Câu hỏi tự luận Địa lí 6 chân trời Ôn tập chương 5 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 5 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 5. NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT (PHẦN 1)

Câu 1: Thủy quyển là gì?

Trả lời:

Lớp nước bao phủ trên Trái Đất được gọi là thuỷ quyền, bao gồm: nước trong các biển, các đại dương; nước trên lục địa (sông, hồ, băng, tuyết, nước ngắm,...) và hơi nước trong khí quyển.

Câu 2: Trình bày sự phân bố của nước trên Trái Đất?

Trả lời:

Nước trên Trái Đất phân bố không đều, các biển và đại dương chiếm khoảng 97,2% lượng nước của thủy quyển. Lượng nước ngọt chiếm tỉ lệ rất ít, khoảng 2,8% và phân bố không đều trên lục địa nhưng có vai trò hết sức quan trọng.

Câu 3: Nước ngầm là gì?

Trả lời:

Nước ngầm là nước nằm dưới bề mặt đất do nước mưa, băng tuyết tan và sông hồ thấm vào mặt đất mà thành. Nước ngâm còn là nguồn cung cấp nước cho sông và hồ.

Câu 4: Trình bày sự phân bố của nước ngầm trên Trái Đất?

Trả lời:

Nước ngầm chiếm khoảng 30% tổng lượng nước ngọt trên Trái Đất. Nước ngầm phân bố khắp nơi, là nguồn nước ngọt quan trọng cho thế giới.

Câu 5: Băng hà là gì?

Trả lời:

Băng hà là nguồn cung cấp nước quan trọng cho các sông ở miền ôn đới hay các sông bắt nguồn từ núi cao. Băng hà còn là nguồn dự trữ nước ngọt lớn nhất trên Trái Đất.

Câu 6: Trình bày sự phân bố của băng hà trên Trái Đất?

Trả lời:

Trên Trái Đất, 99% băng hà phân bố ở các vùng cực. Trong đó, Nam Cực chiếm 90% diện tích băng trên thế giới. Phần băng còn lại có thể được tìm thấy ở các dãy núi vùng ôn đới và các đảo ở vùng vĩ độ cao. Ở giữa hai vĩ tuyến 35° Bắc và Nam, băng hà chỉ xuất hiện ở các dãy núi cao.

Câu 7: Sông là gì?

Trả lời:

Sông là dòng nước chảy tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. Nước sông được cung cấp chủ yếu từ nước mưa, băng tuyết tan, nước ngắm,...

Câu 8: Lưu lượng nước là gì?

Trả lời:

Lưu lượng nước là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông, ở một địa điểm nào đó, trong một giây đồng hồ. Đơn vị tính lưu lượng nước thường là m³/s.

Câu 9: Hồ là gì?

Trả lời:

Hồ là một dạng địa hình trũng chứa nước, thường khép kín và không trực tiếp thông ra biển. Có những hồ rất lớn như hồ Bai-can ở Liên bang Nga. Phần lớn hồ chứa nước ngọt, tuy nhiên, một số ít hồ chứa nước mặn. Hồ có nguồn gốc hình thành và hình dạng khác nhau.

Câu 10: Nước sông, hồ đối có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất?

Trả lời:

Việc sử dụng tổng hợp nước sông, hồ góp phần khai thác tốt nhất các giá trị của sông, hồ; đồng thời góp phần bảo vệ môi trường nước và phát triển bền vững. Sông, hồ có một số giá trị to lớn sau:

– Sông, hồ trước hết là nguồn nước cung cấp cho các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

– Sông, hồ còn là nơi sinh sống của nhiều loài động vật, thực vật thuỷ sinh. Vì thế, nhiều sông, hồ thu hút dân cư làm nghề đánh bắt cá và nuôi thuỷ sản.

– Các sông, hồ còn là đường giao thông thuỷ quan trọng.

– Các cảnh quan mặt nước, ven sông, hồ có không khí trong lành còn tạo nên giá trị du lịch nghỉ dưỡng.

– Các sông vùng núi có giá trị lớn về thuỷ điện.

 

Câu 11: Tại sao chúng ta cần sử dụng tiết kiệm và tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngầm?

Trả lời:

Cần sử dụng tiết kiệm và tránh làm ô nhiễm nước ngầm vì nước ngầm có vai trò rất quan trọng. Nước ngầm được sử dụng nhiều trong đời sống và sản xuất. Đặc biệt ở các vùng khô hạn, nước ngầm trở thành nguồn tưới, biến càng hoang mạc thành những vùng nông nghiệp trù phú.

Câu 12: Lưu lượng nước ảnh hưởng như thế nào đến chế độ nước sông?

Trả lời:

Trong năm, lưu lượng nước sông thường không đều giữa các tháng. Vào mùa mưa, nguồn cấp nước chính cho sông là nước mưa, mực nước lòng sông dâng cao, sông chảy mạnh và ngược lại vào mùa khô. Với sông ở vùng vĩ độ cao, nước sông dâng nhanh, chảy mạnh vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè khi băng tuyết tan. Lượng nước sông tăng nhanh có thể gây hiện tượng lũ, lụt khu vực ven bờ và hạ lưu. Sự thay đổi lưu lượng nước sông trong một năm gọi là chế độ nước sông.

 

Câu 13: Khi nào thì xảy ra hiện tượng sóng thần?

Trả lời:

Khi ngoài khơi xảy ra động đất hay núi lửa ngầm có thể xuất hiện những sóng dài đơn độc, di chuyển nhanh, vào đến bờ có thể cao trên 20 m, gọi là sóng thần.

Câu 14: Độ muối của nước trong các vùng biển khác nhau như thế nào?

Trả lời:

Độ muối khác nhau do nguồn nước sông chảy vào và độ bốc hơi của nước trên biển và đại dương khác nhau. Độ muối của biển và đại dương có xu hướng giảm dần từ vùng vĩ độ thấp đến vùng vĩ độ cao.

Câu 15: Dòng biển được chia thành những loại nào?

Trả lời:

Có hai loại dòng biển: dòng biển nóng (chảy từ vĩ độ thấp hơn đến vĩ độ cao hơn) và dòng biển lạnh (chảy từ vĩ độ cao hơn về vĩ độ thấp hơn). Dòng biển nóng hay lạnh là so với nhiệt độ nước biển xung quanh.

Câu 16: Vào thời điểm nào thủy triều cao nhất và thấp nhất?

Trả lời:

- Thuỷ triều cao nhất vào lúc Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời thẳng hàng nhau. - Thuỷ triều cao nhất vào lúc Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời thẳng hàng nhau.

- Thuỷ triều thấp nhất vào lúc Mặt Trăng vuông góc với Trái Đất. - Thuỷ triều thấp nhất vào lúc Mặt Trăng vuông góc với Trái Đất.

 

Câu 17: Trình bày đặc điểm của hoạt động các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương?

Trả lời:

- Các đồng biển nóng chảy từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao, các dòng biển lạnh chảy từ vì độ cao về vì độ thấp. - Các đồng biển nóng chảy từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao, các dòng biển lạnh chảy từ vì độ cao về vì độ thấp.

- Các dòng biển nóng và lạnh tạo nên các vòng tròn trong các đại dương, theo hướng chiều quay kim đồng hồ ở Bắc bán cầu và ngược hướng chiều quay kim đồng hồ ở Nam bán cầu. - Các dòng biển nóng và lạnh tạo nên các vòng tròn trong các đại dương, theo hướng chiều quay kim đồng hồ ở Bắc bán cầu và ngược hướng chiều quay kim đồng hồ ở Nam bán cầu.

- Tại vùng vòng cực Nam, các dòng biển chảy từ tây sang đông. - Tại vùng vòng cực Nam, các dòng biển chảy từ tây sang đông.

Câu 18: Quan sát lược đồ dưới đây và kể tên các đại dương chính trên Trái Đất?

Trả lời:

Trái Đất có 4 đại dương chính là: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.

Câu 19: Độ muối trung bình của vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới khác nhau như thế nào?

Trả lời:

- Ở vùng biển nhiệt đới, độ muối trung bình khoảng 35 – 36‰ - Ở vùng biển nhiệt đới, độ muối trung bình khoảng 35 – 36‰

- Ở vùng biển ôn đới, độ muối trung bình khoảng 34 – 35‰ - Ở vùng biển ôn đới, độ muối trung bình khoảng 34 – 35‰

Câu 20: Trình bày sự khác nhau giữa nhiệt độ muối trung bình bề mặt toàn bộ đại dương thế giới, nước biển trên mặt ở vùng nhiệt đới và ở vùng ôn đới?

Trả lời:

- Nhiệt độ trung bình bề mặt toàn bộ đại dương thế giới là khoảng 17°C. - Nhiệt độ trung bình bề mặt toàn bộ đại dương thế giới là khoảng 17°C.

- Nhiệt độ trung bình nước biển trên mặt ở vùng nhiệt đới, dao động từ 24 – 27C. - Nhiệt độ trung bình nước biển trên mặt ở vùng nhiệt đới, dao động từ 24 – 27C.

- Nhiệt độ trung bình nước biển trên mặt ở vùng ôn đới, dao động từ 16 – 18°C. - Nhiệt độ trung bình nước biển trên mặt ở vùng ôn đới, dao động từ 16 – 18°C.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay