Câu hỏi tự luận Địa lí 6 chân trời Ôn tập chương 3

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 3. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 3. CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT

Câu 1: Lớp vỏ Trái Đất là gì?

Trả lời:

Lớp vỏ Trái Đất là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên như đất, đá, không khí, nước, sinh vật,… Lớp vỏ Trái Đất bao gồm vỏ lục địa và vỏ đại dương.

Câu 2: Thạch quyển là gì?

Trả lời:

Thạch quyền là lớp ngoài cùng của Trái Đất, bao gồm: vỏ Trái Đất và phần trên của man-ti. Thạch quyển được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo lớn nhỏ khác nhau.

Câu 3: Nêu quá trình di chuyển của thạch quyển?

Trả lời:

Các màng kiến tạo hiện đang di chuyển xô vào nhau hoặc tách xa nhau với một tốc độ rất chậm. Những dòng chuyển động của vật chất ở tầng trên của lớp man-ti tạo ra lực giúp cho các mảng kiến tạo di chuyển.

Câu 4: Núi lửa là gì?

Trả lời:

Núi lửa là hiện tượng phun trào macma lên trên bề mặt Trái Đất. Núi lửa thường phân bố theo nhóm và hầu hết nằm dưới đại dương. Phần lớn số lượng núi lửa đã và đang hoạt động nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương.

Câu 5: Động đất là gì?

Trả lời:

Hiện tượng lớp vỏ Trái Đất bị rung chuyền với nhiều cường độ khác nhau và diễn ra trong thời gian ngắn gọi là động đất. Cường độ động đất mạnh hay yếu tuỳ thuộc vào sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo.

Câu 6: So sánh sự khác nhau về độ dày, trạng thái, nhiệt độ giữa vỏ Trái Đất, man – ti và nhân?

Trả lời:

 Vỏ Trái ĐấtLớp man – tiLõi Trái Đất
Độ dàyTừ 5km - 70km.Gần 3000 km.Trên 3000 km
   Trạng thái vật chấtRắn chắcTừ quánh dẻo đến rắnTừ lỏng đến rắn
Nhiệt độ

Càng xuống sâu nhiệt độ

càng tăng, tối đa không quá 1000⁰C

Khoảng từ 1500

đến 3700⁰C

Cao nhất khoảng

5000⁰C

Câu 7: Phân biệt vỏ lục địa và vỏ đại dương?

Trả lời:

 Vỏ lục địaVỏ đại dương
Nguồn gốc hình thànhĐa phần được tạo bởi đá granite và tương đối dàyLà phần cấu tạo bởi đá bazan và có độ dày mỏng hơn
Độ dàyTừ 25 – 70 kmTừ 5 – 10km

Câu 8: Phân biệt động đất và núi lửa?

Trả lời:

 Động đấtNúi lửa
Khái niệmĐộng đất là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu, trong lòng đất.Núi lửa là hiện tượng xảy ra ở nơi vỏ Trái Đất bị rạn nứt, khối vật chất nóng chảy ở dưới sâu (gọi là mạc-ma) được đẩy lên trên theo các khe nứt, chảy tràn lên bề mặt Trái Đất dưới dạng dung nham, kèm theo các khối tro bụi khổng lồ.
Nguyên nhân hình thànhCó nhiều nguyên nhân sinh ra động đất, nhưng chủ yếu là do tác động của những lực bên trong Trái Đất.Sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo là nguyên nhân gây ra núi lửa.
Tác độngCác trận động đất lớn ở vùng núi có thể gây ra hiện tượng đá lở, thậm chí tuyết lở, ở biển còn có thể gây ra sóng thần, tạo nên thảm họa kép động đất - sóng thần tàn phá các địa phương ven biển. Ở những vùng đông dân cư, động đất gây thiệt hại lớn về người và tài sản.Núi lửa phun trào gây nhiều thảm họa. Tuy nhiên, phong cảnh núi lửa có giá trị du lịch, đất ở vùng xung quanh núi lửa đã tắt rất màu mỡ, gần núi lửa có thể xây dựng các nhà máy điện địa nhiệt và có thể khai thác nguồn nước khoáng nóng cho du lịch nghỉ dưỡng.

Câu 9: Nơi nào trên Trái Đất thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa?

Trả lời:

Đới tiếp giáp giữa các mảng kiến tạo thể hiện sự chuyển động của các màng rõ nhất. Đây cũng là khu vực bất ổn trên Trái Đất, thường xảy ra động đất và núi lửa.

Câu 10: Trình bày đặc điểm và vai trò của vỏ Trái Đất đối với đời sống và hoạt động của con người?

Trả lời:

- -  Đặc điểm của vỏ Trái Đất đối với đời sống và hoạt động của con người: Vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất, độ dày từ 5 - 70 km, rắn chắc; càng xuống sâu, nhiệt độ càng cao, nhưng tối đa chỉ tới 1000°C. Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.

- -  Vai trò của vỏ Trái Đất đối với đời sống và hoạt động của con người: Vỏ Trái Đất là nơi tồn tại các thành phần khác của Trái Đất như không khí, nước, sinh vật... và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.

