Câu hỏi tự luận Địa lí 9 cánh diều Bài 15: Vùng Tây Nguyên

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 15: Vùng Tây Nguyên. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 9 cánh diều.

Xem: => Giáo án địa lí 9 cánh diều

CHƯƠNG 3: SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ

BÀI 15: VÙNG TÂY NGUYÊN

(15 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Nêu đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Tây Nguyên. 

Trả lời:

- Tây Nguyên có diện tích tự nhiên khoảng 54,5 nghìn km², chiếm 16,5% diện tích cả nước (năm 2021). Vùng giáp với vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, giáp với hai nước láng giếng là Lào và Cam-pu-chia.

- Phạm vi lãnh thổ của vùng bao gồm 5 tỉnh là: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

Câu 2: Nêu đặc điểm dân cư ở vùng Tây Nguyên.

Trả lời:

Câu 3: Nêu đặc điểm văn hoá dân tộc ở vùng Tây Nguyên.

Trả lời:

Câu 4: Nêu khái quát tình hình phát triển kinh tế của vùng Tây Nguyên.

Trả lời:

Câu 5: Trình bày một số vấn đề môi trường trong phát triển ở Tây Nguyên.

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên.

Trả lời:

Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng và đối ngoại của nước ta. Vị trí địa lí đã tạo cho vùng có nhiều thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá với các quốc gia trong tiểu vùng sông Mê Công và nhiều vùng khác ở nước ta.

Câu 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở vùng Tây Nguyên có những thế mạnh và hạn chế nào?

Trả lời:

Câu 3: Phân tích tình hình phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp của vùng Tây Nguyên.

Trả lời:

Câu 4: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp khai khoáng và thuỷ điện của vùng Tây Nguyên.

Trả lời:

Câu 5: Phân tích tình hình phát triển dịch vụ của vùng Tây Nguyên.

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Hãy phân tích tại sao tình trạng thiếu nước vào mùa khô là một vấn đề nghiêm trọng đối với Tây Nguyên.

Trả lời:

Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, với sự phân hóa rõ rệt giữa mùa mưa và mùa khô. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, gây ra tình trạng thiếu nước trầm trọng ở nhiều khu vực. Vấn đề này nghiêm trọng vì:

- Tây Nguyên là vùng chuyên canh các loại cây công nghiệp lâu năm như cà phê, hồ tiêu, cao su. Các cây trồng này yêu cầu nguồn nước ổn định, đặc biệt là cà phê, loại cây chủ lực của vùng. Thiếu nước trong mùa khô có thể làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm, gây thiệt hại kinh tế cho nông dân và doanh nghiệp.

- Tây Nguyên là nơi đầu nguồn của nhiều hệ thống sông lớn, như sông Sê San và sông Ba. Mùa khô khiến mực nước ở các con sông, hồ, và suối giảm mạnh, thậm chí cạn kiệt. Điều này ảnh hưởng đến cả sinh hoạt của người dân và các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủy điện.

- Trong mùa khô, nhiều khu vực dân cư, đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa, gặp khó khăn trong việc tiếp cận nước sạch. Điều này gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và vệ sinh, đặc biệt trong các khu vực thiếu hạ tầng cung cấp nước.

- Rừng ở Tây Nguyên có diện tích lớn, tuy nhiên mùa khô kéo dài làm tăng nguy cơ cháy rừng, đe dọa đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái của vùng.

Câu 2: Phân tích các nguyên nhân và hệ quả của việc suy giảm rừng đối với môi trường và phát triển kinh tế trong vùng.

Trả lời:

Câu 3: Hãy phân tích những thuận lợi và thách thức trong việc phát triển công nghiệp khai thác bô-xít tại Tây Nguyên.

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Sưu tầm thông tin, tài liệu trên sách, báo, internet và trình bày về dân tộc ở Tây Nguyên.

Trả lời:

Người Ê-đê là cư dân có mặt lâu đời ở miền trung-Tây Nguyên. Dấu vết về nguồn gốc hải đảo của dân tộc Ê-đê đã được phản ánh từ các sử thi và nghệ thuật kiến trúc, tạo hình dân gian. Cho đến nay, cộng đồng Ê-đê vẫn tồn tại những truyền thống đậm nét mẫu hệ ở nước ta.

- Dân số: Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/2019: Tổng dân số: 398.671 người. Trong đó, nam: 195.351 người; nữ: 203.320 người. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn: 88,9%.

- Ngôn ngữ: Tiếng nói của người Ê-đê thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô-Pôlinêxia (ngữ hệ Nam Ðảo).

- Phân bố: Địa bàn cư trú chủ yếu hiện nay là tỉnh Ðắk Lắk, phía nam tỉnh Gia Lai và miền tây Phú Yên, Khánh Hòa.

- Ẩm thực: Người Ê-đê ăn cơm tẻ bằng cách nấu trong nồi đất nung hay nồi đồng cỡ lớn. Thức ăn có muối ớt, măng, rau, củ do hái lượm, cá, thịt, chim thú do săn bắn. Thức uống có rượu cần ủ trong các vò sành. Xôi nếp chỉ dùng trong dịp cúng thần. Nam nữ đều có tục ăn trầu cau.

- Trang phục: Phụ nữ quấn váy tấm dài đến gót, mùa hè ở trần hay mặc áo ngắn chui đầu. Nam giới đóng khố, mặc áo cánh ngắn chui đầu. Mùa lạnh, nam nữ thường choàng thêm một tấm mền. Ðồ trang sức có chuỗi hạt, vòng đồng, vòng kiềng đeo ở cổ và tay, chân. Nam nữ đều có tục cà răng-căng tai và nhuộm đen răng. Ðội đầu có khăn, nón.

- Lễ, Tết: Người Ê-đê ăn Tết vào tháng Chạp (tháng 12 lịch âm) khi mùa màng đã thu hoạch xong (không vào một ngày nhất định, tuỳ theo từng buôn). Sau Tết ăn mừng cơm mới (hmạ ngắt) rồi mới đến Tết (mnăm thun) ăn mừng vụ mùa bội thu. Ðó là Tết lớn nhất, nhà giàu có khi mổ trâu, bò để cúng thần lúa; nhà khác thì mổ lợn gà. Vị thần lớn nhất là Đấng sáng tạo Aê Ðiê và Aê Ðu rồi đến thần đất (yang lăn), thần lúa (yang mđiê) và các thần linh khác. Phổ biến quan niệm vạn vật hữu linh. Các vị thần nông được coi là phúc thần. Sấm, sét, giông bão, lũ lụt và ma quái được coi là ác thần. Nghi lễ theo đuổi cả đời người và lễ cầu phúc, lễ mừng sức khỏe cho từng cá nhân. Ai tổ chức được nhiều nghi lễ này và nhất là những nghi lễ lớn hiến sinh bằng nhiều trâu, bò, chè quý (vò ủ rượu cần) thì người đó càng được dân làng kính nể

 ---------------------------------

-------------- Còn tiếp ---------------------

=> Giáo án Địa lí 9 Cánh diều bài 15: Vùng Tây Nguyên

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay