Câu hỏi tự luận Địa lí 9 cánh diều Bài 20: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 20: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 9 cánh diều.

Xem: => Giáo án địa lí 9 cánh diều

CHƯƠNG 3: SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ

BÀI 20: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN, ĐẢO

(15 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng bao nhiêu? Em hãy trình bày các bộ phận của vùng biển nước ta.

Trả lời:

Việt Nam có vùng biển rộng, diện tích khoảng hơn 1 triệu km2. Bao gồm các bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Câu 2: Thế nào là phát triển tổng hợp kinh tế biển?

Trả lời:

Câu 3: Nước ta có bao nhiêu huyện đảo và thành phố đảo? Kể tên.

Trả lời:

Câu 4: Nước ta có thể phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển nào?

Trả lời:

Câu 5: Nêu một số vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, đảo nước ta.

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo có ý nghĩa như thế nào đối với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông?

Trả lời:

- Góp phần khai thác có hiệu quả, hợp lí tài nguyên, môi trường biển, đảo.... 

- Góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và có hành động bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo của đất nước.

- Cung cấp công cụ, phương tiện và đóng góp vào quỹ bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo.

- Thu hút nguồn nhân lực lớn, thể hiện sự hiện diện của Việt Nam trên biển, tạo thế phòng thủ chiến lược và lực lượng vững chắc đảm bảo an ninh quốc phòng, khẳng định chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông; đồng thời cung cấp điều kiện để bảo vệ biển, đảo tốt hơn,...

Câu 2: Vì sao cần ưu tiên hoạt động đánh bắt xa bờ?

Trả lời:

Câu 3: Để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, đảo, các biện pháp nào cần được thực hiện?

Trả lời:

Câu 4: Phân tích tình hình phát triển của ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta.

Trả lời:

Câu 5: Phân tích tình hình phát triển của ngành khai thác khoáng sản biển ở nước ta.

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Phân tích tiềm năng và sự phát triển của hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta.

Trả lời:

- Tiềm năng dầu khí của Việt Nam: Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên vùng thềm lục địa giàu tài nguyên dầu khí. Vùng này có nhiều bể trầm tích chứa dầu và khí tự nhiên, bao gồm 5 bể chính: Sông Hồng, Trung Bộ, Cửu Long, Nam Côn Sơn, và Thổ Chu – Mã Lai. Những bể trầm tích này là nơi chứa đựng lượng tài nguyên dầu khí dồi dào, với trữ lượng ước tính hàng tỷ tấn dầu và vài trăm tỷ m³ khí thiên nhiên. Điều này cho thấy tiềm năng lớn để phát triển ngành công nghiệp dầu khí, không chỉ đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước mà còn là nguồn xuất khẩu quan trọng.

- Sự phát triển của hoạt động khai thác dầu khí:

+ Sau khi đất nước thống nhất, Tổng cục Dầu khí được thành lập để quản lý và phát triển ngành này. Đến năm 1981, liên doanh dầu khí VietsovPetro giữa Việt Nam và Liên Xô (nay là Nga) ra đời, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí.

+ Một bước đột phá lớn diễn ra vào năm 1986, khi mỏ dầu Bạch Hổ (thuộc bể trầm tích Cửu Long) bắt đầu khai thác dầu thô. Sau đó, hàng loạt mỏ dầu và khí thiên nhiên khác đã được khai thác, như các mỏ dầu Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc và các mỏ khí Lan Đỏ, Lan Tây, Ru By, Tiền Hải. Điều này giúp sản lượng dầu thô của Việt Nam tăng lên đáng kể, từ 40 nghìn tấn (năm 1986) lên hơn 17 triệu tấn trong những năm gần đây, với phần lớn sản lượng được xuất khẩu.

+ Bên cạnh dầu thô, khí thiên nhiên cũng đóng vai trò quan trọng. Từ năm 1995, khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ đã được sử dụng để cung cấp năng lượng cho nhà máy tua-bin khí Bà Rịa. Đến năm 2008, dự án khí đốt Nam Côn Sơn giúp vận chuyển khí thiên nhiên từ các mỏ về Bà Rịa và Cà Mau để phục vụ các nhà máy điện và sản xuất phân đạm, góp phần đáng kể vào an ninh năng lượng quốc gia.

Câu 2: Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản?

Trả lời:

Câu 3: Phân tích mối liên hệ giữa việc phát triển kinh tế biển và bảo vệ đa dạng sinh học biển.

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Sưu tầm thông tin, tư liệu trên sách, báo, internet và giới thiệu về một huyện đảo hoặc thành phố đảo ở Việt Nam.

Trả lời:

Từ ngày 01/01/2021, Phú Quốc đã chính thức được công nhận là thành phố, với diện tích tự nhiên và quy mô dân số đạt 179.480 người của huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Đây là thành phố đảo đầu tiên tại Việt Nam, tiếp giáp với TP Hà Tiên, huyện Kiên Lương và các nước như Campuchia, Thái Lan.

Sau khi thành lập, TP. Phú Quốc gồm 9 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 2 phường: Dương Đông và An Thới, cùng với các xã: Bãi Thơm, Cửa Cạn, Cửa Dương, Hàm Ninh, Dương Tơ, Thổ Châu, Gành Dầu. Sự chuyển đổi thành phố đã tạo điều kiện cho Phú Quốc được hưởng nhiều chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, như điện, nước và môi trường. Hệ thống giao thông được mở rộng, nâng cao khả năng kết nối giữa các điểm du lịch. Mô hình quản lý đô thị mới được áp dụng cũng góp phần cải thiện hiệu quả quản lý và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, thu hút đầu tư, đồng thời khai thác tối đa tiềm năng du lịch của Phú Quốc.

Hiện nay, Phú Quốc đã có 47 dự án đi vào hoạt động, nhiều trong số đó đạt tiêu chuẩn dịch vụ quốc tế và được đầu tư bởi các chủ đầu tư uy tín. Đặc biệt, siêu phức hợp Phú Quốc United Center ở Bắc đảo, được mệnh danh là "hàng đầu châu Á", đã hoạt động, mở ra tiềm năng cho thành phố đảo. Với những điều kiện thuận lợi này, Phú Quốc không chỉ hướng tới trở thành một trung tâm du lịch mà còn có khả năng vươn mình thành trung tâm kinh tế biển, điểm đến hấp dẫn của khu vực và thế giới.

 ---------------------------------

-------------- Còn tiếp ---------------------

=> Giáo án Địa lí 9 Cánh diều bài 20: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay