Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo bài 4: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 4: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo.

 

Bài 4: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG VÀ PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC

1. NHẬN BIẾT

Câu 1:  Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng?

Giải:

Định luật bảo toàn khối lượng: trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng

Câu 2 . sơ đồ tổng quát của một phản ứng

Giải:

Chất phản ứng → sản phẩm

Câu 3: khi chuyển từ sơ đồ phản ứng thành phương trình hóa học, cần chú ý gì?

Giải:

  • Viết đúng công thức hóa học cho tất cả các chất
  • Sắp xếp theo đúng vị trí công thức hóa học của chất phản ứng và sản phẩm
  • Liên kết các công thức hóa học bằng dấu + kí hiệu → để được một phương trình hóa học hoàn chỉnh.

Câu 4: để tiến hành lập phương trình hóa học ta cần thực hiện những bước nào?

Giải:

Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố

Bước 3: Viết phương trình hóa học hoàn chỉnh

Câu 5: ý nghĩa của phương trình hóa học?

Giải:

Cho biết tỉ lệ về số nguyên tử hoặc số phân tử giữa các chất trong phản ứng/

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Giải thích vì sao trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng các chất được bảo toàn.

Giải:

Giải thích vì sao trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng các chất được bảo toàn.

Câu 2: viết phương trình phản ứng quang hợp?

Giải:

Nước + Carbon dioxide → glucose + oxygen

Câu 3: Viết phương trình hóa học khi biết: phản ứng giữa đinh sắt (iron Fe) và dung dịch sulfuric acid  tạo ra iron (II) sulfate và khí hydrogen

Giải:

3. VẬN DỤNG

Câu 1 Viết sơ đồ phản ứng của phản ứng giữa khí hydrogen và khí oxygen tạo ra nước.

Giải:

Viết sơ đồ phản ứng của phản ứng giữa khí hydrogen và khí oxygen tạo ra nước.

Câu 2: Làm thế nào để cho số nguyên tử của nguyên tố O ở 2 vế bằng nhau?

Giải:

Ta làm chẵn số nguyên tử O vế phải bằng cách đặt hệ số 2 trước P2O5:

P + O2 → 2P2O5.

Để số nguyên tử O vế trái bằng với vế phải, ta thêm hệ số 5:

Câu 3: Lập phương trình hoá học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử và số phân tử của các chất trong mỗi sơ đồ phản ứng sau:

  1. a) Na + O2→ Na2O
  2. b) Na2CO3+ Ba(OH)2→ NaOH + BaCO3
  3. c) Fe + O2→ Fe3O4

Giải:

4Na + O2 → 2Na2O

Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3

3Fe + 2O2 → Fe3O4

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1 : Khi phân hủy hoàn toàn 24,5g muối kaliclorat(KClO3) thu được 9,6 g khí oxi và muối kali clorua(KCl). Hãy viết phương trình hóa học và tính khối lượng muối kali clorua thu được?

Giải:

2KClO3 → 2KCl + 3O2

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mKClO3 + m KCl + mO2

⇔ 24,5 = m KCl + 9,6

⇔ m KCl = 14,9 g

 

Câu 2: Cân bằng PTHH và tính tổng hệ số các chất sản phẩm trong PTHH:

Fe + AgNO3 → Fe(NO3)2 + Ag

Giải

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Tổng hệ số các chất sản phẩm = 1 + 2 = 3

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay