Tự luận Địa lí 9 cánh diều Bài 1: Dân tộc, gia tăng dân số và cơ cấu dân số
Bộ câu hỏi và bài tập tự luận Địa lí 9 cánh diều cho Bài 1: Dân tộc, gia tăng dân số và cơ cấu dân số. Tài liệu có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn về môn Địa lí 9. Tài liệu có file word tải về.
Xem: => Giáo án địa lí 9 cánh diều
CHƯƠNG 1: ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM
BÀI 1: DÂN TỘC, GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ CƠ CẤU DÂN SỐ
(16 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)
Câu 1: Nêu sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi và theo giới tính ở nước ta.
Trả lời:
- Cơ cấu dân số theo tuổi: Cơ cấu dân số theo tuổi của nước ta đang thay đổi theo hướng:
+ Giảm tỉ trọng dân số nhóm 0 - 14 tuổi.
+ Tăng tỉ trọng dân số nhóm 15–64 tuổi và từ 65 tuổi trở lên.
- Cơ cấu dân số theo giới tính:
+ Tỷ số giới tính của dân số nước ta có sự khác nhau giữa các thời kì.
+ Tỷ số giới tỉnh cũng có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang ở mức cao.
Câu 2: Nêu sự thay đổi quy mô dân số ở nước ta.
Trả lời:
Câu 3: Nêu vai trò của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với nước ta.
Trả lời:
Câu 4: Trình bày đặc điểm chung về các dân tộc Việt Nam.
Trả lời:
Câu 5: Hãy cho biết dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở đâu.
Trả lời:
Câu 6: Hãy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu.
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Trình bày đặc điểm phân bố của các dân tộc Việt Nam.
Trả lời:
- Các dân tộc phân bổ trên khắp lãnh thổ Việt Nam: Dân tộc Kinh tập trung chủ yếu ở đồng bằng, ven biển và trung du, các dân tộc thiểu số phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi.
- Phân bổ các dân tộc có sự thay đổi theo thời gian và không gian.
- Người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài: là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Câu 2: Vì sao cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng dân số nhóm 0 - 14 tuổi,tăng tỉ trọng dân số nhóm 15–64 tuổi và từ 65 tuổi trở lên?
Trả lời:
Câu 3: Cho biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta.
Trả lời:
Câu 4: Giải thích nguyên nhân vì sao tỉ lệ gia tăng dân số ở các thành phố thấp hơn nhiều so với ở nông thôn?
Trả lời:
Câu 5: Tại sao nói dân số đông cũng là một thế mạnh để phát triển kinh tế của nước ta?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Đặc điểm dân số đông tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì?
Trả lời:
- Đông dân:
+ Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Khó khăn: Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân,..
- Nhiều thành phần dân tộc:
+ Các dân tộc đoàn kết với nhau, phát huy truyền thống sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
+ Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế -xã hội ở quê hương.
- Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ:
+ Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội.
+ Dân số nước ta thuộc loại trẻ nên có nguồn lao động dồi dào (mỗi năm có thêm khoảng 1,1 triệu lao động mới), có khả năng tiếp thu nhanh các kĩ thuật và công nghệ tiên tiến. Nếu được đào tạo và sử dụng hợp lí, họ sẽ trở thành nguồn lực quyết định để phát triển đất nước. Tuy nhiên, nó cũng gây ra khó khăn về việc sắp xếp việc làm cho số lao động gia tăng.
Câu 2: Sưu tầm tài liệu, thông tin trên sách, báo, internet và trình bày về đặc điểm phân bố của một dân tộc ở nước ta.
Trả lời:
Câu 3: Cho bảng số liệu:
Số dân và tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giai đoạn 1989 - 2021
Năm | 1989 | 1999 | 2009 | 2021 |
Số dân (triệu người) | 64,4 | 76,5 | 86,0 | 98,5 |
Tỉ lệ gia tăng dân số (%) | 2,10 | 1,51 | 1,06 | 0,94 |
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
a. Vẽ biểu đồ thể hiện số dân và tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giai đoạn 1989 – 2021.
b. Nhận xét.
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Sưu tầm tài liệu, thông tin trên sách, báo, internet và cho biết:
a. Già hoá dân số là gì?
b. Tình trạng già hoá dân số có thể gây ra những hậu quả gì?
Trả lời:
a. Già hóa dân số là hiện tượng tăng tỷ lệ người cao tuổi (người già) trong dân số tổng thể của một quốc gia hoặc khu vực cụ thể.
b. Hậu quả:
Già hóa dân số có nhiều ảnh hưởng đối với xã hội và kinh tế, bao gồm thách thức về chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ cho người cao tuổi, thay đổi trong hệ thống hưu trí và bảo hiểm xã hội, cũng như tác động đến lực lượng lao động và sự phát triển kinh tế tổng thể của một quốc gia.
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
=> Giáo án Địa lí 9 Cánh diều bài 1: Dân tộc, gia tăng dân số và cơ cấu dân số