Câu hỏi tự luận Địa lí 9 cánh diều Bài 9: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 9 cánh diều.

Xem: => Giáo án địa lí 9 cánh diều

CHƯƠNG 3: SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ

BÀI 9: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

(15 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Nêu đặc điểm vị trí địa lí của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. 

Trả lời:

Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm ở phía bắc nước ta, diện tích tự nhiên khoảng 95,2 nghìn km², chiếm 28,7% diện tích cả nước (năm 2021). Vùng có vị trí chiến lược, giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: giáp nước láng giềng Trung Quốc, Lào với nhiều cửa khẩu thông thương.

Câu 2: Nêu đặc điểm phạm vi lãnh thổ của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Trả lời:

Câu 3: Nêu đặc điểm thành phân dân tộc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Trả lời:

Câu 4: Trình bày đặc điểm phân bố dân cư của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. 

Trả lời:

Câu 5: Chất lượng cuộc sống dân cư ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm như thế nào? 

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Phân tích sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giữa khu vực Đông Bắc và Tây Bắc.

Trả lời:

 Đông BắcTây Bắc
Địa hìnhChủ yếu là đồi núi thấp, hướng vòng cung; có các dạng đồi điển hình nhất Việt Nam; khu vực giáp đồng bằng sông Hồng địa hình khá bằng phẳng; địa hình cac-xtơ khá phổ biếnChủ yếu là núi cao và núi trung bình, hướng tây bắc – đông nam; có dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ nhất nước ta; có các cánh đồng thung lũng núi.
Khí hậu Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nhất nước ta, mùa đông đến sớm và kết thúc muộnNhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông ít lạnh hơn và có sự phân hoá rõ rệt với 3 đai cao.
Sông, hồMạng lưới sông ngòi dày đặc, có hồ Ba Bể là hồ tự nhiên lớn nhất Việt Nam.Là thượng nguồn của nhiều con sông với tiềm năng thuỷ điện lớn, trong đó sông Đà có trữ lượng thuỷ năng lớn.
Sinh vậtCó diện tích rừng lớn, tỉ lệ che phủ rừng cao, sinh vật mang tính nhiệt đới, cận nhiệt đới.Nguồn sinh vật khá đa dạng, mang tính nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới núi cao.
Khoáng sảnGiàu khoáng sản.Tập trung ít khoáng sản hơn.

Câu 2: Phân tích các thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. 

Trả lời:

Câu 3: Phân tích tình hình phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp và lâm nghiệp ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. 

Trả lời:

Câu 4: Phân tích tình hình phát triển và phân bố của một số ngành công nghiệp ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. 

Trả lời:

Câu 5: Phân tích tình hình phát triển và phân bố của ngành dịch vụ ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. 

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Có ý kiến cho rằng: “Việc phát huy các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ mang lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế và có ảnh hưởng sâu sắc về chính trị, xã hội”. Em có đồng ý với ý kiến trên hay không? Vì sao?

Trả lời:

Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến trên. Vì: 

* Ý nghĩa kinh tế to lớn: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có tiềm năng lớn, nhưng hiện mới chỉ khai thác được một phần. Việc phát huy các thế mạnh sẽ giúp nâng cao vị thế của vùng trong nền kinh tế quốc gia và đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, nó sẽ giúp hoàn thiện cơ cấu kinh tế của vùng, cung cấp nguồn năng lượng, khoáng sản, nông sản cho thị trường trong và ngoài nước.

* Ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc:

- Đây là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số, đồng bào các dân tộc đã có đóng góp lớn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc phát huy thế mạnh kinh tế sẽ dần xóa bỏ khoảng cách phát triển giữa miền ngược và miền xuôi.

- Kinh tế của vùng phát triển chậm hơn so với các vùng khác, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Việc khai thác tiềm năng của vùng sẽ giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đảm bảo sự bình đẳng giữa các dân tộc.

- Bên cạnh đó, phát triển kinh tế còn thu hút lao động từ vùng đồng bằng lên, góp phần giải quyết việc làm và thay đổi phương thức sản xuất cho đồng bào dân tộc, hạn chế tình trạng du canh, du cư.

-  Ngoài ra, đây là vùng có vị trí chiến lược, từng là căn cứ cách mạng và thủ đô kháng chiến trong thời kỳ chống Pháp.

- Với đường biên giới giáp Trung Quốc và Lào, cùng các tuyến giao thông và cửa khẩu quốc tế quan trọng (Hà Khẩu, Móng Cái, Hữu Nghị, Tây Trang…), việc phát triển kinh tế vùng sẽ thúc đẩy giao lưu kinh tế và trao đổi hàng hóa với các nước trong khu vực. Nâng cao đời sống đồng bào còn góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng.

 

Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy: 

a. Kể tên các loại khoáng sản chủ yếu và tên các mỏ khoáng sản lớn ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. 

b. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của vùng. 

Trả lời:

Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, các trung tâm công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Sưu tầm thông tin, tài liệu trên sách, báo, internet và giới thiệu về một sản phẩm nông nghiệp ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Trả lời:

Chè Thái Nguyên: 

Thái Nguyên là một trong những vùng sản xuất chè nổi tiếng nhất của Việt Nam, đặc biệt là với giống chè xanh. Chè Thái Nguyên được xem là đặc sản nổi tiếng nhờ hương vị đậm đà, thơm mát và có màu nước xanh trong.

Cây chè Thái Nguyên khi được bén rễ trên mảnh đất Thái Nguyên trong điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi nên phát triển tươi tốt. Cây chè được nuôi dưỡng trên nền đất màu mỡ và được tắm mát bởi dòng sông Công và hồ Núi Cốc. Nên chè Thái Nguyên nơi đây không thể cưỡng lại hương vị của nó được.

Lịch sử của Trà Thái Nguyên gắn liền với lịch sử phát triển của cây trà Việt Nam. Từ năm 1945 bắt đầu xuất hiện những đồi trà lớn tư bản Pháp với những thiết bị và công nghệ hiện đại, lúc này người dân Thái Nguyên bắt đầu sản xuất chè tại gia đình.

Cách đây cả hàng trăm năm người dân Thái Nguyên chỉ trồng giống bản địa là chè trung du để sản xuất ra trà xanh và trà đen. Khoảng hai chục năm trở về đây người dân Thái Nguyên mới dám đưa một số giống trà như Bát Tiên, TRI 777, vào trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao và là nguồn kiếm sống của con người Thái Nguyên.

Tại Thái Nguyên, các giống chè Thái Nguyên thường được sử dụng phổ biến như : Chè Bát Tiên, Chè Bạch Hạc, Phúc Văn Tiên,…các giống chè đã được chọn lọc rất kỹ lưỡng và có khả năng chống chịu sâu bệnh. Và sự thay đổi của thời tiết tốt cho cây chè sinh trưởng và phát triển, cho năng suất cao.

Việc trồng chè không chỉ giúp phát triển kinh tế địa phương mà còn bảo vệ môi trường, chống xói mòn đất nhờ cây chè có khả năng bảo vệ đất dốc. Ngoài ra, các làng nghề và hợp tác xã sản xuất chè còn là điểm du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách đến tham quan và trải nghiệm quy trình sản xuất chè, góp phần phát triển du lịch nông nghiệp.

 ---------------------------------

-------------- Còn tiếp ---------------------

=> Giáo án Địa lí 9 Cánh diều bài 9: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay