Câu hỏi tự luận Địa lí 7 kết nối tri thức Ôn tập Chương 3: Châu Phi (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 3: Châu Phi. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án địa lí 7 kết nối tri thức (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 3
CHÂU PHI
Câu 1: Trình bày vị trí địa lí của châu Phi?
Trả lời:
Vị trí địa lí của châu Phi:
Phần đất liền kéo dài từ khoảng 37°B đến 35°N. Châu Phi tiếp giáp với:
- Các biển: Địa Trung Hải, biển Đỏ.
- Các đại dương: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.
- Các châu lục: Châu u, châu Á.
Câu 2: Trình bày hình dạng và kích thước của châu Phi?
Trả lời:
Hình dạng và kích thước của châu Phi:
- Châu Phi là châu lục lớn thứ ba trên thế giới, diện tích khoảng 30,3 triệu km.
- Xích đạo chạy qua gần chính giữa, chia lục địa Phi thành hai phần khá cân xứng.
- Đường bờ biển châu Phi ít bị chia cắt, có rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo
khiến cho châu lục có dạng hình khối rõ rệt
Câu 3: Trình bày đặc điểm khoáng sản của châu Phi?
Trả lời:
Khoáng sản của châu Phi rất phong phú và đa dạng (trong đó một số loại có trữ lượng lớn), phân bố chủ yếu ở phía bắc và phía nam lục địa. Các khoáng sản quan trọng nhất là đồng, vàng, u-ra-ni-um, kim cương, dầu mỏ và phốt-pho-rít,...
Câu 4: Trình bày đặc điểm sông, hồ của châu Phi?
Trả lời:
Mạng lưới sông ngòi của châu Phi phân bố không đều, tùy thuộc vào lượng mưa. Đặc biệt, các sông có nhiều thác ghềnh nên không thuận lợi cho giao thông, nhưng có nguồn trữ năng thuỷ điện lớn.
Châu Phi có nhiều hồ lớn. Trong đó, nhiều hồ được hình thành bởi các đứt gãy như hồ Tan-ga-ni-ca, hồ Tuốc-ca-na....
Câu 5: Đặc điểm đường bờ biển châu Phi có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu?
Trả lời:
- Đường bờ biển châu Phi ít khúc khuỷu, không có nhiều bán đảo, vịnh và biển ven bờ. Vì thế, khoảng cách từ trung tâm Bắc Phi đến bờ biển lớn, ảnh hưởng của biển không thể vào sâu trong lục địa khu vực Bắc Phi.
- Khoảng cách từ trung tâm Nam Phi đến bờ biển nhỏ hơn khoảng cách Khoảng cách trung thành thường biển có thể vào sâu trong địa Nam Phi.
Chính vị thế, mặc dù Nam Phi có đường chí tuyến Nam đi qua, nhưng ảnh hưởng biển rõ hơn Bắc Phi. Khí hậu Nam Phi ẩm hơn khí hậu Bắc Phi.
Câu 6: Chứng minh rằng châu Phi có khí hậu khô nóng?
Trả lời:
Châu Phi có khí hậu khô nóng, vì:
Phần lớn lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến.
Bờ biển châu Phi không bị cắt xẻ nhiều. Châu Phi là một lục địa hình khối. Kích thước châu Phi rất lớn. Ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền.
Câu 7: Trình bày tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của châu Phi?
Trả lời:
Năm 2020, số dân châu Phi khoảng 1340 triệu người, chiếm khoảng 17% số dân thế giới.
Số dân châu Phi tăng rất nhanh từ những năm 50 của thế kỉ XX, khi các nước thuộc địa ở châu Phi giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỷ suất tử, trong khi tỷ suất sinh lãi cao. Giai đoạn 2015-2020, tuy tốc độ tăng dân số đã giảm nhưng châu Phi vẫn có tỉ lệ tăng tự nhiên dân số cao nhất thế giới, với 2,54%,
Câu 8: Trình bày vấn đề nạn đói ở châu Phi?
Trả lời:
Mỗi năm, có hàng chục triệu người dân châu Phi bị nạn đói đe dọa, trong đó, vùng nam hoang mạc Xa-ha-ra là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tình trạng hạn hán, bất ổn chính trị,... Hằng năm, rất nhiều quốc gia châu Phi phải phụ thuộc vào viện trợ lương thực của thế giới.
Câu 9: Kể tên một số di sản lịch sử của châu Phi?
Trả lời:
Châu Phi là một trong những cái nôi của loài người. Vào khoảng 3.000 năm trước Công nguyên, người Ai Cập đã xây dựng ở đây nền văn minh sông Nin rực rỡ. Nền văn minh này để lại nhiều di sản lịch sử có giá trị như phát minh ra chữ viết tượng hình, phép tính diện tích các hình, giấy pa-pi-rút và nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng còn lưu giữ đến ngày nay, tiêu biểu là các kim tự tháp và tượng nhân sư ở Ai Cập.
Câu 10: Trình bày hậu quả của vấn đề xung đột quân sự đối với sự phát triển của các nước châu Phi?
Trả lời:
Hậu quả của các cuộc xung đột quân sự thường rất nghiêm trọng, dẫn đến thương vong về người, gia tăng nạn đói, bệnh tật, di dân, bất ổn chính trị, ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên,... đồng thời, tạo cơ hội để nước ngoài can thiệp.
Câu 11: Sự phát triển kinh tế - xã hội của châu Phi bị kìm hãm bởi những nguyên nhân xã hội nào?
Trả lời:
Những nguyên nhân xã hội đã kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của châu Phi:
- Bùng nổ dân số
- Xung đột tộc người
- Đại dịch AIDS
- Sự can thiệp của nước ngoài
Câu 12: Sự xung đột tộc người ở châu Phi diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Châu Phi có nhiều tộc người, với hàng nghìn thổ ngữ khác nhau.
Trước đây, thực dân châu u thành lập các quốc gia ở châu Phi trên lãnh thổ của các tộc người khác nhau về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tôn giáo,... và lợi dụng điều này nhằm thực hiện chính sách chia để trị.
Chính quyền nhiều nước thường nằm trong tay các thủ lĩnh của một vài tộc người. Điều đó đã làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các tộc người trong từng nước và giữa các nước láng giềng với nhau, dẫn đến xung đột biên giới và nội chiến liên miên (như ở Li-bê-ri-a, Ê-ti-ô-pi-a, Xu-đăng, Xô-ma-li, Bu-run-đi, Ru-an-đa,...), gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế – xã hội và tạo cơ hội để nước ngoài can thiệp.
Nền kinh tế của nhiều nước châu Phi vẫn là tự cấp, tự túc. Việc trao đổi hàng hoá và giao lưu văn hoá còn quá ít, khiến sự ngăn cách giữa các bộ tộc càng thêm nặng nề.
Câu 13: Kế hoạch hóa rất khó thực hiện ở châu Phi. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Vấn đề kế hoạch hóa rất khó thực hiện ở châu Phi vì gặp các trở ngại của tập tục, truyền thống, sự thiếu hiểu biết về khoa học – kĩ thuật,..
Câu 14: Các thành phố lớn của châu Phi thường là các thành phố Cảng. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Trong suốt một thời gian dài (từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX), châu Phi là thuộc địa. Các thành phố cảng là nơi để chuyển các tài nguyên khai thác ở châu Phi về các nước chính quốc.
Câu 15: Xác định phạm vi của môi trường xích đạo ở châu Phi?
Trả lời:
Phạm vi của môi trường xích đạo ở châu Phi gồm bồn địa Công-gô và duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.
Câu 16: Xác định phạm vi môi trường hoang mạc ở châu Phi?
Trả lời:
Môi trường hoang mạc ở châu Phi gồm hoang mạc Xa – ha – ra, bán đảo Xô – ma – li và hoang mạc Ca – la – ha – ri.
Câu 17: Người dân châu Phi khai thác, sử dụng thiên nhiên ở môi trường xích đạo như thế nào?
Trả lời:
Cách thức con người khai thác, sử dụng thiên nhiên ở môi trường xích đạo:
Nhiệt độ và độ ẩm cao ở môi trường xích đạo giúp cho cây trồng phát triển quanh năm, tạo điều kiện trồng gối vụ, xen canh nhiều loại cây. Ở đây đã hình thành các vùng chuyên canh cây dầu, cao,...) theo quy lớn nhằm mục đích xuất khẩu hoặc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
Tầng mùn trong đất ở môi trường xích đạo không dày, lớp phủ thực vật lại bị tàn phá nhiều nên mùn dễ bị nước mưa rửa trôi (đặc biệt là ở các sườn dốc của đồi, núi). Vì vậy, việc bảo vệ rừng và trồng rừng là hết sức cần thiết.
Câu 18: Người dân châu Phi khai thác, sử dụng thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới như thế nào?
Trả lời:
Cách thức con người khai thác, sử dụng thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới:
Tại những khu vực khô hạn như vùng xa van ở Nam Xa-ha-ra, làm nương rẫy vẫn là hình thức canh tác phổ biến, cây trồng chính là lạc, bông, kê,...; chăn nuôi dê, cừu,... theo hình thức chăn thả.
Ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm như Đông Nam Phi, đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả (chuối,... ) và cây công nghiệp (mía, chè, thuốc lá, bông, cà phê,...) với mục đích xuất khẩu.
Hoạt động khai thác và xuất khẩu khoáng sản (vàng, đồng, chì, dầu mỏ, khí tự nhiên,...) có vai trò hết sức quan trọng. Một số nước cũng phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm cây nông nghiệp và sản phẩm chăn nuôi.
Câu 19: Người dân châu Phi khai thác, sử dụng thiên nhiên ở môi trường hoang mạc như thế nào?
Trả lời:
Cách thức con người khai thác, sử dụng thiên nhiên ở môi trường hoang mạc:
Tại các ốc đảo, người dân trồng cây ăn quả (cam, chanh và đặc biệt là cây chà là) và một số cây lương thực (lúa mạch,....) trên những mảnh ruộng nhỏ. Do nguồn nước và thức ăn khan hiếm, đàn gia súc (dễ, lạc đà,...) được di chuyển từ nơi này đến nơi khác (chăn nuôi du mục). Để vận chuyển hàng hoá và buôn bán xuyên hoang mạc, người ta dùng sức của lạc đà.
Nhờ tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu, nhiều mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoáng sản và các túi nước ngầm được phát hiện; do đó, nhiều vùng hoang mạc đã thay đổi. Hoạt động du lịch cũng đem lại nguồn thu lớn cho người dân nơi đây.
Câu 20: Người dân châu Phi đã làm gì để bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc?
Trả lời:
Biến đổi khí hậu và việc khai thác thiên nhiên không hợp lí của con người đã khiến diện tích hoang mạc ở châu Phi ngày càng mở rộng. Các nước trong khu vực đã có nhiều biện pháp như hợp tác để thành lập "vành đai xanh” chống lại tình trạng hoang mạc hoá,...
Các quốc gia hợp tác xây dựng “Bức tường xanh vĩ đại", rộng 15 km, dài 8 000 km, phủ tới 700 triệu ha đất khô cần, nơi sinh sống của trên 230 triệu người. “Bức tường xanh vĩ đại” trở thành vành đai bảo vệ và chống lại tình trạng hoang mạc hoả, biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường....