Câu hỏi tự luận Địa lí 7 kết nối tri thức Ôn tập Chương 1: Châu Âu (P2)
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 1: Châu Âu. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án địa lí 7 kết nối tri thức (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 1
CHÂU ÂU
Câu 1: Trình bày tình hình phát triển kinh tế của EU?
Trả lời:
Là trung tâm trao đổi hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới, EU chiếm hơn 31% trị giá xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của thế giới (năm 2020).
EU là đối tác thương mại hàng đầu của 80 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
EU là trung tâm tài chính lớn trên thế giới. Các ngân hàng nổi tiếng, uy tín ở EU có tác động lớn đến hệ thống tài chính và tiền tệ của thế giới.
Câu 2: Thương mại của Liên minh châu Âu có điểm gì nổi bật?
Trả lời:
Trước đây, các nước trong Liên minh châu Âu tập trung việc phát triển quan hệ ngoại thương với Hoa Kỳ, Nhật Bản và các thuộc địa cũ của mình. Từ năm 1980, các nước trong Liên minh đẩy mạnh đầu tư vào công nghiệp của các nước công nghiệp mới ở châu Á, Trung và Nam Mĩ.
Liên minh châu Âu là tổ chức thương mại hàng đầu trên thế giới, chiếm tỉ trọng 40% hoạt động thương mại của thế giới.
Liên minh châu Âu không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức kinh tế trên toàn cầu.
Câu 3: Trong hợp tác phát triển lĩnh vực giao thông vận tải, Liên minh châu Âu có những thành công gì?
Trả lời:
Những thành công của Liên minh châu Âu trong hợp tác phát triển lĩnh vực giao thông vận tải:
Thành lập cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESA). Cơ quan này đã thực hiện các dự án chế tạo tên lửa đẩy A-ri-an và đưa lên quỹ đạo 120 vệ tinh nhân tạo (trung bình mỗi năm phóng 8 vệ tinh).
Thành lập tổ hợp hàng không E-bớt (Airbus). Tổ hợp này đang rất thành công trong việc sản xuất các loại máy bay E-bớt (Airbus), đang phát triển mạnh và cạnh tranh có hiệu quả với các hãng chế tạo máy bay nổi tiếng của Hoa Kỳ như Boeing.
Anh và Pháp đã thành công trong việc hợp tác xây dựng đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ, được hoàn thành vào năm 1994.
Câu 4: Liên minh châu Âu là một mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Liên minh châu Âu là một mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới do:
Liên minh châu Âu có cơ quan lập pháp là Nghị viện châu Âu.
Liên minh châu Âu có chính sách kinh tế chung, có hệ thống tiền tệ chung (đồng Ơ-rô), tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, tiền vốn.
Công dân của Liên minh châu Âu, bên cạnh quốc tịch của quốc gia mà mình sinh sống còn có quốc tịch chung châu Âu. Sự đi lại qua biên giới của công dân các nước thành viên Liên minh rất thuận lợi.
Các nước trong Liên minh châu Âu chú trọng bảo vệ tính đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ, tổ chức và tài trợ việc học ngoại ngữ, trao đổi sinh viên, tổ chức đào tạo nghề cho giới trẻ và những người thất nghiệp.
Câu 5: Chứng minh rằng Liên minh châu Âu là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới?
Trả lời:
Liên minh châu Âu là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới do:
Kinh tế của EU phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất, nhập khẩu. Các nước EU đã dỡ bỏ hàng rào thuế quan trong buôn bán với nhau và có chung một mức thuế quan trong quan hệ thương mại với các nước ngoài EU.
EU dẫn đầu thế giới về thương mại, chiếm tỷ trọng 40% hoạt động thương mại của thế giới.
EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.
Câu 6: Bốn mặt tự do lưu thông trong EU có những nội dung gì?
Trả lời:
Nội dung của bốn mặt tự do lưu thông trong EU:
+ Tự do di chuyển: bao gồm tự do đi lại, tự do cư trú, tự do lựa chọn nơi làm việc. Ví dụ: Người Ai-len có thể làm việc ở mọi nơi trên nước Pháp như người Pháp.
+ Tự do lưu thông dịch vụ: các dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch,... được tự do hoạt động trong các nước EU. Ví dụ: Một công ti vận tải của Hi Lạp có thể nhận hợp đồng ở bên Đức mà không phải xin giấy phép của chính quyền Đức.
+ Tự do lưu thông hàng hoá: các sản phẩm của một nước thuộc châu EU được tự do lưu thông và bán trong toàn thị trường châu u mà không phải chịu thuế giá trị gia tăng. Ví dụ: Một chiếc ô tô của I-ta-li-a bán sang các nước EU khác không phải nộp thuế.
+ Tự do lưu thông tiền vốn: các hạn chế đối với giao dịch thanh toán bị bãi bỏ. Các nhà đầu tư có thể lựa chọn khả năng đầu tư có lợi nhất và mở tài khoản tại các ngân hàng trong khối. Ví dụ: một người Thuỵ Điển có thể để dàng mở tài khoản tại các nước EU khác.
Câu 7: Bốn mặt tự do lưu thông trong EU có những lợi ích gì?
Trả lời:
Những lợi ích của bốn mặt tự do lưu thông trong EU:
+ Xóa bỏ những trở ngại trong việc phát triển kinh tế trên cơ sở thực hiện bốn mặt tự do lưu thông: con người, hàng hoá, tiền vốn, dịch vụ được tự do lưu thông.
+ Thực hiện chung một số chính sách thương mại với các nước ngoài liên minh châu Âu.
+ Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU so với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
Câu 8: Khi thành lập thị trường chung châu u, Liên minh châu u gặp những thuận lợi và khó khăn gì?
Trả lời:
Thuận lợi:
+ Tăng cường tự do lưu thông người, hàng hóa, tiền vốn và dịch vụ. + Thúc đẩy và tăng cường quá trình nhất thể hóa ở EU về các mặt kinh tế và xã hội.
+ Tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế của toàn khối. + Việc sử dụng đồng tiền chung, thống nhất có tác dụng thủ tiêu những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu chuyển vốn và đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
Khó khăn: Việc chuyển sang đồng Ơ-rô có thể gây nên tình trạng giá hàng tiêu dùng tăng cao và dẫn tới lạm phát.
Câu 9: Nêu nguyên nhân chính gây ra vấn đề ô nhiễm không khí ở châu Âu?
Trả lời:
Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiêu thụ năng lượng, vận tải đường bộ là những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở châu Âu.
Câu 10: Trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu?
Trả lời:
Hiện nay, nhờ các biện pháp bảo vệ nên môi trường nước đã được cải thiện rõ rệt
- Tăng cường kiểm soát đầu ra của nguồn rác thải, hoá chất độc hại từ sản xuất nông nghiệp.
- Đảm bảo việc xử lý rác thải, nước thải từ sinh hoạt và sản xuất công nghiệp trước khi thải ra môi trường.
- Kiểm soát và xử lý các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động kinh tế biển (vận tải, du lịch, đánh bắt hải sản,...).
- Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nước,...
Câu 11: Biến đổi khí hậu có tác động như thế nào ở châu Âu?
Trả lời:
Trong những năm gần đây, châu Âu bị ảnh hưởng liên tiếp bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan, như các đợt nắng nóng bất thường xảy ra ở các nước Bắc Âu, nắng nóng cũng đã gây ra những trận cháy rừng tàn khốc ở một số quốc gia Nam Âu; mùa 10 gây hậu quả nghiêm trọng tại một số quốc gia ở Tây và Trung Âu.
Câu 12: Tính đến năm 2020, dân số châu Âu là bao nhiêu?
Trả lời:
Số dân của châu Âu năm 2020 khoảng 747 triệu người (bao gồm cả số dân Liên bang Nga), đứng thứ tư trên thế giới (sau châu Á, châu Phi và châu Mỹ).
Câu 13: Trình bày đặc điểm cơ cấu dân số châu Âu?
Trả lời:
Châu u có cơ cấu dân số già. So với trung bình thế giới, tỉ lệ người dưới 15 tuổi thấp và có xu hướng giảm, trong khi tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên cao và có xu hướng tăng.
Câu 14: Nêu hậu quả và biện pháp giải quyết vấn đề cơ cấu dân số già ở châu Âu?
Trả lời:
Hậu quả của cơ cấu dân số giả là sự thiếu hụt lao động. Để giải quyết vấn đề đó, các nước châu Âu đã tiến hành nhiều biện pháp, như: thu hút lao động từ bên ngoài, khuyến khích sinh đẻ, kéo dài độ tuổi lao động,....
Câu 15: Trình bày những biểu hiện về sự đa dạng của tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa của châu Âu?
Trả lời:
Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it, gồm ba nhóm ngôn ngữ chính: nhóm Giecman, nhóm Latinh, nhóm Xlavơ.
Do tính chất đa dân tộc nên phần lớn các quốc gia ở châu Âu đều đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa.
Phần lớn dân châu Âu theo Cơ Đốc giáo, gồm đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành và đạo Chính Thống. Ngoài ra, còn có một số vùng theo đạo Hồi.
Câu 16: Chứng minh rằng tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa của châu Âu rất đa dạng?
Trả lời:
Châu Âu đa dạng về ngôn ngữ, tôn giáo và văn hoá thể hiện ở các điểm sau: Có các tôn giáo chính: Thiên Chúa, Tin Lành và Chính Thống. Một bộ phận dân số theo đạo Hồi. Có nhiều dân tộc sống đan xen vào nhau, có ngôn ngữ riêng và nền văn hoá riêng. Các dân tộc này tồn tại bên nhau và giữ nét đặc thù văn hoá của mình đồng thời vẫn tiếp thu văn hoá của các dân tộc khác trong cùng quốc gia. Có ba nhóm ngôn ngữ chính: Latinh, Giecman và Xla-vơ, nhưng lại chia ra rất nhiều nhóm ngôn ngữ nhỏ, chưa kể đến các nhóm ngôn ngữ địa phương.
Câu 17: Trình bày đặc điểm sông ngòi của châu Âu?
Trả lời:
Sông ngòi châu Âu có lượng nước dồi dào, chế độ nước rất phức tạp do được cung cấp nước từ nhiều nguồn: mùa, tuyết tan, băng hà núi cao,... Hệ thống kênh đào ở châu Âu rất phát triển, nhờ đó giao thông đường sông thuận lợi.
Câu 18: Địa hình châu Âu có sự phân hóa như thế nào?
Trả lời:
Châu Âu có hai khu vực địa hình: đồng bằng và miền núi.
- Khu vực đồng bằng chiếm 2/3 diện tích châu lục, gồm: đồng bằng Bắc Âu, đồng bằng Đông Âu, các đồng bằng trung lưu và hạ lưu Đa-nuýp,... Các đồng bằng được hình thành do nhiều nguồn gốc khác nhau nên có đặc điểm địa hình khác nhau.
- Khu vực miền núi, bao gồm:
+ Địa hình núi già phân bố ở phía bắc, vùng trung tâm và phía đông châu lục, gồm các dãy: Xcan-di-na-vi, U-ran,... Phần lớn là các núi có độ cao trung bình hoặc thấp.
+ Địa hình núi trẻ phân bổ chủ yếu ở phía nam, gồm các dãy An-pơ, Các-pát, Ban-căng..... Phần lớn là các núi có độ cao trung bình dưới 2000 m. Day Anpo cao và đồ sộ nhất châu Âu, có nhiều đỉnh trên 4.000 m.
Câu 19: Môi trường ôn đới lục địa có những đặc điểm gì?
Trả lời:
Đặc điểm của môi trường ôn đới lục địa:
- Khu vực Đông Âu có khí hậu ôn đới lục địa.
+ Ở phía bắc của Đông Âu, mùa đông kéo dài và có tuyết phủ.
+ Càng đi về phía nam, mùa đông càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm dần.
+ Vào sâu trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa.
- Sông nhiều nước trong mùa xuân – hạ và có thời kỳ đóng băng vào mùa đông. Càng vào sâu trong nội địa, thời gian sông đóng băng càng dài hơn.
- Rừng và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích. Thực vật thay đổi từ bắc xuống nam. Ở vùng gần vòng cực là đới đồng rêu băng giá quanh năm. Về phía nam lần lượt là rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng, thảo nguyên rừng. Phía đông nam là thảo nguyên. Ven biển Caspi là vùng nửa hoang mạc.
Câu 20: Trình bày đặc điểm của môi trường địa trung hải?
Trả lời:
Đặc điểm của môi trường địa trung hải:
Ở các nước Nam Âu, ven Địa Trung Hải, vào mùa thu – đông thời tiết không lạnh lắm và có mưa, thường là những trận mưa rào. Mùa hạ nóng, khô.
Sông ngòi ngắn và dốc, mùa thu – đông có nhiều nước hơn và mùa hạ ít nước.
Thực vật thích nghi với điều kiện khí hậu khô hạn trong mùa hạ. Rừng thưa,
bao gồm các loại cây lá cứng và xanh quanh năm.