Câu 11: Quá trình nội sinh là gì?

Trả lời:

Nội sinh là quá trình xảy ra do các tác nhân từ bên trong vỏ Trái Đất. Đó là các chuyến động kiến tạo, hoạt động núi lửa và động đất. Trong đó, hoạt động của các mảng kiến tạo là quan trọng nhất.

Câu 12: Quá trình ngoại sinh là gì?

Trả lời:

Ngoại sinh là quá trình xảy ra do các tác nhân bên ngoài vỏ Trái Đất. Đó là các hiện tượng nắng, mưa, nhiệt độ, dòng chảy bề mặt.... làm phá hủy đá gốc thành các vật liệu bở rời. Những vật liệu ấy sẽ được vận chuyến đi và bồi tụ ở những vị trí khác nhau.

Câu 13: Trình bày quá trình tạo núi?

Trả lời:

Quá trình nội sinh và ngoại sinh diễn ra đồng thời và đối lập nhau trên bề mặt địa hình, đặc biệt là hiện tượng tạo núi. Quá trình nội sinh đóng vai trò làm gia tăng tính gồ ghề của bề mặt đất, trong khi đó quá trình ngoại sinh có xu hướng phá huỷ, san bằng các chỗ gỗ ghẻ, bối lấp làm đầy chỗ lõm.

Câu 14: Liệt kê một số dạng địa hình chính của Trái Đất?

Trả lời:

Một số dạng địa hình chính của Trái Đất: núi, cao nguyên, đồi, đồng bằng.

Câu 15: Khoáng sản là gì?

Trả lời:

Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác, sử dụng trong sản xuất và đời sống. Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản thường được chia thành ba nhóm: khoáng sản năng lượng (than đá, dầu mỏ,...), khoáng sản kim loại (vàng, sắt,...) và khoảng sản phi kim loại (đá vôi, thạch anh,...).

Câu 16: Mỏ khoáng sản là gì?

Trả lời:

Nơi tập trung số lượng lớn khoáng sản có khả năng khai thác được gọi là mỏ khoáng sản. Các mỏ khoáng sản hình thành trong một thời gian rất dài, khi khai thác sẽ cạn kiệt, không thể phục hồi lại được.

Câu 17: Phân biệt quá trình nội sinh và ngoại sinh?

Trả lời:

 Quá trình nội sinhQuá trình ngoại sinh
Nơi xảy raNội sinh là các quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất.Ngoại sinh là các quá trình xảy ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
Quá trìnhQuá trình nội sinh làm di chuyển các mảng kiến tạo, nên ép các lớp đất đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đầy vật chất nóng chày ở dưới sâu ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa, động đất,...Quá trình ngoại sinh có xu hướng phá vỡ, san bằng các địa hình do nội sinh tạo nên, đồng thời cũng tạo ra các dạng địa hình mới.
Thể hiện ởCác quá trình nội sinh thể hiện ở quá trình tạo núi, hiện tượng núi lửa phun trào, động đất,...Các quá trình ngoại sinh thể hiện ở sự phá huỷ đất đá chỗ này, vận chuyển và bồi tụ chỗ khác thông qua nước chảy, gió thổi, băng hà, sóng biển và hoạt động sống của sinh vật.
Kết quảKết quả là hình thành các dạng địa hình, làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề.Quá trình ngoại sinh làm thay đổi bề mặt địa hình Trái Đất, hình thành nên các dạng địa hình độc đáo và có xu hướng san bằng bề mặt địa hình Trái Đất.

Câu 18: Quá trình nội sinh có vai trò như thế nào trong việc hình thành địa hình Trái Đất?

Trả lời:

Vai trò của quá trình nội sinh trong việc hình thành địa hình Trái Đất:

Làm di chuyển các mảng kiến tạo, nén ép các lớp đất đá, làm chứng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa, động đất, tạo ra những dạng địa hình lớn,…

Câu 19: Quá trình ngoại sinh có vai trò như thế nào trong việc hình thành địa hình Trái Đất?

Trả lời:

Vai trò của quá trình ngoại sinh trong việc hình thành địa hình Trái Đất:

Phá vỡ, san bằng các địa hình do nội sinh tạo nên, đồng thời tạo ra các dạng địa hình mới.

Câu 20: Phân biệt đặc điểm của các dạng địa hình chính trên Trái Đất?

Trả lời:

Dạng địa hìnhĐộ caoĐặc điểm chính
NúiTrên 500m so với mực nước biểnNhô cao rõ rệt trên mặt đất; gồm đỉnh núi, sườn núi và chân núi.
Cao nguyênTrên 500m so với mực nước biểnVùng đất tương đối rộng lớn, bề mặt khá bằng phẳng, sườn dốc, chia tách với các vùng xung quanh.
ĐồiKhông quá 200m so với xung quanhNhô cao so với xung quanh, đỉnh tròn, sườn thoải.
Đồng bằngDưới 200m so với mực nước biểnĐịa hình thấp, tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, độ dốc nhỏ.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay