Câu hỏi tự luận Địa lí 9 cánh diều Bài 18: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 18: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 9 cánh diều.

Xem: => Giáo án địa lí 9 cánh diều

CHƯƠNG 3: SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ

BÀI 18: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

(15 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Nêu đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

- Vị trí địa lí: Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng 40,9 nghìn km², chiếm 12,3% diện tích cả nước (năm 2021). Vùng nằm ở phía nam nước ta, ba mặt giáp biển, giáp với Đông Nam Bộ và nước láng giềng Cam-pu-chia.

- Phạm vi lãnh thổ của vùng bao gồm thành phố Cần Thơ và các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Vùng biển rộng lớn có nhiều đảo và quần đảo, trong đó có thành phố đảo Phú Quốc và huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang).

Câu 2: Nêu đặc điểm dân cư ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

Câu 3: Nêu một số vấn đề xã hội ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 

Trả lời:

Câu 4: Nêu khái quát tình hình phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

Câu 5: Nêu một số thông tin khái quát về vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

- Đồng bằng sông Cửu Long nằm kề Đông Nam Bộ, một vùng kinh tế phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò là thị trường tiêu thụ lớn cho các sản phẩm nông sản và thủy sản từ đồng bằng, đồng thời cung cấp nhiều lao động cho khu vực này.

- Với vị trí giáp Campuchia và đường biên giới dài, Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế lớn trong việc giao thương thuận lợi cả bằng đường bộ lẫn đường sông, tạo điều kiện phát triển các mối quan hệ hợp tác với các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Công.

- Tiếp giáp với Biển Đông, khu vực này sở hữu đường bờ biển dài và vùng biển rộng lớn, phong phú về tôm, cá, và nhiều bãi triều, rừng ngập mặn, cửa sông thuận lợi cho việc khai thác, nuôi trồng thủy sản và giao lưu kinh tế với các vùng trong nước cũng như quốc tế.

- Nằm ở cực Nam đất nước, gần xích đạo, Đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ và độ ẩm dồi dào, thời tiết ổn định, ít thiên tai. Đây là điều kiện lý tưởng để phát triển nông nghiệp nhiệt đới quanh năm, đặc biệt là trồng lúa nước và cây ăn quả nhiệt đới.

Câu 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh và hạn chế nào?

Trả lời:

Câu 3: Phân tích tình hình phân bố và phát triển ngành nông nghiệp và thuỷ sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

Câu 4: Phân tích tình hình phân bố và phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

Câu 5: Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản?

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Kể tên một số sản phẩm nông nghiệp chính của Đồng bằng sông Cửu Long và phân tích khả năng xuất khẩu của chúng.

Trả lời:

- Sản phẩm nông nghiệp chính: Lúa gạo, trái cây (như xoài, nhãn, dừa), thủy sản (tôm, cá).

- Khả năng xuất khẩu:

+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất cả nước, cung cấp một lượng lớn cho xuất khẩu, góp phần đảm bảo an ninh lương thực.

+ Trái cây nhiệt đới của vùng được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường nhờ vào chất lượng và sự đa dạng.

+ Thủy sản là một trong những mặt hàng chủ lực, đặc biệt là tôm, đã chiếm ưu thế trên thị trường xuất khẩu.

Câu 2: Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò như thế nào trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam hiện nay?

Trả lời:

Câu 3: Phân tích tầm quan trọng của nguồn nước và hệ thống sông ngòi trong việc phát triển kinh tế và đời sống của cư dân Đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Phân tích những thách thức mà vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt trong phát triển kinh tế và xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Trả lời:

Một số thách thức:

- Biến đổi khí hậu dẫn đến tình trạng ngập úng, xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.

-  Tài nguyên nước ngày càng khan hiếm, cần được quản lý hiệu quả để đảm bảo cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

-  Cạnh tranh trong sản xuất nông sản và thủy sản với các vùng khác và quốc tế, yêu cầu áp dụng công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Nhu cầu phát triển hạ tầng giao thông và dịch vụ xã hội để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế.

 ---------------------------------

-------------- Còn tiếp ---------------------

=> Giáo án Địa lí 9 Cánh diều bài 18: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay