt. Vị trí đó cùng với sự tự quay đã giúp Trái Đất nhận được ánh sáng và lượng nhiệt phù hợp cho sự sống.

Câu 3: Nêu hình dạng và kích thước của Trái Đất?

Trả lời:

Trái Đất có dạng hình cầu với kích thước rất lớn. Bán kính Trái Đất tại Xích đạo có độ dài 6378 km. Diện tích bề mặt Trái Đất lên đến hơn 510 triệu km².

Câu 4: Quan sát hình ảnh dưới đây và kể tên các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời?

Trả lời:

Các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời: Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh.

Câu 5: Kích thước của Trái Đất có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Nhờ xác định được kích thước và hình dạng của Trái Đất mà bằng các thiết bị định vị toàn cầu có thể xác định được tọa độ của các địa điểm trên Trái Đất, khoảng cách giữa các địa điểm,... Cũng nhờ thế, người ta có thể vẽ khá chính xác bản đồ thế giới.

Câu 6: Phân biệt sự khác nhau giữa thiên thể, sao, hành tinh và vệ tinh?

Trả lời:

Thiên thểSaoHành tinhVệ tinh
Thiên thể là những khối vật chất trong vũ trụ có hình dạng, kích thước khác nhauCác thiên thể mà tự mình có ánh sáng thì được gọi là các ngôi sao. Ví du: Mặt Trời là một ngôi saoTám thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời được gọi là tám hành tinh. Các hành tinh không có ánh sáng, mà chỉ phản chiếu ánh sáng Mặt TrờiVệ tinh là các thiên thể chuyển động xung quanh các hành tinh

Câu 7: Múi giờ trên Trái Đất được phân chia như thế nào?

Trả lời:

Múi giờ có đường kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở thủ đô Luân Đôn (Vương quốc Anh) được chọn làm múi giờ gốc, đó là múi giờ số 0. Giờ được tính theo múi giờ gốc làm giờ giao dịch chung trên thế giới gọi là giờ quốc tế, viết tắt là giờ GMT.

Những múi giờ nằm bên trái múi giờ 0 là giờ muộn hơn giờ quốc tế (GMT -), còn nằm bên phải là giờ sớm hơn giờ quốc tế (GMT +).

Trong thực tế, ranh giới của các múi giờ trên đất liền không trùng với các kinh tuyến. Chúng đã được điều chỉnh để thuận tiện cho việc tính giờ của từng khu vực, từng quốc gia.

Câu 8: Trình bày sự lệch hướng chuyển động của vật thể?

Trả lời:

Trái Đất tự quay đã sinh ra một lực làm cho các vật thể đang chuyển động trên Trái Đất đều bị lệch so với hướng ban đầu. Lực làm lệch hướng này được gọi là lực Cô-ri-ô-lít (Coriolis). Hướng lệch của các vật thể chuyển động khác nhau giữa hai bán cầu. So với hướng chuyển động ban đầu, vật thể đang chuyển động sẽ bị lệch về bên phải ở bán cầu Bắc và lệch về bên trái ở bán cầu Nam.

Câu 9: Những quốc gia nào có cùng múi giờ với Việt Nam?

Trả lời:

Những quốc gia có cùng múi giờ với Việt Nam: Thái Lan, Cam – pu – chia, In – đô – nê – xi – a.

Câu 10: Những quốc gia nào sử dụng nhiều múi giờ khác nhau?

Trả lời:

Một số quốc gia sử dụng nhiều múi giờ: Nga, Mỹ, Anh, Úc, Canada, Đan Mạch,...

Câu 11: Phân tích thuận lợi của sự phân chia bề mặt Trái Đất làm 24 khu vực đối với sinh hoạt và đời sống?

Trả lời:

Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ thuận tiện cho việc tính giờ và giao dịch trên toàn thế giới, vì các hoạt động của người dân ở các nơi khác nhau trên thế giới sẽ được thống nhất về mặt thời gian.

 

Câu 12: Chung kết chương trình Vua Tiếng Việt được truyền hình trực tiếp vào 20 giờ ngày 18 tháng 8 năm 2023 tại Việt Nam. Khi đó ở các địa điểm Mát-xcơ-va (Nga), Tokyo (Nhật Bản) và Oa – sinh – tơn (Mỹ) là mấy giờ?

Trả lời:

Chung kết chương trình Sao Mai Điểm Hẹn được truyền hình trực tiếp vào 20 giờ ngày 18 tháng 8 năm 2023 tại Việt Nam. Khi đó ở các điểm điểm

- Mát-xcơ-va (Nga) là 22 giờ ngày 18 tháng 8 năm 2023. Do Mát-xcơ-va nằm ở múi giờ +5, nhanh hơn Việt Nam 2 giờ. - Mát-xcơ-va (Nga) là 22 giờ ngày 18 tháng 8 năm 2023. Do Mát-xcơ-va nằm ở múi giờ +5, nhanh hơn Việt Nam 2 giờ.

- Tokyo (Nhật Bản) là 18 giờ ngày 18 tháng 8 năm 2023. Do Tokyo nằm ở múi giờ +9, chậm hơn Việt Nam 2 giờ. - Tokyo (Nhật Bản) là 18 giờ ngày 18 tháng 8 năm 2023. Do Tokyo nằm ở múi giờ +9, chậm hơn Việt Nam 2 giờ.

- -  Oa – sinh – tơn (Mỹ) là 8 giờ ngày 18 tháng 8 năm 2023. Do Niu – Ooc nằm ở múi giờ -5, chậm hơn Việt Nam 12 giờ.

 

Câu 13: Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết hình dạng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?

Trả lời:

Quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời có hình elip gần tròn, chuyển động ngược chiều quay của kim đồng hồ.

Câu 14: Mất bao lâu để Trái Đất hoàn thành một vòng quay quanh Mặt Trời?

Trả lời:

Thời gian chuyển động hết một vòng quanh Mặt Trời của Trái Đất là 365 ngày và 6 giờ. Thời gian này gọi là một năm thiên văn.

Câu 15: Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết góc nghiêng và hướng của trục trong quá trình chuyển động của Trái Đất?

Trả lời:

Góc nghiêng và hướng nghiêng trong quá trình chuyển động: Trong khi chuyển động trên quỹ đạo, Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không đổi → chuyển động tịnh tiến.

Câu 16: Liệt kê các hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?

Trả lời:

Các hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: mùa trên Trái Đất và hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.

Câu 17: Mùa là gì? Nguyên nhân sinh ra hiện tượng màu?

Trả lời:

Mùa là một khoảng thời gian của năm, có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa là do trục Trái Đất nghiêng và gần như không đổi hướng khi Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời.

 

Câu 18: Trình bày hệ quả mùa trên Trái Đất?

Trả lời:

Trục Trái Đất nghiêng và gần như không đổi hướng khi Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. Khi ấy lần lượt bán cầu Bắc và bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn thì nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt hơn, lúc này là mùa nóng. Ngược lại, bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời ít hơn sẽ nhận được ít ánh sáng và nhiệt hơn, lúc này là mùa lạnh. Như vậy, trong cùng một thời điểm, mùa ở hai bán cầu trái ngược nhau.

Câu 19: Trình bày hiện tượng ngày – đêm dài ngắn theo mùa?

Trả lời:

Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau. Các địa điểm nằm trên đường Xích đạo quanh năm luôn có ngày, đêm dài bằng nhau. Càng xa xa Xích đạo về phía hai cực, sự chênh lệch độ dài ngày, đêm càng biểu hiện tô rệt.

Do mùa ở hai bán cầu diễn ra ngược nhau nên độ dài ngày, đêm ở hai bán cầu cũng ngược nhau. Khi bán cầu Bắc có ngày dài, đêm ngắn thì ở bán cầu Nam sẽ là ngày ngắn, đêm dài.

Câu 20: So sánh sự khác nhau giữa bán cầu Bắc và bán cầu Nam ở ngày 22/6 và ngày 22/12?

Trả lời:

          Thời gian

Địa điểm

Ngày 22/6Ngày 22/12  
MùaThời gian ngày - đêmMùaThời gian ngày - đêm 
Nửa cầu BắcNóngThời gian ngày dài hơn đêmLạnhThời gian ngày ngắn hơn đêm
Nửa cầu NamLạnhThời gian ngày ngắn hơn đêmNóngThời gian ngày dài hơn đêm

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay