Câu hỏi tự luận Địa lí 6 chân trời Ôn tập chương 6

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 6. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 6. ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT

Câu 1: Lớp đất là gì?

Trả lời:

Lớp vật chất mỏng, tơi xốp bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì gọi là đất.

Câu 2: Độ phì là gì?

Trả lời:

Độ phì là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng giúp cho thực vật sinh trưởng và phát triển. Mỗi loại đất khác nhau được đặc trưng bởi độ phì tương ứng. Độ phì cao thì đất tốt, thực vật phát triển nhanh chóng, thuận lợi và ngược lại.

Câu 3: Lớp đất trên lục địa bao gồm những thành phần nào?

Trả lời:

Lớp đất trên các lục địa bao gồm các thành phần là chất vô cơ, chất hữu cơ, nước, không khí. Chất vô cơ chiếm phần lớn trọng lượng của đất bao gồm các hạt cát, hạt sét,... Chất hữu cơ chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng là phần quan trọng nhất của đất, được phân hủy từ xác động, thực vật và thường ở tầng trên cùng của đất. Nước và không khí tồn tại giữa các khe hở của đất, giúp cho sinh vật sinh trưởng và phát triển. Tỷ lệ các thành phần trong đất thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện hình thành đất.

Câu 4: Quá trình hình thành đất chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào?

Trả lời:

Quá trình hình thành đất chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó quan trọng là đá mẹ, khí hậu, sinh vật. Ngoài ba nhân tố nói trên, sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác như địa hình, thời gian và con người.

         

Câu 5: Phân tích các nhân tố hình thành đất?

Trả lời:

- Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho dắt, quyết định thành phần khoáng vật, ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất của đất. - Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho dắt, quyết định thành phần khoáng vật, ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất của đất.

- Khí hậu tham gia vào quá trình hình thành đất được biểu hiện qua lượng mưa và nhiệt độ. Lượng mưa quyết định mức độ rửa trôi; nhiệt độ thúc đẩy quá trình hoà tan và tích tụ chất hữu cơ. - Khí hậu tham gia vào quá trình hình thành đất được biểu hiện qua lượng mưa và nhiệt độ. Lượng mưa quyết định mức độ rửa trôi; nhiệt độ thúc đẩy quá trình hoà tan và tích tụ chất hữu cơ.

- Sinh vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất; góp phần tích tụ, phân huỷ và biến đổi chất hữu cơ. Thực vật tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật cung cấp nguồn chất hữu cơ cho đất. Động vật (giun, dễ, kiến....) làm đất tơi xốp hơn. - Sinh vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất; góp phần tích tụ, phân huỷ và biến đổi chất hữu cơ. Thực vật tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật cung cấp nguồn chất hữu cơ cho đất. Động vật (giun, dễ, kiến....) làm đất tơi xốp hơn.

- Ngoài ba nhân tố nói trên, sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác như địa hình, thời gian và con người. Nơi có địa hình cao đất thường bị rửa trôi, bào mòn; ở đồng bằng tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn. Thời gian hình thành dắt và hoạt động sản xuất của con người có tác động rất mạnh đối với quá trình hình thành đất. - Ngoài ba nhân tố nói trên, sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác như địa hình, thời gian và con người. Nơi có địa hình cao đất thường bị rửa trôi, bào mòn; ở đồng bằng tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn. Thời gian hình thành dắt và hoạt động sản xuất của con người có tác động rất mạnh đối với quá trình hình thành đất.

Câu 6: Dựa vào những nhân tố nào để phân chia các nhóm đất?

Trả lời:

Lớp đất trên thế giới rất đa dạng. Tuỳ thuộc vào quá trình, nhân tố hình thành và tính chất của đất mà người ta chia ra các nhóm đất khác nhau. Các nhóm đất có sự khác biệt rất lớn về màu sắc, thành phần, độ xốp và bề dày.

Câu 7: Tại sao cần đảm bảo đủ độ ẩm của đất?

Trả lời:

Nước trong đất được chứa chủ yếu trong các khe hở và các hạt khoáng của đất. Lượng ẩm của đất rất quan trọng, bởi vì rễ cây hút các chất dinh dưỡng hoà tan trong nước. Vì thế, cần phải tưới nước để đảm bảo đủ độ ẩm của đất cho cây.

Câu 8: Vì sao đất cần có độ tơi xốp?

Trả lời:

Không khí trong đất được chứa trong các lỗ hổng của đất. Không khí trong đất vừa là nhân tố quan trọng trong phong hoá đá, vừa là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật trong đất. Vì thế, đất cần có độ tơi xốp.

Câu 9: Tại sao cần phải phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để bảo vệ đất?

Trả lời:

Để bảo vệ đất, chúng ta phải Phải phủ xanh đất trống, đồi núi trọc vì lớp phủ thực vật sẽ hạn chế quá trình rửa trôi đất làm mất chất dinh dưỡng trong đất. Lớp phủ bể mặt sẽ cung cấp các chất hữu cơ quan trọng để bổ sung lượng mùn, giữ nước làm đất không bị khô, thiếu nước.

Câu 10: Con người đã tác động như thế nào đến sự biến đổi của đất?

Trả lời:

Con người có tác động đến sự biến đổi đất:

- Con người làm cho đất tốt hơn nhờ các biện pháp tăng độ phì của đất: - Con người làm cho đất tốt hơn nhờ các biện pháp tăng độ phì của đất:

+ +      Phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

+ +      Canh tác đất hợp lý.

+ +      Bón phân hữu cơ.

+ +      Không sử dụng phân hoá học.

+ +      Luân canh, xen canh, cho đất có thời gian tái tạo,...

- Con người làm cho đất xấu đi do sử dụng thuốc trừ sâu, khai thác tài nguyên, chặt phá rừng,... - Con người làm cho đất xấu đi do sử dụng thuốc trừ sâu, khai thác tài nguyên, chặt phá rừng,...

Câu 11: Sự đa dạng của thế giới sinh vật thể hiện qua điều gì?

Trả lời:

Sự đa dạng của thế giới sinh vật thể hiện qua sự phân bố của thực vật, động vật và vi sinh vật. Trong khí quyển, các sinh vật như phấn hoa, bào tử, hạt cây, vi khuẩn,... tập trung ở tầng thấp của khí quyển; dưới đại dương, sinh vật phân bố đến độ sâu gần 11.000 m. Trong lớp vỏ lục địa, người ta đã tìm thấy những vi sinh vật sống dưới tầng đáy của lớp vỏ phong hoá.

Câu 12: Trình bày sự phân bố của thảm thực vật trên thế giới?

Trả lời:

Khí hậu có vai trò chủ yếu trong sự hình thành các thảm thực vật. Ở vùng khí hậu ôn đới lạnh (thuộc đới ôn hoà), điều kiện nhiệt – ẩm thuận lợi cho rừng lá kim phát triển. Vùng chí tuyến (thuộc đới nóng) là các hoang mạc và bán hoang mạc do khí hậu khô nóng quanh năm. Từ vùng cực về Xích đạo có các thảm thực vật đặc trưng như đài nguyên, rừng lá kim, thảo nguyên, hoang mạc, xavan, rừng nhiệt đới,... Theo thống kê, hiện có gần 300.000 loài thực vật đã được xác định trên thế giới.

Câu 13: Trình bày sự phân bố của các loài động vật trên thế giới?

Trả lời:

Do động vật có khả năng di chuyển để thích nghi với môi trường nên sự phân bố của động vật ít phụ thuộc vào khí hậu. Nhờ sự thích nghi cao với môi trường sống, động vật phân bố khắp các môi trường từ lục địa ở độ cao hơn 8000 m đến độ sâu khoảng 11 000 m ở đáy đại dương. Theo thống kê, hiện có khoảng 1,5 triệu loài động vật đã được biết đến trên thế giới.

Câu 14: Trình bày đặc điểm của đới nóng?

Trả lời:

Đới nóng trải dài giữa hai chí tuyến thành một vành đai liên tục bao quanh Trái Đất, có nhiệt độ cao. Đới nóng chiếm phần lớn diện tích đất nổi trên Trái Đất; giới động, thực vật ở đây hết sức phong phú và đa dạng.

Câu 15: Trình bày đặc điểm của đới ôn hòa?

Trả lời:

Đới ôn hoà nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng giữa hai chỉ tuyến đến hai vòng cực. Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, thời tiết thay đổi thất thường. Thiên nhiên thay đổi theo bốn mùa. Thảm thực vật thay đổi từ tây sang đông, động vật ít hơn so với đới nóng.

Câu 16: Trình bày đặc điểm của đới lạnh?

Trả lời:

Đới lạnh nằm trong khoảng từ vòng cực về phía hai cực, có khí hậu khắc nghiệt. Đới lạnh là xứ sở của băng tuyết, nhiệt độ trung bình và lượng mưa rất thấp. Thực vật kém phát triển, bao gồm các cây thấp, lùn xen với rêu, địa y. Động vật là các loài thú có lông và mỡ dày như gấu trắng, hải cẩu, cá voi,...

Câu 17: Rừng nhiệt đới là gì?

Trả lời:

Rừng nhiệt đới là kiểu hệ sinh thái chuyển tiếp từ xavan cây bụi sang rừng rậm nhiệt đới ẩm (hay rừng mưa nhiệt đới). Rừng nhiệt đới được chia thành nhiều tầng khác nhau với thảm thực vật được cấu tạo thành một chiều thẳng đứng từ mặt đất đến tán rừng. Mỗi tầng bao gồm các loài động, thực vật khác nhau, thích nghi với điều kiện sống ở riêng tầng đó. Rừng nhiệt đới có nhiều loại như rừng nhiệt đới gió mùa, rừng mưa nhiệt đới, rừng xen cây rụng lá,...

Câu 18: So sánh sự khác nhau về thực vật giữa các đới khí hậu?

Trả lời:

- Ở đới nóng có rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa, xa van,... - Ở đới nóng có rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa, xa van,...

- Ở đới ôn hoà có rừng lá rộng, rừng lá kim, thảo nguyên, rừng cận nhiệt đới,.... - Ở đới ôn hoà có rừng lá rộng, rừng lá kim, thảo nguyên, rừng cận nhiệt đới,....

- Ở đới lạnh có thảm thực vật đài nguyên. - Ở đới lạnh có thảm thực vật đài nguyên.

Câu 19: Trình bày sự phân bố của rừng nhiệt đới gió mùa?

Trả lời:

Rừng nhiệt đới gió mùa phân bố ở nơi có nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất trên 18ºC, tổng lượng mưa từ 1.000 – 2000mm/năm. Rừng thường có 3 – 4 tầng cây. - - Các loài cây đặc trưng của rừng nhiệt đới là họ Vang, họ Đậu chiếm đa số thành phần loài. Trong rừng có nhiều cây dây leo và các loài động vật phong phú. Rừng nhiệt đới gió mùa phân bố rộng khắp trên thế giới, từ khu vực gió mùa Đông Nam Á đến phía đông Trung Mỹ, phía đông đảo Ma-đa-ga-xca (Madagascar), châu Đại Dương,...

Câu 20: Trình bày sự phân bố của rừng mưa nhiệt đới?

Trả lời:

Rừng mưa nhiệt đới phân bố ở nơi có khí hậu đặc trưng nóng, ẩm, lượng mưa trung bình năm cao (trên 2000 mm). Rừng thường có 4 – 5 tầng cây, xuất hiện xung quanh Xích đạo, với những khu vực rộng lớn tại lưu vực sông A-ma-dôn (Amazon) ở Nam Mỹ, lưu vực sông Công-gô (Congo) ở Trung Phi, In-đô-nê-xi-a,...

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay