Câu hỏi tự luận Địa lí 9 cánh diều Chủ đề 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Chủ đề 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 9 cánh diều.
Xem: => Giáo án địa lí 9 cánh diều
CHỦ ĐỀ 2. VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG
(15 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)
Câu 1: Nêu một số nét văn hoá đặc sắc ở châu thổ sông Hồng.
Trả lời:
- Kết cấu làng – họ trong làng xóm:
+ Làng là đơn vị xã hội cơ sở của nông thôn Bắc Bộ.
+ Quá trình chinh phục và định cư theo các dòng sông dẫn đến sự hình thành của làng xóm.
+ Mỗi làng bao gồm một số xóm, mỗi xóm bao gồm nhiều gia đình sống quây quần trong một khu vực địa lí nhất định.
+ Ngoài quan hệ hàng xóm, quan hệ huyết thống dược bảo tồn và củng cố, tạo thành kết cấu vừa làng xóm vừa họ hàng.
- Sự đa dạng của các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo:
+ Tín ngưỡng của cư dân vùng châu thổ sông Hồng mang những nét đặc trưng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.
+ Tôn giáo phổ biến là Phật giáo, Đạo giáo.
- Sự phong phú của lễ hội và các loại hình diễn xướng dân gian truyền thống
+ Lễ hội ở châu thổ sông Hồng rất da dạng. Trong các dịp lễ hội, người dân thường tổ chức nhiều trò chơi dân gian.
+ Cư dân nơi đây cũng là chủ nhân của những loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc.
+ Vùng châu thổ sông Hồng còn là nơi lưu giữ một kho tàng văn học dân gian phong phú.
Câu 2: Nêu một số nét văn hoá đặc sắc ở châu thổ sông Cửu Long.
Trả lời:
Câu 3: Nêu biểu hiện của biến đổi khí hậu ở châu thổ sông Hồng.
Trả lời:
Câu 4: Nêu biểu hiện của biến đổi khí hậu ở châu thổ sông Cửu Long.
Trả lời:
Câu 5: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long được hình thành và phát triển ở đâu?
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)
Câu 1: Phân tích tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với phát triển kinh tế - xã hội ở hai vùng châu thổ.
Trả lời:
- Châu thổ sông Hồng:
+ Nhiệt độ tăng, nắng nóng kéo dài: hạn hán gia tăng, gây thiếu nước sản xuất, suy thoái đất trồng, giảm năng suất vụ đông, tăng mức tiêu hao năng lượng, thiếu nước cho sinh hoạt, phát sinh dịch bệnh,...
+ Lượng mưa thay đổi, mưa bất thường: gây ngập lụt, nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải, du lịch....
+ Các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão, rét đậm, rét hại): gây thiệt hại về tài sản, công trình, làm giảm khả năng sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, gia tăng các dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.
- Châu thổ sông Cửu Long
+ Mùa khô kéo dài: gây hạn hán, nhiều diện tích cây trồng bị chết hoặc giảm năng suất, nguy cơ cháy rừng, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
+ Triều cường gia tăng: gây ngập úng khu vực trũng thấp, hư hỏng tài sản, khó khăn cho giao thông, nhất là ở các đô thị.
+ Xâm nhập mặn sâu vào đất liền: thu hẹp diện tích đất sản xuất, diện tích nuôi trồng thuỷ sản, nguy cơ sạt lở bờ sông, kênh, rạch; thu hẹp không gian cư trú của người dân; ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt....
Câu 2: Vì sao văn hóa tín ngưỡng ở vùng châu thổ sông Hồng lại mang đậm nét của cư dân trồng lúa nước?
Trả lời:
Câu 3: Vì sao hoạt động sống của cư dân châu thổ sông Cửu Long lại gắn liền với môi trường sông nước?
Trả lời:
Câu 4: Tại sao việc giữ gìn văn hóa dân gian là quan trọng đối với cư dân châu thổ sông Hồng?
Trả lời:
Câu 5: Tại sao việc bảo vệ môi trường ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long lại trở nên cấp bách?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Cần làm gì để thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long?
Trả lời:
* Châu thổ sông Hồng
- Giải pháp thích ứng:
+ Tăng cường công tác dự báo, cảnh bảo thiên tai.
+ Chủ động phòng, chống thiên tai (bão, lũ, ngập úng,...); hạn chế ô nhiễm môi trường.
+ Trồng cây xanh; nâng cấp, gia cố hệ thống đê sông, đê biển và đảm bảo an toàn hồ chứa.
- Giải pháp giảm nhẹ:
+ Phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ,...; hạn chế sử dụng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật;...
+ Đổi mới công nghệ trong sản xuất để giảm phát thải.
+ Nâng cao năng lực xử lí, tái chế chất thải.
* Châu thổ sông Cửu Long
- Giải pháp thích ứng:
+ Nâng cao nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu.
+ Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chuyển đổi các giống cây trồng, vật nuôi có khả năng chịu hạn, mặn; canh tác trên vùng đất ngập nước.
+ Tiết kiệm nước và tái sử dụng nước.
+ Đa dạng hoá sinh kế.
+ Gia cố, thay đổi kiến trúc nhà ở.
- Giải pháp giảm nhẹ:
+ Xây dựng, gia cố các công trình thuỷ lợi (đập ngăn mặn, hồ trữ nước ngọt, nạo vét kênh cấp nước....).
+ Sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên nước; tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.
+ Quy hoạch mạng lưới giao thông, hệ thống thoát nước ở các đô thị, khu dân cư.
+ Bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn
Câu 2: Đề xuất các biện pháp ứng phó với tình trạng triều cường gia tăng tại vùng châu thổ sông Cửu Long.
Trả lời:
Câu 3: So sánh những nét đặc trưng về văn hóa tín ngưỡng của người dân vùng châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long.
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Việc bảo tồn các lễ hội và tín ngưỡng văn hóa có ý nghĩa như thế nào trong việc phát triển bền vững ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long?
Trả lời:
- Việc bảo tồn lễ hội và tín ngưỡng giúp gìn giữ bản sắc văn hóa đặc trưng của từng vùng miền. Mỗi lễ hội thường phản ánh lịch sử, phong tục tập quán, và giá trị văn hóa của cộng đồng, từ đó tạo nên sự đa dạng văn hóa phong phú cho cả nước.
- Các lễ hội văn hóa thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước, tạo ra cơ hội phát triển du lịch. Bằng cách tổ chức các sự kiện này, các địa phương có thể thúc đẩy hoạt động thương mại, từ đó tạo ra nguồn thu nhập cho người dân và góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững.
- Các lễ hội thường là dịp để người dân trong cộng đồng tụ họp, giao lưu và chia sẻ. Điều này không chỉ tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên trong cộng đồng mà còn giúp phát huy tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau, từ đó xây dựng một xã hội vững mạnh.
- Việc tham gia vào các lễ hội và tín ngưỡng giúp thế hệ trẻ hiểu biết về nguồn gốc, ý nghĩa của văn hóa dân tộc, từ đó hình thành lòng tự hào và trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.
- Bảo tồn lễ hội và tín ngưỡng không chỉ tạo ra các hoạt động giải trí mà còn nâng cao chất lượng sống của cộng đồng. Các hoạt động văn hóa, thể thao diễn ra trong các lễ hội góp phần tạo ra môi trường sống vui vẻ, khỏe mạnh cho người dân.
---------------------------------
-------------- Còn tiếp ---------------------
=> Giáo án Địa lí 9 Cánh diều chủ đề 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long