Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo bài 13: Muối

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 13: Muối . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo

 

Bài 13: Muối

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: muối là gì?

Giải:

Muối là hợp chất được tại ra khi thay thế ion  trong acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium

Câu 2: các phương pháp điều chế muối từ oxide acid, oxide base, dung dịch acid và base, kim loại và acid?

Giải:

- Oxide acid + Base  Muối +

- Oxide base + Acid  Muối +

- Acid + Base  Muối +

- M +  muối +

Câu 3: hãy nêu tính chất hóa học của muối?

- Dung dịch muối phản ứng với kim loại (KL)

Muối KL(A) + KL (B)  Muối KL (B) + KL (A)

- Dung dịch muối phản ứng với dung dịch base:

Muối + base  muối mới + base mới

- Dung dịch muối phản ứng với dung dịch acid:

Muối + Acid  muối mới + acid mới

- dung dịch muối phản ứng với dung dịch muối:

Muối (A) + muối (B)  muối (C) + muối (D)

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Trong các chất sau: NaCl, HCl, CaO, CuSO4, Ba(OH)2, KHCO3. Số chất thuộc hợp chất muối là  

Giải:

Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

=> Số chất thuộc hợp chất muối là : NaCl, CuSO4, KHCO3.

Câu 2: Muối nào trong các muối sau kim loại có hóa trị II: Al2(SO4)3; Na2SO4; K2SO4; BaCl2; CuSO4?  

Giải:

 Cần nhớ: gốc SO4 có hóa trị II, gốc Cl có hóa trị I

Dựa vào quy tắc hóa trị để xác định hóa trị của nguyên tố kim loại:

 ;  ;  ; 

=> muối có kim loại có hóa trị II là: BaCl2 và CuSO4

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Cho các chất sau: CaO, H2SO4, Fe(OH)2, FeSO4, CaSO4, HCl, LiOH, MnO2, CuCl2, Al(OH)3, SO2. Số muối là  

Giải:

Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

=> Các muối là: FeSO4, CaSO4, CuCl2

Câu 2:  Cho dãy các chất sau: Na2SO3, K2SO4, CuS, CuSO4, Na3PO4, KHSO4, CaCl2, BaHPO4, FeCl3, Ca3(PO4)2. Có bao nhiêu muối axit? 

Giải:

Muối axit: Là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử hiđro chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.

=> các muối axit là: KHSO4, BaHPO4

Câu 3: để nhận biết HCl, NaOH, MgSO4 ta dùng gì?

Giải:

Để nhận biết HCl, NaOH, MgSO4 ta dùng: quỳ tím

HCl là axit làm quỳ chuyển đỏ

NaOH là bazơ làm quỳ chuyển xanh

MgSO4 là muối không làm đổi màu quỳ

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1 : Cho 0,1 mol NaOH tác dụng với 0,2 mol HCl, sản phẩm sinh ra sau phản ứng là muối NaCl và nước. Khối lượng muối NaCl thu được là  

Giải:

PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O

Xét tỉ lệ:   => HCl dư, NaOH phản ứng hết

=> tính số mol NaCl theo NaOH

PTHH:     NaOH   +   HCl → NaCl + H2O

Tỉ lệ PT:  1mol          1mol      1mol

P/ứng:      0,1mol        →         0,1mol

=> Khối lượng muối NaCl thu được là: mNaCl = 0,1.58,5 = 5,85 gam

Câu 2: Khối lượng muối thu được khi cho 9,75 gam kẽm tác dụng với 9,8 gam axit sunfuric (H2SO4) là  

Giải:

Số mol kẽm là: nZn = 0,15mol

Số mol H2SO4 là: nH2SO4 = 0,1mol

PTHH:      Zn   +   H2SO4 → ZnSO4 + H2

Xét tỉ lệ:   => Zn dư, H2SO4 phản ứng hết

=> tính số mol muối ZnSO4 theo số mol H2SO4

PTHH:      Zn   +   H2SO4 → ZnSO4 + H2

Tỉ lệ PT:  1mol      1mol         1mol

P/ứng:                   0,1mol  → 0,1mol

=> Khối lượng ZnSO4 là: mZnSO4=0,1.161=16,1gam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay