Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo

 

Bài 8: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CHẤT XÚC TÁC

1. NHẬN BIẾT

Câu 1:  Tốc độ phản ứng là gì?

Giải:

Là đại lượng chỉ mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hóa học.

Câu 2 . những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học là?

Giải:

- Nồng độ chất phản ứng

- Nhiệt độ phản ứng

- Diện tích tiếp xúc

- Chất xúc tác

Câu 3: chất xúc tác là gì?

Giải:

Là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị thay đổi cả về chất và lượng sau phản ứng.

Câu 4: khi nhiệt độ tăng thêm , tốc độ phản ứng hóa học tăng thêm 2 lần. Hỏi tốc độ phản ứng đó sẽ tăng lên bao nhiêu lần khi nâng nhiệt độ từ  lên

Giải:

Tăng 32 lần

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Cho phản ứng: 2X(khí) + Y(khí) → Z(khí) + T(khí)

Nếu áp suất của hệ tăng 3 lần thì tốc độ phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu lần?

Giải:

Vban đầu = k.[X] 2.[Y] = kx2y ( với x, y là nồng độ của X, Y)

Khi áp suất của hệ tăng 3 lần thì nồng độ các chất cũng tăng gấp 3 lần .

⇒ Vsau= k.[3X] 2.[3Y]= k(3x) 2 .(3y)=27kx2y

Kết luận: Như vậy, tốc độ phản ứng tăng lên 27 lần khi áp suất tăng lên 3 lần.

Câu 2: Tốc độ của phản ứng tăng bao nhiêu lần nếu tăng nhiệt độ từ 200 đến 240 độ C, biết rằng khi tăng 10 độ C thì tốc độ phản ứng sẽ tăng tương ứng 2 lần.

Giải:

gọi V200 là tốc độ phản ứng ở nhiệt độ

Ta có:

V210= 2.V200

V220= 2V210=4V200

V230=2V220=8V200

V240=2V230=16V200

Kết luận: Như vậy tốc độ phản ứng sẽ tăng lên 16 lần khi nhiệt độ tăng từ 200 đến 240 độ C.

 

3. VẬN DỤNG

Câu 1: khi bắt đầu phản ứng, nồng độ mol một chất là 0,024 mol/l. Sau 10 giây xảy ra phản ứng, nồng độ của chất đó là 0,022 mol/l. Tốc độ phản ứng trong trường hợp này là?

Giải:

Áp dụng công thức tính tốc độ của phản ứng:

Câu 2: cho chất xúc tác  vào 100 ml dung dịch  sau 60 giây thu được 3,36 ml khí  ( ở đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng ( tính theo ) trong 60 giây trên là

Giải:

phản ứng =   mol

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1 : Cho 6 gam kẽm hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 4M (dư) ở nhiệt độ thường. Nếu giữ nguyên các điều kiện khác, chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây thì tốc độ phản ứng biến đổi như thế nào (tăng lên, giảm xuống hay không đổi)?

  1. a) Thay 6 gam kẽm hạt bằng 6g kẽm bột.
  2. b) Thay dung dịch H2SO44M bằng dung dịch 2SO4
  3. c) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 50°C).
  4. d) Dùng thể tích dung dịch 2SO44M gấp đôi ban đầu.

Giải:

  1. a) Tốc độ phản ứng tăng lên (tăng diện tích bề mặt).
  2. b) Tốc độ phản ứng giảm xuống (giảm nồng độ chất phản ứng).
  3. c) Tốc độ phản ứng tăng lên (tăng nhiệt độ).
  4. d) Tốc độ phản ứng không thay đổi.

Câu 2: Giải thích tại sao; nhiệt độ của ngọn lửa axetilen cháy trong oxi cao hơn nhiều so với cháy trong không khí.

Giải

Nhiệt độ của ngọn lửa axetilen cháy trong oxi cao hơn nhiều so với cháy trong không khí vì nồng độ oxi trong oxi nguyên chất (100%) lớn hơn rất nhiều lần nồng độ oxi trong không khí (20% theo số mol). Do đó tốc độ phản ứng cháy trong oxi nguyên chất lớn hơn nhiều so với tốc độ phản ứng cháy trong không khí, nên phản ứng cháy của axetilen trong oxi nguyên chất xảy ra nhanh hơn, trong một đơn vị thời gian nhiệt tỏa ra nhiều hơn. Ngoài ra khí axetilen cháy trong không khí, một phần nhiệt lượng tỏa ra bị nitơ không khí hấp thụ làm nhiệt độ ngọn lửa giảm bớt.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay