Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo bài 16: Áp suất.
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 16: Áp suất. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo
Bài 16: Áp suất
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: nêu khái niệm áp lực .
Giải:
Nếu lực do vật này tác dụng lên vật khác có phương vuông góc với bề mặt bị ép thì được gọi là áp lực.
Câu 2: hãy nêu công thức tính áp suất
Giải:
, đơn vị áp suất:
Câu 3: Hãy nêu công dụng của của việc tăng, giảm áp suất
Giải:
Ta có thể thay đổi áp suất tác dụng lên vật bằng cách thay đổi độ lớn của áp lực hoặc diện tích bề mặt bị ép.
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Vì sao khi lặn xuống biển, người thợ lặn phải mặc một bộ “áo giáp” nặng nề?
Giải:
Vì khi lặn sâu dưới lòng biển, áp suất do nước biển gây ra lên đến hàng nghìn N/m2. Cơ thể người sẽ không chịu được áp suất đó vì vậy khi lặn xuống biển người thờ lặn phải mặc bộ áp lặn nặng nề để có thể chịu được áp suất do nước biển gây ra.
Câu 2: Hãy so sánh áp suất tại các điểm M, N và Q trong bình chứa chất lỏng trong hình:
Giải:
- Áp suất tại một điểm trong lòng chất lỏng cách mặt thoáng của chất lỏng một độ cao h được tính theo công thức:
p = d.h
- Như vậy trong lòng một chất lỏng điểm nào càng sâu thì có áp suất càng lớn.
Câu 3: một lọ hoa có khối lượng 500g được đặt trên bàn. Tính áp lực của lọ hoa trên mặt bàn?
Giải
Đổi 500g = 0,5 kg
Áp lực của lọ hoa tác dụng lên mặt bàn bằng với trọng lượng của lọ hoa:
F = P = 10.m = 10.0,5 = 5N
Câu 4: Khi đo huyết áp của tim, vòng bít bơm hơi của máy đo huyết áp khi lồng vào tay nên đặt ngang với vị trí tim. Tại sao?
Giải:
Mục đích: Để dễ dàng đo được nhịp tim và hoạt động của tim truyền máu đến phổi
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Một thùng cao 2m đựng một lượng nước cao 1,2m. Áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng là:
Giải:
Áp suất của nước ở đáy thùng là:
p = d.h = 10000.1,2 = 12000N/m2 = 12000Pa
Câu 2: Một bể hình hộp chữ nhật có chiều cao 1,5m. Người ta đổ đầy nước vào bể. Áp suất của nước tại điểm cách đáy 0,7m là:
Giải:
Áp suất của nước lên điểm cách đáy thùng 0,7m là:
p = d.h = 10000.(1,5 – 0,7) = 8000N/m2 = 8000Pa
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1 : Một bình thông nhau có hai nhánh, và 1 khóa K để ngăn cách giữa hai nhánh. Nhánh lớn có tiết diện lớn gấp đôi nhánh nhỏ. Người ta đổ nước vào nhánh lớn của bình, chiều cao của cột nước là 45cm. Tìm chiều cao cột nước ở hai nhánh sau khi mở khóa K một thời gian. Bỏ qua thể tích của ống nối hai nhánh.
Giải:
- Gọi diện tích tiết diện của ống nhỏ là S, thì diện tích tiết diện ống lớn là 2S. Sau khi mở khóa T, cột nước ở hai nhánh có cùng chiểu cao h.
- Do thể tích nước trong bình thông nhau là không đổi nên thể tích nước ở nhánh lớn lúc ban đầu bằng với tổng thể tích nước ở hai nhánh lúc sau
- Ta có:
2S.45 = S.h + 2S.h
⇒ h = 30 (cm)
Câu 2: Một tàu ngầm di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2.106N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 0,5.106N/m2. Tàu đã nổi lên hay đã lặn xuống? Vì sao khẳng định được như vậy?
Giải
- Số chỉ của áp kế giảm tức là áp suất tác dụng lên vỏ tàu ngầm giảm. Áp suất tác dụng lên vỏ tàu phụ thuộc vào trọng lượng riêng của nước biển và chiều cao cột nước ở phía trên tàu ngầm.
- Áp suất giảm suy ra chiều cao cột nước phía trên tàu ngầm giảm tức là tàu ngầm đã nổi lên.